Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 30 - Tiết 29: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ý nghĩa văn chương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Tìm hiểu bổ sung về hai văn bản nghị luận: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và “Ý nghĩa văn chương”

 - Hiểu rõ giá trị nội dung cùng những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của hai bài văn.

2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm văn bản nghị luận

3. Thái độ: - Có ý thức học tập và làm theo đức tính gián dị của Bác Hồ; bồi dưỡng tình yêu đối với văn chương.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 30 - Tiết 29: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ý nghĩa văn chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Tiết 29: Ngày soạn: 16/3/2011 Ngày dạy: /3/2011 Bổ trợ kiến thức về văn bản nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hồ - ý nghĩa văn chương I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Tìm hiểu bổ sung về hai văn bản nghị luận: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và “ý nghĩa văn chương” - Hiểu rõ giá trị nội dung cùng những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của hai bài văn. 2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm văn bản nghị luận 3. Thái độ: - Có ý thức học tập và làm theo đức tính gián dị của Bác Hồ; bồi dưỡng tình yêu đối với văn chương. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Nâng cao NV7, HDTH Ngữ văn 7… - HS: SGK, HDTH Ngữ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Kiểm tra xen kẽ phần nội dung bai học) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: GV giới thiệu khái quát, dẫn dẫn vào bài # Nội dung dạy học cụ thể: Hướng dẫn học sinh ôn lại một số nội dung cơ bản về hai văn bản ?- Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” tập trung làm nổi bật vấn đề gì? Đức tính giản dị của Bác ?- Đức tính ấy của Bác được thể hiện qua các phương diện nào? Giản dị trong đời sống Giản dị trong quan hệ với mọi người Giản dị trong nói và viết ?- Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của văn bản? + Chứng cứ cụ thể + Nhận xét sâu sắc + Tình cảm chân thành ?- “ý nghĩa văn chương” đề cập đến vấn đề gì? - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha - Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có - Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương sẽ rất nghèo nàn. ?- Nhận xét về lối văn nghị luận của Hoài Thanh? + Lập luận chặt chẽ + Lí lẽ sắc sảo + Cảm xúc dồi dào + Văn giàu hình ảnh. Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ về 2 văn bản trên (1)?- Trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả cắt nghĩa vì sao Bác sống một đời sống thanh bạch, giản dị như vậy. Điều đó thể hiện ở câu văn nào? Theo em, nhận xét đó đã chính xác chưa? Vì sao? (Cho HS thảo luận nhóm theo từng bàn à Trình bày kết quả à Nhận xét, bổ sung và chữa) * Gợi ý: Câu văn “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất” - Nhận xét trên hoàn toàn chính xác, vì: + Phân biệt được sự giản dị của Bác với lối sống khắc kỉ của các nhà hiền triết ẩn dật + Sự giản dị ấy xuất phát từ chỗ Người “hi sinh tất cả chỉ quên mình”, đồng cam cộng khổ với nhân dân + Đó là sự giản dị hài hòa với đời sống tâm hồn phon gphú. (2)?- Em hiểu như thế nào về câu nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”? (HS thực hiện cá nhân) - “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”: Đây là sự giàu có của văn chương. Khi đọc một tác phẩm, nhiều khi ta học được, tiếp thu được những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học nhân sinh để “nhân đôi” tâm hồn mình. - Văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”: Văn chương giúp ta mài sắc hơn cái nhìn về cuộc sống, nhân hậu, vị tha, giàu tình thương yêu hơn đối với con người và muôn vật. Để được như thế, văn chương giúp ta suy ngẫm lại mình, rèn luyện những tình cảm vốn có, khiến cho những tình cảm ấy trở nên sâu sắc, nhạy bén hơn. (3)?- Tìm một số ví dụ thơ văn viết chứng minh sự giản dị của Bác! (HS tìm) - “Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn” (Bác ơi – Tố Hữu) - “ Là chân lý, Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý Cả nước nghe khi, im lặng, Bác cười Chẳng phải lật trang sách nào ra tìm hiểu Bác Bác sống trong ta, Bác sống giữa đời” (Bác – Chế Lan Viên) - v.v... Hoạt động 4: Củng cố: ?- Đọc diễn cảm từng văn bản! ?- Em học tập được điều gì về đức tính giản dị của Bác? Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã học và làm bài tập 4 ?- Dựa vào kiến thức văn học đã có, hãy chứng minh cho ý kiến sau của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” - Chuẩn bị: Luyện tập dựng cụm chủ vị để mở rộng cõu I. kiến thức cơ bản: 1. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) - Nội dung: Đức tính giản dị của Bác (ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp) - Nghệ thuật nghị luận: + Chứng cứ cụ thể + Nhận xét sâu sắc + Tình cảm chân thành 2. ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) - Nội dung: ý nghĩa to lớn của văn chương trong đời sống tinh thần con người. - Nghệ thuật nghị luận: + Lập luận chặt chẽ + Lí lẽ sắc sảo + Cảm xúc dồi dào + Văn giàu hình ảnh. Ii. bài tập: 1. Bài 1: “Bác Hồ sống đời...... tinh thần cao đẹp nhất” - Nhận xét trên hoàn toàn chính xác, vì: + Phân biệt được sự giản dị của Bác với lối sống khắc kỉ của các nhà hiền triết ẩn dật + Sự giản dị ấy xuất phát từ chỗ Người “hi sinh tất cả chỉ quên mình”, đồng cam cộng khổ với nhân dân + Đó là sự giản dị hài hòa với đời sống tâm hồn phong phú. 2. Bài 2: 3. Bài 3: Kiểm tra ngày ..... tháng 3 năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan 30 (tiet 29..doc