Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37 đến tiết 70

Mục tiêu cần đạt :Tiếp tục ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh qua hệ thống bài tập cụ thể.

Hoạt động dạy học :

Bài tập 1: Trả lời nhanh:

1. “Cổng trường mở ra” là sáng tác của ai?

2. Đọc một câu ca dao nói về tình cảm biết ơn cha mẹ.

3. Thế nào là từ ghép?

4. Nhân vật chính trong “ Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai?

5. Các từ : mặt mũi, tóc tai, tươi tốt, trắng trong, hoảng hốt thuộc loại từ nào?

6. “Sơn hà”có nghĩa là gì?

7. Chương Dương, Hàm Tử được nói đến trong bài thơ nào của ai?

8. Kể tên những văn bản nhật dụng đã học.

9. Loại từ nào dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37 đến tiết 70, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 Ôn tập Mục tiêu cần đạt :Tiếp tục ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh qua hệ thống bài tập cụ thể. Hoạt động dạy học : Bài tập 1: Trả lời nhanh: 1. “Cổng trường mở ra” là sáng tác của ai? 2. Đọc một câu ca dao nói về tình cảm biết ơn cha mẹ. 3. Thế nào là từ ghép? 4. Nhân vật chính trong “ Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? 5. Các từ : mặt mũi, tóc tai, tươi tốt, trắng trong, hoảng hốt thuộc loại từ nào? 6. “Sơn hà”có nghĩa là gì? 7. Chương Dương, Hàm Tử được nói đến trong bài thơ nào của ai? 8. Kể tên những văn bản nhật dụng đã học. 9. Loại từ nào dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả…giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. 10. Nguyễn Thị Hinh là tên thật của ai? 11. Thế nào là từ đồng nghĩa? 12. Trong thơ Bác người bạn tri âm, tri kỉ nào thường được nhắc đến? Bài tập 2: Xác định đối tượng theo dữ kiện: * Tác giả nào? 1.A.Ông sinh năm 1846 mất năm 1908. B. Là một nhà văn ý. C. Là tác giả của “ Những tấm lòng cao cả”. 2.A. Ông không chỉ là một võ tướng kiệt xuất mà còn là người có những vần thơ “sâu xa lí thú” B. Ông là con thứ ba của vua Trần Thái Tông. C. Ông có một bài thơ bắt đầu bằng câu “Đoạt sáo Chương Dương độ”. 3.A. Ông là vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. B. Là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần. C. Ông ở cương vị cao nhất của đất nước. 4. A. Quê bà ở Quỳnh đôi,Quỳnh Lưu, Nghệ An. B. Gia đình bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nội. C. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. 5. A. Bà là nữ sĩ tài danh hiếm có trng thời đại ngày xưa. B. Sống ở thế kỉ XIX. C. Bà để lại một bài thơ nổi tiếng về đèo Ngang. 6. A. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài , hiếm có. B. Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. C. Ông được mệnh danh là ngôi sao khuê đất Việt. 7. A. Thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ. B. Là nhà thơ nổi tiêng của Trung Quốc đời Đường, quê ở Cam Túc. C. Được mệnh danh là “tiên thơ”. 8. A. Ông đỗ tiến sĩ năm 695, làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An. B. Ông là bạn vong niên của Lí Bạch, từng gọi Lí Bạch là “trích tiên” C. “Hồi hương ngẫu thư” là bài thơ hay của ông. * Tác phẩm nào? 1.A. Bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò của nhà trường đối với cuộc sống con người. B. Bài văn được trích từ báo Yêu trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. C. Là sáng tác của Lí Lan. 2. A. bài thơ được sáng tác bằng chữ Hán. B. Ra đời trong thời kì chống quân Tống xâm lược. C. Được coi là bản tuyên ngôn đọc lập đầu tiên của nước ta. 3.A.Tác phẩm theo nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn. B. Được đánh giá là kiệt tác trong lịch sử văn học Việt Nam. C. Nhan đề của tác phẩm có nghĩa là: Khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận. 4. A.Là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. B. Là sáng tác của nhà thơ có tên là Tam nguyên Yên Đổ. C. Đây là bài thơ hay viết về một tình bạn cao khiết của đôi bạn già. 5. A. Tác phẩm được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. B. In lần đầu tiên trong tập “Hoa dọc chiến hào” C. Là bài thơ hay của Xuân Quỳnh. 6.A.Tác phẩm được viết vào cuối tháng 12 – 1990. B. Tác phẩm viết về một thành phố lớn của đất nước. C. Đây là một tùy bút của Minh Hương. Bài tập 3: Điền đúng(Đ) hoặc sai (S) 1.Xét về mặt cấu tạo, từ trong tiếng Việt chia làm ba loại lớn: DT-ĐT-TT. 2. Tất cả từ mượn là từ Hán Việt. 3. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống hệt nhau. 4. Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. 5. Thành ngữ là những cụm từ cố định. 6. Ca dao là những câu nói đúc kết kinh nghiệm. 7. “Thân em như chẽn lúa đòng đòng…” là câu hát về tình yêu quê hương, đất nước. 8. “Mùa xuân của tôi” là của Thạch Lam. Bài tập 4: Phân tích giá trị của việc dùng từ trái nghĩa: Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương (Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch) Thân em vừa trắng lại vừa tròn… (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay… (Ca dao) Bài tập 5: Cho đoạn văn “” Xác định các đại từ. Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt… thơ mộng Xác định các QHT. Xác định các từ láy. Tìm từ đồng nghĩa với: thơ mộng. Gạch chân các từ ghép. Đoạn văn đã diễn tả điều gì? Cảm xúc của tác giả trong đoạn văn? Bài tập 6: Nối cột A với cột B cho phù hợp: a. Tứ xứ 1. Giấu kín, chứa đựng ở bên trong không lộ ra. b. Thảo mộc 2. Cây to sống đã lâu năm. c. Tiềm tàng 3. Có vẻ đẹp phô trương ra bề ngoài. d. Tông chi 4. Bốn phương, mọi nơi. đ. Tiều phu 5. Họ hàng nói chung. e. Cổ thụ 6. Người đốn củi. f. Hào nhoáng 7. Các loài thực vật nói chung. Tiết 38 Củng cố: Tục ngữ Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs : Củng cố kiến thức về tục ngữ. Mở rộng thêm những kinh nghiệm về thiên nhiên và lđsx. Nội dung: Kiến thức: Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, phản ánh những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của đời sống. Nội dung, ý nghĩa nổi bật của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: Kinh nghiệm về thiên nhiên: gồm các k/nghiệm nhận biết sự biến đổi của hiện tượng tự nhiên, đặc biệt quan tâm đến h/tượng mưa-nắng. Kinh nghiệm lđsx: gồm k/nghiệm trồng trọt, chăn nuôi và một số nghề khác. Luyện tập. Bài 1: Hãy phân biệt tục ngữ với thành ngữ? Gợi ý: - Giống nhau: ngắn gọn, hàm súc. - Khác nhau: Thành ngữ Tục ngữ Hình thức Là một phần của câu sẵn có, ổ định, không chêm xen được. Là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, khái niệm..... Nội dung Không trọn vẹn, thường được hiểu theo nghĩa bóng. Diễn đạt kinh nghiệm của nhân dân. Bài 2: Hãy điền thêm các từ cần thiết để tạo thành những câu tục ngữ hoàn chỉnh? Mống đông ( vồng tây ) Chớp đông nhay nháy ( gà gáy thì mưa ) Trăng quầng thì hạn ( trăng tán thì mưa ) Trời nắng chóng trưa ( trời mưa chóng tối ) Rồng đen lấy nước ( thì nắng ) Rồng trắng lấy nước (thì mưa ) Đầu năm sương muối ( cuối năm gió nồm ) Chuối sau ( cau trước ) Được mùa lúa ( úa mùa cau ) Nắng tốt dưa ( mưa tốt lúa ) Khoai ruộng lạ ( mạ ruộng quen ) Bao giờ đom đóm bay ra ( hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng ) Người đẹp vì lụa ( lúa tốt vì phân ) Dặn dò : - Học thuộc lòng những câu tục ngữ đã mở rộng, tìm hiểu nội dung. - Sưu tầm thêm tục ngữ theo chủ đề. Tiết 39 Củng cố: Tục ngữ I. Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs Củng cố những nội dung cơ bản của tục ngữ về con người và xã hội, về tự nhiên và lao động sản xuất. Vận dụng tục ngữ phù hợp trong cuộc sống. II. Nội dung : chơi mà học Phân nhóm Hs, mỗi tổ một nhóm : Phần 1: Khởi động : tối đa 10 điểm, mỗi câu 5 điểm. Câu 1: Trong 3 câu sau, câu nào là tục ngữ câu nào là thành ngữ ? Nhất thì nhì thục. Một nắng hai sương. Tấc đất tấc vàng. Câu 2: Phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Phần 2: Vượt chướng ngại vật.(20 điểm) Điền các từ vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ.( 5 câu ) Nhận xé về nội dung và hình thức của tục ngữ. Phần 3: Tăng tốc. Thi tìm ca dao tục ngữ về chủ đề thiên nhiên lao động sản xuất, về con người xã hội ( 20 câu - 20 điểm ) Phần 4: Về đích. ( 50 điểm ) Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật một câu tục ngữ mà em cho là đặc sắc. Y Củng cố: Tổng kết điểm đánh giá các nhóm thi. Y Dặn dò: Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa các câu tục ngữ đã học. Sưu tầm tục ngữ, ghi chép vào sổ tay. Tiết 40 Củng cố: Văn nghị luận A.Kiến thức: Hs nắm được: Nhu cầu nghị luận: phát biểu, suy nghĩ, nhận định, quan niệm, tư tưởng trước một vấn đề nào đó của cuộc sống. Văn nghị luận: là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, 1 quan điểm nào đấy. B. Luyện tập: Bài 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn nghị luận để biểu đạt? Vì sao? Nhắc lại một kỉ niệm về người bạn. Giới thiệu về người bạn của mình. Trình bày quan điểm về tình bạn. Bài 2: Để chuẩn bị tham dự cuộc thi “ Tìm hiểu về môi trường tự nhiên” do nhà trường tổ chức, An được cô giáo phân công phụ trách phần hùng biện, An dự định thực hiện 1 trong 2 cách: Cách 1: Dùng kiểu văn biểu cảm làm 1 bài thơ ca ngợi vẻ đẹp cũng như tầm quan tọng của môI trường tự nhiên đối với con người. Cách 2: Dùng kiểu văn tự sự kể 1câu chuyện có nội dung nói về quan hệ giữa con người với mtrường tự nhiên. Khi nghe An trình bày dự định ấy, cô giáo đã nhận xét: “ Cả 2 cách ấy đều không đạt”. Theo em vì sao cô giáo nhận xét như vậy? Muốn thành công An phải chuẩn bị bài hùng biện bằng kiểu văn bản nào? Em hãy giúp An xác định ý chúnh trong bài hùng biện ấy. Bài 3: Tập viết 1 đoạn văn nghị luận có đề tài nói về ý thức bảo vệ của công. Củng cố: Nhắc lại kiến thức về nhu cầu nghị luận? Văn nghị luận là gì? Dặn dò: Tìm hiểu về văn nghị luận, hoàn thành bài tập 3. Tiết 41 Củng cố: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta A – Mục tiêu cần đạt: Giúp HS củng cố kiến thức về văn bản Làm được các bài tập cảm thụ B – Bài tập: I/ Trắc nghiệm: GV cho HS làm nhanh. Văn bản nói đến sức mạnh của tinh thần yêu nước trong lĩnh vực nào ? Trong việc xây dựng và phát triển đất nước Trong việc giữ gìn đất nước chống kẻ thù xâm lược Trong việc giữ gìn những giá trị văn hoá của dân tộc Trong quá trình hiện đại hoá đất nước Văn bản được trích từ : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/1946) Tuyên ngôn độc lập (8/1945) Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước (7/1962) Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ II (2/1951) Trình tự lập luận của văn bản: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta đ Lòng yêu nước của nhân dân ta ngày nay đ Bổn phận của nhân dân ta ngày nay đ Lòng yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ Lòng yêu nước của nhân dân trong quá khứ đ Lòng yêu nước của nhân dân ta ngày nay đ Bổn phận của nhân dân ta ngày nay đ Yêu nước là truyền thống của nhân dân ta Truyền thống yêu nước của nhân dân ta đ Lòng yêu nước của nhân dân trong quá khứ đ Lòng yêu nước của nhân dân ta ngày nay đ Bổn phận của nhân dân ta ngày nay II/ Tự luận: - GV cho HS chép đề và làm theo nhóm 2 bàn. Hs phát biểu kết quả Žnhận xét, sửa Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Có thể đảo vị trí những động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm trong câu văn thứ ba không ? Vì sao ? Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn trên đã thực hiện vai trò của phần mở đầu một văn bản nghị luận. Đồng thời đoạn văn còn gợi cho người đọc cảm xúc sâu sắc về vấn đề sẽ được làm rõ ở phần thân bài. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao ? Yêu cầu: a/ Không thể đảo vị trí vì các vị trí thể hiện sự lô gic, sự phát triển lớn mạnh của tinh thần yêu nước b/ Đồng ý vì : đoạn văn đã giới thiệu vấn đề cần nghị luận một cách giàu hình ảnh và cảm xúc. Cảm xúc được thể hiện rõ qua cách sử dụng động từ, tính từ. Cho câu chủ đề sau: “Nét đặc sắc của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là nghệ thuật lập luận chặt chẽ.” Viết tiếp thành một đoạn văn hoàn chỉnh (khoảng 5-7 câu). Yêu cầu: - HS làm bài độc lập. - GV chọn những em làm xong trước đọc mẫu bài để nhận xét, rút kinh nghiệm cho các em khác. HS suy nghĩ viết đoạn đáp ứng những yêu cầu sau: - Hình thức - Nội dung Tiết 42 Luyện tập: Rút gọn câu - Câu đặc biệt Mục tiêu cần đạt: Thông qua các dạng bài tập để HS được vận dụng kiến thức lí thuyết về câu đặc biệt, phương pháp lập luận Ôn tập các kiến thức đã học đầu năm về tiếng Việt để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết B - Bài tập : Phân biệt câu đơn đặc biệt và câu rút gọn ? Cho ví dụ. GV gọi vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. Xác định câu rút gọn, câu đặc biệt trong các câu sau: Người bạn gái bé nhỏ ngày xưa miết cánh hoa râm bụt lên môi để làm son, xoa lên má làm hồng, thế mà cũng đẹp hẳn ra, làm khối người phải khen, vừa khen vừa cười, vừa thích thú (1) … Không hiểu đến nay phiêu bạt tới nơi nào, chắc đã có nhiều thứ son phấn thật, có khi đã quên cả hoa râm bụt thưở nào (2). (Theo Băng Sơn) Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ (1). Tháng 4 năm 65, lên Thái Nguyên huấn luyện (2). Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam (3). (Theo Nguyễn Khải) Chèo bẻo ơi, chèo bẻo ! Chèo bẻo chỉ sợ mỗi chim cắt … (Theo Duy Khán) Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. (Theo Thép Mới) ừ thì Phan Bội Châu nhìn Va-ren. Nhưng lạ chưa! Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai Phan Bội Châu chẳng khác gì “nước đổ lá khoai”. (Theo Nguyễn ái Quốc) Yêu cầu Xác định được loại câu dựa trên nhận biết về cấu tạo c-v Viết đoạn văn ngắn miêu tả một cảnh đẹp em đã thấy. Trong đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt (gạch chân). Yêu cầu: - HS tự viết đoạn với những yêu cầu về hình thức , nội dung cần thiết. Tiết 43 Củng cố: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt A – Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs - Hiểu rõ tiếng Việt là một thứ tiếng vừa đẹp vừa hay do có những đặc sắc trong cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử. - Biết sử dụng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B. Nội dung: I. Kiến thức: - Bài văn “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt ” bàn về sự giàu đẹp của tiếng Việt qua ba phương diện chính : Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tác giả đã khẳng định chính xác rằng: tiếng Việt, với tất cả sự phong phú, chính xác và mềm mại của nó, thực sự là một biểu hiện sức sống dẻo dai, bền bỉ của dân tộc ta trong trường kì lịch sử. - Văn bản thuộc kiểu bài nghị luận. Sức hấp dẫn của nó thể hiện ở lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, giàu sức thuyết phục. Người viết không những thông thạo những vấn đề của ngôn ngữ học mà còn thể hiện tình yêu tiếng Việt sâu sắc qua bài nghiên cứu này. II. Luyện tập 1.Để chứng minh tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp và hay, tác giả đã xây dựng hệ thống ý và tổ chức dẫn chứng như thế nào? * Gợi ý: Có thể nêu hệ thống ý như sau: a) Tiếng Việt đẹp : thể hiện ở : - Mặt ngữ âm ( tác giả lấy nhận định của người nước ngoài để tăng tính khách quan ). - Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu. - Cú pháp : Uyển chuyền, cân đối, nhịp nhàng. - Từ vựng giàu giá trị thơ, nhạc, hoạ. b) Tiếng Việt hay: - Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. - Trải qua các thời kì lịch sử, có sự phát triển về từ vựng, cách diễn đạt. Đánh giá tổng quát: Tiếng Việt là một biểu hiện sức sống của dân tộc. 2.Thời đại ngày nay là thời đại đất nước ta mở rộng giao lưu với các nước khác. Theo em, làm thế nào để tiếng Việt ngày càng phong phú và giàu có hơn. * Củng cố: Đọc tư liệu tham khảo về sự giàu đẹp của tiếng Việt: Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người Như tiếng sáo như dây đàn máu rỏ [............] Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình. ( Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ ) Dặn dò: Hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài thêm trạng ngữ cho câu. Tiết 44 Luyện tập thêm trạng ngữ cho câu. Hướng dẫn chuẩn bị bài tập làm văn số 5 GV cùng HS xây dựng dàn ý cho đề văn theo các bước. Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. A – Tìm hiểu đề: Thể loại: chứng minh Nội dung: chứng minh một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Phạm vi dẫn chứng: trong văn học và đời sống hàng ngày B – Lập dàn bài: I / Mở bài: Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần chứng minh II / Thân bài: Giải thích ngắn gọn nội dung câu tục ngữ: Nghĩa đen: quả - hoa quả, kẻ trồng cây – người chăm sóc, vun trồng cây ăn quả Ž khi ăn quả phải nhớ tới người đã trồng cây Nghĩa bóng: quả - thành quả, kẻ trồng cây – người đã tạo ra những thành quả Ž hưởng thành quả lao động của người khác để lại thì phải biết ơn họ a ý nghĩa của câu tục ngữ: thế hệ đi sau được thừa hưởng thành quả của thế hệ đi trước để lại thì phải biết ơn ông cha và hiểu được trách nhiệm của mình đối với những thành quả đó. Chứng minh nhân dân VN sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: * Trong văn học: Có nhiều câu tục ngữ, ca dao khác nói về lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước: Uống nước nhớ nguồn Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Cây có cội mới nảy mầm xanh lá Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu Khi xưa em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao Ơn cha nặng lắm ai ơi! Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang * Trong thực tế cuộc sống: Trong gia đình: Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên. Cứ mỗi dịp giỗ, Tết, con cháu lại thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cha mẹ và cầu mong tổ tiên phù hộ những điều an lành. Con cháu biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết vâng lời; biết chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau, già yếu… Trong nhà trường: Học trò biết đối xử với thầy, cô - những người đã dạy dỗ, chỉ bảo điều hay lẽ phải cho các em bằng lòng kính trọng, sự cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện. Riêng nước ta có ngày Nhà giáo VN 20-11. Đây là dịp để HS thể hiện tấm lòng biết ơn và kính trọng của mình đối với thầy, cô giáo. Trong xã hội: Dân tộc VN có ngày giỗ Tổ 10-3 (âm lịch) là ngày cả nước tưởng nhớ công ơn các vua Hùng dựng nước. Khắp trên đất nước đều có các đền miếu, chùa chiền thờ phụng các anh hùng, những người có công với đất nước, với dân tộc. Nhân dân ta còn xây dựng các nhà bảo tàng, các phòng truyền thống để lưu giữ, nhắc nhở con cháu phải nhớ ơn ông cha. Nhiều nghĩa trang liệt sĩ được chăm sóc cẩn thận thể hiện lòng biết ơn đối với sự hi sinh của các chiến sĩ vì độc lập, tự do của dân tộc. … * Liên hệ với bản thân: Các thế hệ sau không chỉ cần biết hưởng thụ, biết ơn mà còn phải biết giữ gìn, phát huy những thành quả của thế hệ trước để lại. Với HS : Cần đối xử với ông bà, cha mẹ sao cho phù hợp đạo lí biết ơn của dân tộc. Cố gắng học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành một công dân có ích cho xã hội sau này là một cách thể hiện lòng biết ơn thế hệ đi trước. III / Kết bài: Suy nghĩ của em về giá trị của câu tục ngữ. Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. A – Tìm hiểu đề: Thể loại: chứng minh Nội dung: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Phạm vi dẫn chứng: trong thực tế cuộc sống B – Lập dàn bài: I / Mở bài: - Nêu lên tầm quan trọng của rừng II / Thân bài: 1. Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế mà rừng đem lại: Rừng đem lại nhiều khoáng sản, gỗ quý, dược liệu, … Rừng thu hút khách du lịch sinh thái. 2. Bảo vệ rừng cũng là góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng: Rừng đã từng góp phần che chở cho bộ đội trong chiến tranh. Rừng đã cùng con người đánh giặc. 3. Bảo vệ rừng là bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người: Rừng là ngôi nhà của nhiều loài động, thực vật. Nếu rừng không được bảo vệ thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Lấy VD Rừng là lá phổi xanh. Nếu lá phổi xanh này mất đi thì con người sẽ phải sống trong môi trường ô nhiễm. Rừng còn ngăn lũ, chống xói mòn, điều hoà khí hậu. 4. Con người cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường: … III / Kết bài: Khẳng định lại vai trò của rừng . Tiết 45 Củng cố cách làm văn lập luận chứng minh A/ Mục tiêu cần đạt: Củng cố kiến thức về văn chứng minh qua luyện viết đoạn B/ Bài tập: 1. Cho đoạn văn sau: Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày. Sách vở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. (Thành Mĩ) a/ Xác định luận điểm, luận cứ trong đoạn văn trên b/ Sử dụng luận điểm vừa tìm được, viết một đoạn văn tương tự chứng minh cho luận điểm đó Yêu cầu: a/ Luận điểm: Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày. Luận cứ: - mang trí tuệ, hiểu biết cho ta - đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. b/ Viết đoạn với câu chủ đề cho sẵn 2. Viết một đoạn văn ngắn 3-5 câu chứng minh nhận định “phải tuân thủ luật lệ giao thông”. Yêu cầu: Viết đoạn với câu chủ đề tự đặt Dặn dò: Viết thành bài hoàn chỉnh với 1 trong các đề văn trên. Tiết 46 Luyện tập lập luận chứng minh A/ Mục tiêu cần đạt: Củng cố kiến thức về văn chứng minh qua luyện viết đoạn B/ Bài tập: Đề bài 1: Bằng những hiểu biết của mình, hãy chứng minh:” Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn, nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường”. Tìm hiểu đề văn. Lập dàn ý chi tiết. Dựa vào dàn ý, tập viết một số đoạn. Gợi ý: Tìm hiểu đề: Nội dung cần CM: Đời sống ta sẽ bị tổn hại, nếu ta không bảo vệ môi trường. Kiểu bài: Nghị luận CM Dàn ý được trình bày trên cơ sở: Nêu vấn đề cần bàn luận ( luận điểm chính). Tìm các luận cứ: + Chứng cứ về việc phá hoại rừng + Chứng cứ về hậu quả của việc phá rừng + Chứng cứ về việc đổ rác thải bừa bãi….. ý thức bảo vệ môi trường, liên hệ bản thân ( kết thúc vấn đề) Viết đoạn văn: HS tập viết một số đoạn. Đề bài 2: Hãy CM: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Gợi ý: Tìm hiểu đề: Vấn đề cần nghị luận: vai trò to lớn của việc học tập với cuộc đời mỗi con người. Mục đích: thuyết phục được bạn phải cố gắng học tập để lớn lên là người có ích. Lập dàn ý: I/ Mở bài: Dùng viễn cảnh thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức để dẫn dắt tới vấn đề cần CM. II/ Thân bài: Gồm các luận điểm phụ sau: CM vì sao con người cần phải học tập CM vì sao lúc trẻ phải chịu khó học tập CM: Lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích nếu không cố găng shọc tập khi nhỏ. III/ Kết bài: Học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của tuổi trẻ Khẳng định lại vấn đề: vai trò to lớn của việc học tập đối với mỗi người nói chung và tuổi trẻ nói riêng. Viết đoạn văn: HS tập viết đoạn mở bài… Tiết 47 Củng cố “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” A/ Mục tiêu cần đạt: - Củng cố kiến thức về văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” B/ Bài tập: 1. Trong văn bản tác giả sử dụng kết hợp các kiểu nghị luận nào ? Kiểu nghị luận nào là chủ yếu ? Yêu cầu - Sử dụng kết hợp: giải thích, chứng minh, bình luận - Chủ yếu là chứng minh 2. Tác giả đã chứng minh về đời sống giản dị của Bác trên những phương diện nào ? Tìm dẫn chứng chứng minh ? Yêu cầu - Trong lối sống - Trong cách nói và viết 3. Qua văn bản trên em hiểu thêm được gì về Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ? Yêu cầu HS viết thành đoạn văn có câu chủ đề. Củng cố - Dặn dò: + Chữa bài, cho điểm. + Hoàn thành bài tập. Tiết 48 Luện tập: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS củng cố kiến thức về chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Vận dụng kiến thức vào nói và viết B/ Bài tập: 1. Nhắc lại kiến thức đã học: Thế nào là câu chủ động, bị động ? Có mấy cách chuyển câu chủ động thành bị động ? Lấy VD. Yêu cầu: HS nhắc lại được kiến thức và lấy được VD. 2. Xác định chủ thể hoạt động và đối tượng hoạt động trong các câu sau. Từ vị trí của chúng cho biết đây là câu chủ động hay bị động : a/ Một lát sau, em tôi đặt hai con búp bê về chỗ cũ. b/ Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thuỷ. c/ Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang được con người quan tâm. Yêu cầu: Chủ thể hoạt động Đối tượng hoạt động a/ em tôi hai con búp bê Ž Chủ động b/ Tôi con Vệ Sĩ Ž Chủ động c/ con người Vấn đề bảo vệ môi trường Ž Bị động 3. Kết hợp các phát ngôn sau một cách hợp lí để có được những câu bị động: Bài tập này Loại cá này Bức thư này Quyển sách này Bức tranh này gửi cho Nam làm rồi làm một giờ mới xong vẽ vào dịp nghỉ hè tìm ở đâu cũng có nấu canh chua rất ngon dùng cho học sinh 4. Hãy xác định những câu mang nghĩa bị động có cách diễn đạt đúng với tiếng Việt: A1: Hoà bị cô phê bình. (Đ) A2: Hoà bị phê bình bởi cô. B1: Lan được cô khen. (Đ) B2: Lan được khen bởi cô. C1: Nam được các bạn yêu mến. (Đ) C2: Nam được yêu mến bởi các bạn. Tiết 49 Củng cố: “ý nghĩa văn chương” A/ Mục tiêu cần đạt: Củng cố kiến thức văn bản “ý nghĩa văn chương” B/ Bài tập: I – Trắc nghiệm: 1. Nội dung nào không có trong văn bản “ý nghĩa văn chương” ? Nguồn gốc văn chương Công dụng văn chương Sự sáng tạo của văn chương Nhiệm vụ của văn

File đính kèm:

  • docGiao an Bo tro Van 7 tiet 37-70.doc