Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 31 - Tiết 30: Luyện tập dùng cụm chủ, vị để mở rộng câu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu sâu sắc thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

 - Biết rõ các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân biệt được các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.

 - Phân biệt câu có cụm chủ – vị làm thành phần với các kiểu câu khác (câu ghép)

3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng câu có cụm chủ – vị làm thành phần phù hợp với ngữ cảnh và mục đích giao tiếp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 31 - Tiết 30: Luyện tập dùng cụm chủ, vị để mở rộng câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Tiết 30: Ngày soạn: 20/3/2011 Ngày dạy: /4/2011 Luyện tập Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu sâu sắc thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu - Biết rõ các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân biệt được các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu. - Phân biệt câu có cụm chủ – vị làm thành phần với các kiểu câu khác (câu ghép) 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng câu có cụm chủ – vị làm thành phần phù hợp với ngữ cảnh và mục đích giao tiếp. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, BTKT Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV7 - HS: SGK, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ?- Phân biệt câu đơn bình thường, câu ghép với câu có cụm chủ – vị làm thành phần ? Lấy ví dụ minh họa ! Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ à Dẫn dắt vào nội dung bổ trợ. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung cơ bản về việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu ?- Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu ? - Là dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường (gọi là cụm C-V) làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. ?- Nêu các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu? Lấy VD minh họa! (Cho HS trao đổi theo nhóm từng bàn à trả lời) - Mở rộng thành phần câu: + Chủ ngữ VD: Nó/ nói// khiến mọi người phải nghĩ C V à CN + Vị ngữ VD: Cây phượng này// hoa/ đã nở C V à VN + Trạng ngữ cách thức VD: Tay/ cầm cặp, nó hớt hải chạy vào lớp. C V à TrN - Mở rộng các phụ ngữ: + Bổ ngữ VD: Cậu ấy bảo (rằng) trời/ sẽ mưa C V à BN + Định ngữ VD: Tôi đang đọc quyển sách cậu/ tặng C V à ĐN * Lưu ý HS: 1/ Câu có cụm C-V làm chủ ngữ thường hàm chứa các quan hệ: - Nhân – quả (VD: Bạn ấy được điểm cao khiến ai cũng vui mừng) - So sánh (VD: Nó vui cũng như là tôi vui) - Đẳng thức (VD: Nó đến là tốt rồi) 2/ Câu có cụm C-V làm vị ngữ thường hàm chứa quan hệ chỉnh thể – bộ phận giữa CN của câu với CN của cụm C-V VD: Cái cây này hoa đẹp quá. Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ (1)?- Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ của cụm từ trong các câu sau. Hãy cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trọng cụm từ nào? a/ Bất cứ chuyến đò nào ông cũng kể được những tin tức mà mở đầu và kết thúc đều hết sức tự nhiên. b/ Chú khen cháu là kẻ có gan to, thua mà không nản chí. c/ Thầy giáo khen bài tập làm văn mà Nam viết. d/ Mẹ về khiến cả nhà đều vui vì ai cũng mong. e/ Khi mẹ giơ tay gạt nước mắt, tôi cảm thấy trái tim tôi như có ai đó bóp đến vỡ tung ra. g/ Cô như người lái đò đưa chúng tôi qua sông và dõi theo từng bước chân học trò. h/ Đấy chính là thời điểm khoai đã kéo mật xong (Chia lớp thành 2 đội cho chơi trò tiếp sức) a/ Bất cứ chuyến đò nào ông cũng kể được những tin tức (mà) mở đầu và kết thúc/ đều hết C V sức tự nhiên. à Cụm C-V làm định ngữ b/ Chú khen cháu/ là kẻ/ có gan to, thua mà C V C V không nản chí. à Cụm C-V làm bổ ngữ c/ Thầy giáo khen bài làm văn (mà) Nam / viết. C V à Cụm C-V làm định ngữ d/ Mẹ/ về khiến cả nhà/ đều vui vì ai cũng mong. C V C V à Cụm C-V làm chủ ngữ, bổ ngữ e/ Khi mẹ/ giơ tay gạt nước mắt, tôi cảm thấy C V trái tim tôi/ như có ai đó/ bóp đến vỡ tung ra. C V C V à Cụm C-V làm định ngữ, bổ ngữ g/ Cô như người lái đò /đưa chúng tôi / qua sông C V C V và dõi theo từng bước chân học trò. à Cụm C-V làm vị ngữ, bổ ngữ h/ Đấy chính là thời điểm khoai đã kéo mật ... C V à Cụm C-V làm định ngữ. (2)?- Hãy mở rộng những danh từ làm chủ ngữ trong những câu sau thành một cụm C-V làm chủ ngữ! a/ Người thanh niên ấy làm mọi người khó chịu b/ Nam khiến bố mẹ vui lòng. (HS suy nghĩ thực hiện) a/ Người thanh niên ấy đến muộn làm mọi người khó chịu b/ Nam học giỏi khiến bố mẹ vui lòng. (3)?- Thêm cụm C-V vào chỗ trống làm phụ ngữ cho danh từ hoặc dộng từ! a/ Tôi chép lại bài thơ mà... b/ Vấn đề... vẫn chưa được giải quyết c/ Mọi người đều lắng nghe.... d/ Tôi nhìn thấy... Gợi ý: a/ Tôi chép lại bài thơ mà bạn thích b/ Vấn đề cậu nói vẫn chưa được giải quyết c/ Mọi người đều lắng nghe tôi nói d/ Tôi nhìn thấy nó đang đi ngoài đường. (4)?- Cho từng đôi câu sau. Hãy biến chúng thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ! a/ Trời trở rét. Đó là dấu hiệu của mùa đông. b/ Ai cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông. Thầy giáo chủ nhiệm thường nhắc chúng tôi như vậy. c/ Sương muối xuống nhiều. Lúa mới cấy có nguy cơ hỏng. (HS thực hiệnà Nhận xét à GV chữa) Hoạt động 4: Củng cố: (5)?- Khái niệm cụm C-V có đồng nhất với chủ ngữ và vị ngữ trong câu không? A. Có B. Không Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã luyện tập - Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm bài tập (6)?/ Viết một đoạn văn (5 à 6 câu) trong đó sử dụng ít nhất 3 câu có cụm C-V làm thành phần và phụ ngữ. - Chuẩn bị BTKT về văn nghị luận: Cỏch làm bài văn lập luận giải thớch I. kiến thức cơ bản: 1. Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu? - Là dùng cụm C-V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. 2. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu: - Mở rộng thành phần câu: + Chủ ngữ + Vị ngữ + Trạng ngữ cách thức - Mở rộng các phụ ngữ: + Bổ ngữ + Định ngữ 3. Lưu ý Ii. bài tập: 1. Bài 1 a/ Cụm C-V làm định ngữ b/ Cụm C-V làm bổ ngữ c/ Cụm C-V làm định ngữ d/ Cụm C-V làm chủ ngữ, bổ ngữ e/ Cụm C-V làm định ngữ, bổ ngữ g/ Cụm C-V làm vị ngữ, bổ ngữ h/ Cụm C-V làm định ngữ 2. Bài 2: a/ ... đến muộn ... b/... học giỏi ... 3. Bài 3: a/ ... bạn thích b/ ... cậu nói ... c/ ... tôi nói d/ ... nó đang đi ngoài đường. 4. Bài 4: a/ Trời trở rét là dấu hiệu của mùa đông. b/- Thầy giáo chủ nhiệm thường nhắc chúng tôi: ai cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông. - Ai cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông là điều mà thầy giáo chủ nhiệm thường nhắc chúng tôi. c/ Sương muối xuống nhiều khiến lúa mới cấy có nguy cơ hỏng. Đáp án (B) Kiểm tra ngày ..... tháng 3 năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan 31 (Tiet 30).doc