I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu rõ thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
- Phân biệt chính xác các kiểu liệt kê
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện và tìm hiểu giá trị của phép liệt kê.
- Biết vận dụng liệt kê trong nói và viết.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng phép liệt kê phù hợp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, BTKT Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV7
- HS: SGK, vở ghi,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 34 - Tiết 33: Luyện tập phép tu từ liệt kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Tiết 33:
Ngày soạn: 10/4/2011
Ngày dạy: /4/2011
Luyện tập
Phép tu từ liệt kê
I. Mục tiêu bài học:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu rõ thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
- Phân biệt chính xác các kiểu liệt kê
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện và tìm hiểu giá trị của phép liệt kê.
- Biết vận dụng liệt kê trong nói và viết.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng phép liệt kê phù hợp.
ii. chuẩn bị:
- GV: SGK, BTKT Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV7
- HS: SGK, vở ghi,…
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức
- Lớp 7A1: Vắng:.....
- Lớp 7A2: Vắng:.....
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
(Kiểm tra xen kẽ phần nội dung kiến thức cơ bản)
Hoạt động 3: Bài mới
# Giới thiệu bài:
GV lấy một ví dụ về phép liệt kê trong thơ văn hoặc thực tế cuộc sống à dẫn dắt vào bài.
# Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung cơ bản về phép liệt kê.
?- Thế nào là phép liệt kê ?
- Liệt kê là một phép tu từ cú pháp, được thể hiện qua việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
*GV hướng dẫn HS: Phân biệt liệt kê với tư cách một biện pháp tu từ với kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp trong nói (viết)
à Lưu ý HS:
+ Học tập cách diễn đạt có hiệu quả cao theo phép liệt kê
+ Khắc phục loại lỗi kể lể rườm rà...
?- Nêu các kiểu liệt kê thường gặp? Lấy VD minh hoạ!
a/ Xét về cấu tạo:
- Liệt kê theo từng cặp
- Liệt kê không theo từng cặp
VD: (HS tự lấy)
b/ Xét về ý nghĩa:
- Liệt kê tăng tiến
- Liệt kê không tăng tiến
VD: (HS tự lấy)
Lưu ý:
- Trong kiểu liệt kê theo từng cặp, người ta thường dùng quan hệ từ đẳng lập; những sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất,... trong từng cặp liệt kê thường tương phản hay có nét nghĩa bổ sung cho nhau.
- Khi sử dụng phép liệt kê tăng tiến, cần sắp xếp các thành tố sao cho đúng trình tự tăng dần theo tiêu chí được lựa chọn.
- Khi liệt kê về người, cần chú ý đến tôn ti, tuổi tác, thân sơ, nội ngoại.
Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ
(1)?- Câu văn sau dùng kiểu liệt kê gì?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”
A. không tăng tiến B. Tăng tiến
C. không theo từng cặp D. Theo từng cặp.
(2)?- Câu văn “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi” dùng phép liệt kê nhằm miêu tả điều gì?
A. Miêu tả tiếng đàn điêu luyện và vô cùng phong phú
B. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú.
C. Miêu tả hình dáng và tài năng chơi đàn của các nhạc công.
D. Miêu tả sự thán phục của người thưởng thức đàn.
(3)?- Tìm phép liệt kê!
a/ Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
b/ Tồi tệ đến thế là cùng. Đối đáp bốp chát, ăn miếng trả miếng, chửi vỡ mặt nhau, đanh đá hàng tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện vu khống đê tiện một cách nanh ác, trơ tráo như thế này thì thật không còn gì để đáng nói nữa.
(HS thực hiệnà Nhận xét à GV chữa)
(4)?- Tìm phép liệt kê trong các câu sau và nhận xét về quan hệ cường độ giữa các từ ngữ trong chuỗi liệt kê đó!
a/ Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được nữa.
b/ Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt.
c/ Lần này thì mửa được. Trời ơi! Mửa thốc, mửa tháo, mửa ồng ộc, mửa đến cả ruột.
(HS thực hiện)
a/ ... ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được nữa
b/ ... khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ
c/ Mửa thốc, mửa tháo, mửa ồng ộc, mửa đến cả ruột.
à Liệt kê theo cường độ tăng tiến...
Hoạt động 4: Củng cố:
(5)?- Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì?
“Sách của nó để khắp mọi nơi trong nhà: trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn, trên ghế dựa...”
A. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động
B. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật,hiện tượng
C. Nói lên tính chất quyết liệt của hành động
D. Nói lên sự phong phú của sự vật, hiện tượng
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung luyện tập
- Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm bài tập (6)?/ Viết một đoạn văn (5 à 6 câu) trong đó sử dụng liệt kê tăng tiến và liệt kê theo từng cặp.
- Chuẩn bị ễn tập dấu cõu: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang
I. kiến thức cơ bản:
1. Khái niệm
2. Các kiểu liệt kê:
a/ Xét về cấu tạo:
- Liệt kê theo từng cặp
- Liệt kê không theo từng cặp
b/ Xét về ý nghĩa:
- Liệt kê tăng tiến
- Liệt kê không tăng tiến
3. Lưu ý
Ii. bài tập:
1. Bài 1
Đáp án (A)
2. Bài 2:
Đáp án (B)
3. Bài 3:
4. Bài 4:
a/ ... ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được nữa
b/ ... khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ
c/ Mửa thốc, mửa tháo, mửa ồng ộc, mửa đến cả ruột.
à Liệt kê theo cường độ tăng tiến...
Đáp án (B)
Kiểm tra ngày ..... tháng 4 năm 2011
File đính kèm:
- Tuan 34 (Tiet 33).doc