Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 35 - Tiết 34: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu rõ các loại dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang.

 - Nắm chắc công dụng của ba kiểu dấu câu trên.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng phù hợp, có hiệu quả dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang.

3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng ba kiểu dấu câu trên một cách chính xác trong khi viết, làm văn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 35 - Tiết 34: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 Tiết 34: Ngày soạn: 18/4/2011 Ngày dạy: /4/2011 ôn tập dấu câu: Dấu chấm lửng – dấu chấm phẩy – Dấu gạch ngang I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ các loại dấu câu : dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang. - Nắm chắc công dụng của ba kiểu dấu câu trên. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng phù hợp, có hiệu quả dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng ba kiểu dấu câu trên một cách chính xác trong khi viết, làm văn... ii. chuẩn bị: - GV: SGK, BTKT Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV7 - HS: SGK, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ?- Làm bài tập (6-VN) : Viết một đoạn văn (5 à 6 câu) trong đó sử dụng liệt kê tăng tiến và liệt kê theo từng cặp. ?- Trong đoạn văn em viết có sử dụng những loại dấu câu nào? Hãy chỉ rõ! Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ à Dẫn dắt vào nội dung bổ trợ. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung KT đã học về dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang. ?- Công dụng của dấu chấm lửng? VD! - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay bị ngập ngừng, ngắt quãng - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. VD : (HS tự lấy) ?- Ngoài ra, dấu chấm lửng còn dùng để làm gì ? - Biểu thị sự kéo dài của âm thanh (VD: Tùng !... Tùng !... Tùng !...) - Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt (VD : [...] BBC đưa tin theo cách ỡm ờ của BBC) ?- Người ta thường dùng dấu chấm phẩy để làm gì? VD! - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. VD : (HS tự lấy) ?- Nêu công dụng của dấu gạch ngang? VD! - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. - Nối các từ nằm trong một liên danh VD : (HS tự lấy) ?- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối ? - Dấu gạch nối không phải là dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng - Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ (1)?- Tác dụng của dấu chấm lửng trong các câu sau: a/ Thằng Dần lè lưỡi ra: - Eo! Mẹ ơi!... - Thật... Không có thế, cứ cổ con mà chặt! b/ ù ... ù... ù... Tầm một lượt. c/ Té ra công sự chỉ là công... toi. d/ - Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi! e/ Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá! g/ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán... h/ Núp định ra chặn lại hỏi. Nhưng... có được không?... Nó có bắt mình nộp cho Pháp... chắc không đâu, Pháp làm nó khổ thế này, bụng nó chắc không thương Pháp đâu. i/ - Anh này lại say khướt rồi. [...] - Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù, mà nếu không được thì... thì... thưa cụ k/ Có gì thì bạn bảo mình chứ sao lại... (Hình thức: Phân lớp thành 2 đội, cho HS chơi trò chơi tiếp sức) (2)?- Công dụng của dấu chẩm phẩy? a/ Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ thống thuỷ nông: đẩy mạnh tôc độ cơ giới hoá nông nghiệp; đẩy mạnh cải tạo giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt. b/ Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã nghe thấy nó rên gừ gừ trên đầu ông đồ rau. (HS thực hiện) a/ Đánh dấu các yếu tố trong chuỗi liệt kê có cấu tạo phức tạp. b/ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. (3)?- Công dụng của dấu gạch ngang? a/ - Sắp đến chưa? - Hoa hỏi. - Sắp đến rồi - Lê-na trả lời. b/ Nhiệm vụ của chúng ta là: Học tập tốt Lao động chăm Ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ. c/ Đây là cuốn từ điển Việt – Trung – Pháp (HS thực hiệnà Nhận xét à GV chữa) a/ Đánh dấu lời nói trực tiếp; đánh dấu bộ phận chú thích trong câu b/ Đặt đầu những bộ phận liệt kê (mỗi bộ phận trình bày thành một dòng riêng) c/ Chỉ sự liên danh. (4)?- Phân tích giá trị tu từ của dấu gạch ngang trong in đậm: Đoan nhăn nhó: Mẹ Thuý đừng giận quá hoá mất khôn. Tôi không thích dính với ai cả! Sao! Tôi – không – thích – dính – với – ai – cả. Nghe rõ chưa? GV hướng dẫn à HS thảo luận theo nhóm à Thể hiện cách phát âm dằn giọng, nhắn vào từng tiếng một gắn với sự bực tức, thái độ kiên quyết của người nói. Hoạt động 4: Củng cố: GV nhận xét, đánh giá chung về tiết học. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung luyện tập - Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm bài tập (6)?/ Viết một đoạn văn ngắn trong đó sử dụng thích hợp ba kiểu dấu câu vừa luyện tập. - Chuẩn bị: Luyện tập về văn nghị luận I. kiến thức cơ bản: 1. Dấu chấm lửng 2. Dấu chấm phẩy 3. Dấu gạch ngang Ii. bài tập: 1. Bài 1 a/ (...)1- Biểu thị phần ý không được diễn đạt bằng lời; (...)2- Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói. b/ Biểu thị sự kéo dài của âm thanh c/ Biểu thị chỗ dãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuật hiện từ ngữ có nội dung bất ngờ, châm biếm, hài hước. d/ Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói. e/ Biểu thị tâm lý chờ đợi g/ Biểu thị sự liệt kê chưa hết h/ Biểu thị khoảng cách của những suy nghĩ. i/ - Biểu thị sự lược bỏ trong trích dẫn - Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói, tạo tâm lý đe doạ k/ Biểu thị lời không tiện nói ra. 2. Bài 2: a/ Đánh dấu các yếu tố trong chuỗi liệt kê có cấu tạo phức tạp. b/ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. 3. Bài 3: a/ Đánh dấu lời nói trực tiếp; đánh dấu bộ phận chú thích trong câu b/ Đặt đầu những bộ phận liệt kê (mỗi bộ phận trình bày thành một dòng riêng) c/ Chỉ sự liên danh. 4. Bài 4: à Thể hiện cách phát âm dằn giọng, nhắn vào từng tiếng một gắn với sự bực tức, thái độ kiên quyết của người nói. Kiểm tra ngày ..... tháng 4 năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan 35 (Tiet 34).doc