Giáo án môn Ngữ văn 7 năm 2007

A- Mục tiêu :

 1-Học sinh nắm được thế nào là yếu tố Hán Việt và cách cấu tạo đặc biệt của một số từ ghép Hán Việt.

 2- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng từ Hán Việt.

 3- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 B- Phương pháp : quy nạp – thực hành.

 C- Chuẩn bị: HS soạn bài. GV chuẩn bị bảng phụ

D -Thiết kế bài dạy

 * ổn định lớp

 * Kiểm tra bài cũ: đại từ là những từ dùng để làm gì? cho ví dụ

 * Lời vào bài

 

doc88 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 năm 2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Soạn ngày 22/9 dạy ngày 25/9/2007 Bài 5-Tiết 18 Từ hán việt A- Mục tiêu : 1-Học sinh nắm được thế nào là yếu tố Hán Việt và cách cấu tạo đặc biệt của một số từ ghép Hán Việt. 2- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng từ Hán Việt. 3- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B- Phương pháp : quy nạp – thực hành. C- Chuẩn bị: HS soạn bài. GV chuẩn bị bảng phụ D -Thiết kế bài dạy * ổn định lớp * Kiểm tra bài cũ: đại từ là những từ dùng để làm gì? cho ví dụ * Lời vào bài Hoat động của giáo viên Học sinh Kết quả cần đạt Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? thử đặt câu với các tiếng đó và hãy xem tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu? Vậy các yếu tố Hán Việt có đặc điểm gì? mà nó được dùng để làm gì? Bảng phụ Thiên thư -> thiên1- trời Thiên niên kỉ -> thiên2 - nghìn Thiên lí mã -> thiên2 - nghìn Thiên đô … -> thiên3- dời Hãy cho biết yếu tố thiên trong các cụm từ trên có nghĩa là gì? Như vậy các yếu tố thiên này nghĩa có liên quan gì đến nhau không? ( không, đây là những yếu tố khác nhau, không liên quan gì đến nhau, nghĩa khác nhau, chữ hán viết khác nhau, đọc lên âm thanh giống nhau => đồng âm) Qua đây ta rút ra điều gì về các yếu tố Hán Việt? Các từ sơn hà, xâm phạm,giang san nghĩa là gì? đó là từ ghép đẳng lập hay từ ghép chính phụ? Nếu không biết nghĩa của các từ ấy thì em có biết nó là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lâp không? Vậy làm cách nào để biết đó là từ ghép chính phụ hay đẳng lập? ( Phải biết ngghĩa của các tiếng trong từ, nếu các tiếng có vai trò ngang nhau_> đẳng lập) Các từ ái quốc, thủ môn, chién thắng có nghĩa gì? thuộc loại từ ghép gì? ( yêu nước, giữ cửa, thắng trận) Vậy từ ghép Hán Việt có mấy loại? Trong từ ái quốc tiếng nào là chính, tiếng nào là phụ? Còn từ thủ môn và chiến thắng? Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì? trật tự sắp xếp các Em có nhận xét gì về trật tự của từ ghép chính phụ Hán Việt? Tóm lại từ ghép Hán Việt có mấy loại? ctừ ghép Hán Việt chính phụ có mấy kiểu sắp xếp từ? đọc VD Trả lời độc lập đọc ví dụ đọc ghi nhớ Trả lời độc lập đọc ghi nhớ I- Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt 1- Ví dụ 2- Nhận xét - Nam : Nam ( tên nước) - quốc : nước - sơn : núi - hà : sông -> quốc, sơn ,hà => yếu tố Hán Việt đặc điểm: + Không dùng độc lập được, dùng để tạo thành từ ghép + có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau 3- ghi nhớ II- Từ ghép Hán Việt 1- Từ ghép đẳng lập 2- Từ ghép chính phụ Có 2 trường hợp: + yếu tố chính trước, phụ sau + yếu tố phụ trước, chính sau 3- ghi nhớ (SGK) III- Luyện tập Bài 1 Hoa1 – một bộ phận của cây Hoa2 – phồn hoa, bóng bẩy Phi1 – bay Phi2 – không phải, trái lẽ phải Phi 3 – vợ vua Tham1 – ham muốn Tham2 – góp, dự vào Gia1 – nhà Gia2- thêm vào Bài 2: Các từ ghép Hán Việt: Quốc gia, giang sơn, cư trú, bại trận Bài 3 Các từ có yếu tố chính đứng trước: hữu ích,phát thanh, bảo mật, phòng hoả Các từ yếu tố phụ đứng trước:thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi Bài 4 yếu tố phụ đứng trước : quốc ca, quốc hiệu, hậu sinh,tiền quân, trường giang yếu tố chính đứng trước: bất công, bất biến,thất học, thất nghiệp, phi pháp Ngày soạn 24/9. ngày dạy 25/9/2007 Tiết 19 trả bài tập làm văn số 1 A- Mục tiêu: 1- Giúp học sinh nhận ra những lỗi về cách diễn đạt, viết câu, trình bày đoạn văn, lập ý trong bài văn miêu tả. 2- Rèn cách sử dụng từ, cách viết đoạn văn, hoàn thiện cách làm bài văn miêu tả. B- Phương pháp: thực hành C- Chuẩn bị: trả bài từ hôm trớc cho học sinh tự sửa lỗi D- Thiết kế baì dạy * Ôn định lớp * bài mới Trả bài 7a5 Hoạt động của GV Học sinh Kết qủa cần đạt HĐI .chữa bài - 18 Hãy cho biết mở bài cần có những ý chính nào? Thân bài phải làm gì? Kể tả theo trình tự nào? Kết bài có những ý nào? Nhận xét chung:đa số các em đã biết cách viết bài văn miêu tả, viết đúng yêu cầu của đề bài, một số bài viết sinh đông và có cảm xúc. Nhận xét cụ thể Gv cùng cả lớp nghe và bổ sung. HĐ 2 - Đọc bài văn hay: Hiếu, Hoàng Tùng, 2 Trang, Chiến HĐ 3 - Gọi điểm Hs đọc đề bài Hs nêu dàn ý Hs thảo luận nhóm 10 phút -> trình bày lỗi của nhóm mình, cách sửa I. Dàn ý II - Chữa lỗi 1. lỗi chính tả, chữ viết Hoàng, Đạt, Định viết chữ rất ẩu, viết tắt tuỳ tiện (ng,ko) 2- Lỗi viết câu: Công: Qua giọng nói gọn nhẹ tỉnh táo nhưng chứa đựng nhiều điều bất ngờ của câu chuyện hài. 3 Nội dung tả không hợp lí: Minh: Thửa này màu vàng um, thửa kia màu nhạt pha chút xanh xanh.thửa thì những cây lúa non màu xanh mượt Hoàng: Em tả bạn Tú, bạn cao một mết bốn bẩy, nặng ba mươi bảy cân. …đá bong rất siêu Đạt: Ban cao 1m35 dáng người dong dỏng (tả rheo mẫu) lông mày lá liễu Nghĩa: tả bạn trai: mặt tròn, tóc mây mềm mại Hiệp: Tả bàn chân rỗ, khuyết, không đầy đặn .( không để làmgì) 4- Không biết cách mở bài, kết bài: Hoàng: trong bài này em muốn tả bạn thân của em là bạn Minh Anh (mở bài không tự nhiên) 5- Bài làm sơ sài: các bài được 4 * bài của Thu: tả ngoại hình không tả tính cách. Bài của Thảo tả nhiều cảnh mà lướt Tả chưa có quan sát kĩ, chưa có chiều sâu: Phương Anh Bài của Nguyễn Lâm tả chân thực nhưng chưa phong phú. Lớp 7a3 Hoạt động của GV Học sinh Kết qủa cần đạt HĐI .chữa bài - 18 Hãy cho biết mở bài cần có những ý chính nào? Thân bài phải làm gì? Kể tả theo trình tự nào? Kết bài có những ý nào? Các em nắm được yêu cầu của đề, nhiều bài viết tố, nhìn chung lớp làm bài khá, tuy nhiên có mọt số bài viết ẩu, một vài bài còn tham khảo sách quá nhiều. HĐ 2 - Đọc bài văn hay: HĐ 3 - Gọi điểm Hs đọc đề bài Hs nêu dàn ý Hs thảo luận nhóm 10 phút -> trình bày lỗi của nhóm mình, cách sửa I. Dàn ý II - Chữa lỗi 1. lỗi chính tả, chữ viết Hưng: không để lề, viết ẩu, viết tắt tuỳ tiện; Sơn, Huy a, Nghĩa chữ ẩu 2- Lỗi dùng từ, diễn đạt: Bài của Trang ( câu cuối) Bài của Huy a .3 Các bài tham khảo sách quá nhiều: Bền, Sơn Bìa của Thảo tả thiếu chân thực – không quan sát, ảnh hưởng sách tham khảo III- Đọc bài văn hay: Bài làm sáng tạo: bài của Hương, Cúc, Trang, Uyên, Tỉnh, Huệ IV- Gọi điểm Ngày soạn 25/9. ngày dạy 28/9/2007 Tiết 20 tìm hiểu chung về văn biểu cảm A- Mục tiêu: 1- Giúp học sinh hiểu được nhu cầu biểu cảm và đặc điểm chung của văn buiêủ cảm 2- Hình thành kĩ năng biểu cảm 3- Bồi dưỡng tư tưởng nhân văn cho học sinh B- Phương pháp: Quy nạp - thực hành C- Chuẩn bị: Học sinh soạn bài trước D- Thiết kế baì dạy * Ôn định lớp * bài mới Hoạt động của giáo viên Học sinh Kết quả cần đạt HĐ1 – 10 phút Mõi câu ca dao trên thổ lộ những tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì? Trong thư ta gửi cho người thân hay bạn bè em có thường biểu lộ tình cảm không? Tóm lại nhu cầu biểu cảm là nhu cầu tự nhiên của con người, chính vì thế mà cần có văn bản biểu cảm . tất cả những bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đát nước, ca dao than thân, những ài thơ trữ tình, hay những bức thư hay một đoạn tuỳ bút cũng coi là văn bản biểu cảm. Vậy thế nào là văn bản biểu cảm? HĐ2 – 13 phút Đoạn văn thứ nhất biểu đạt những nội dung gì? Đoạn văn thứ hai biểu đạt nọi dung gì? Các đoạn văn này là văn biểu cảm hay tự sự, hay miêu tả? Em nhận thấy văn biểu cảm có gì khác với văn tự sự và văn miêu tả? Có ý kiến cho rằng tình cảm trong văn tự sự phải là những tình cảm thấm nhuần tư tưởng nhân văn, em có đồng ý với ý kiến đó không? Em có nhận xét gì về cách biểu cảm ở hai đoạn văn trên? Tóm lại văn biểu cảm có những đặc điểm gì? HĐ3- 20 phút đọc những câu ca dao Trả lời độc lập đọc 2 đoạn văn Trả lời độc lập Tổng kết lại đọc ghi nhớ Hoạt động nhóm. Dãy 1- bài 1 Dãy 2 bài 2 Bài 3 cả lớp cùng làm Bài 4 về nhà I- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 1- Nhu cầu biểu cảm của con người 2- đặc điểm của văn biểu cảm Chủ yếu là bày tỏ tình cảm, cảm xúc tình cảm thấm nhuần tư tưởng nhân văn hai cách biểu cảm: trực tiếp + gián tiếp ( thông qua tả, kể) 3- Ghi nhớ: SGK II- Luyện tập Bài 1 Đoạn 2 là văn biểu cảm vì từ ngữ miêu tả ở đây cho thấy cảm nhận riêng và tình cảm cảm xúc rất riêng của tg khi viết về hoa hải đường. Còn đoạn 1 thì cho biết những thông tin về hoa hải đường một cách khách quan, không bày tỏ tình cảm gì. Bài 2 Bìa thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh cũng là văn bản biểu cảm. Hai văn bản ấy thể hiện tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc thông qua việc khảng định đất nước ta là một quốc gia độc lập, thông qua việc kể về những chiến công và nói lên khát vọng hoà bình. Bài 3 VD: Bài thơ Lượm; Đêm nay Bác không ngủ Ngày soạn 28/9. ngày dạy 1/10/2007 Tiết 21 văn bản: Bài ca côn sơn ( trích Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi) Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (Thiên trường vãn vọng – Trần Quang Khải) A- Mục tiêu: 1- Giúp học sinh cảm nhận được cảnh trí Côn Sơn thanh tao, hồn thơ và sự hoà nhập với thiên nhiên của Nguyễn trãi trong bài Côn Sơn ca; hồn thơ thắm thiết, tình yêu quê hương trong bài buổi chiều đứng ở phủ Thên Trường trông ra 2- Hình thành kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ. 3- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, trân trọng hồn thơ cao đẹp của các thi nhân xưa. B- Phương pháp: Quy nạp - thực hành C- Chuẩn bị: Học sinh soạn bài trước D- Thiết kế baì dạy * Ôn định lớp * bài mới Hoạt động của giáo viên Học sinh Kết quả cần đạt HĐ1 – 7 phút - Em biết gì về tg Nguyễn Trãi? Gv giới thiệu nhấn mạnh: Nguyễn Trãi là một trong những người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn....Nguyễn Trãi là một nhà thơ - đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Là danh nhân văn hoá thế giới - Bài thơ được trích trong văn bản nào? Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Gv đọc mẫu - Đoạn trích các em học ở đây thuộc thể thơ nào?Em hãy giới thiệu về thể thơ lục bát? HĐ2 – 22 phút - Hãy tìm những hình ảnh thơ viết về cảnh trí Côn Sơn? Mọc như nêm nghĩa là gì? ( trong bản nguyên tác câu trong rừng... nằm dược viết nghĩa là: trong rừng có thông muôn chiêc lọng xanh rủ bóng, ta nghỉ ngơi trong đó) -Trong bài thơ tg đã dùng nghệ thuật gì? Em có cảm nhận gì về cảnh trí Côn Sơn? ( Chú ý tg tả tiếng suói như tiếng đàn, thông như chiếc lọng che) - Trong bài thư ta thấy tg xưng là gì? - ở Côn Sơn tg đã sống như thế nào? Em hãy tìm những hình ảnh thơ cho thấy cuộc sống của tg ở đó? - Em hiểu thơ nhàn là gì? Trong rừng núi Côn Sơn tg không còn sống cuộc sống đầy đủ về vật chất như những người trong triều, đang làm quan, không lọng che, không người đón rước. Qua những hình ảnh thơ trên em có cảm nhận gì về cuộc sống của tg nơi đây? ở đó tg khi thì nghe đàn, khi thì ngâm thơ... Em nhận thấy điều gì trong tâm hồn của vị đại quan khi ở ẩn? Qua đây em có suy nghĩ gì về Nguyễn Trãi? Có bai thơ NT đã viết về cuộc sống ở Côn Sơn: Cò nằm hạc lăn nên bầu bạn, ấp ủ cùng ta làm cái con Tuy nhiên ông không vì vậy mà quên nghĩ đến dân, đến nước. đã có khi ông viết: Bui một tấm lòng trung với hiếu / mài chăng khuyết nhuộm chăng đen - Trong bài thơ ta thấy tg còn xưng ta, tại sao lại xưng ta chứ không phải là tôi? (cái tôi lớn lao, làm chủ thiên nhiên, cuộc sống; cái tôi mang những nghĩ suy về cái chung của cuộc đời) HĐIII- 3 phút Tóm lại bài thơ cho ta cảm nhận được điều gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài? (bổ sung: Những hình ảnh thơ mang vẻ đẹp trong trẻo, tao nhã, đậm chất cổ điển) HĐ IV Hướng dẫn – gợi ý - Giới thiệu vài nét chính về tác giả bài thơ? -Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? - Cảnh hiện lên ở hai câu là cảnh bao quát hay là chi tiết cụ thể? - - Cảnh làng xóm hiện lên trong hai câu này như thế nào? ậ câu sau là cảnh bao quát hay là cảnh cụ thể? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ ở hai câu thơ cuối? Cảnh mục đồng dẫ trâu về trong tiếng sáo vẳng và hình ảnh đàn cò liệng xuống đồng khiến cho ta cảm nhận gì về làng quê? Như vậy nội dung khái quát của bài thơ này là gi? đặc sắc nghệ thuật trong toàn bài? * Về nhà: học thuộc hai bài thơ, nắm được những nét chính về hai tg, nội dung bài thơ đọc chú thích về tg - Sinh: 1830, mất1442. Quê: Thường Tín- Hà Tây;Từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn…được UNESCO công nhận danh nhân văn hoá thế giới. - trích trong tập Ưc trai thi tập - sáng tác khi TG ở ẩn ở Côn Sơn Hs đọc - suối rì rầm - đá rêu phơi - thông mọc như nêm - trúc... -> mọc rất dày So sánh -> trng trẻo, tươi đẹp TG xưng :ta -> sống an nhàn, thảnh thơi ( nghe tiếng suối, năm, ngâm thơ) - thơ về cuộc sống, tâm tư của người ở ẩn, nhàn tản; - Thơ của người nhà rỗi - Cuộc sống thanh bạch, giản dị - xưng ta cũng là tôi, người xưa thường hay xưng như thế - … nhận thấy NT là người có tâm hồn thanh cao, yêu thiên nhiên - … NT: điệp từ, so sánh - là một ông vua yêu nước, khoan hoà, nhân ái - TG về thăm quê- phủ Thiên Trường - Nam Định Hs đọc thất ngôn tứ tuyệt -> Gợi tả bao quát -> cảnh thơ mộng, yên tĩnh… -> tả cụ thể Cảnh bình dị, nên thơ… Cảm nhận làng quê yên bình -> Cảnh làng xóm quê hương thơ mộng, yên bình, ấm áp hơi thở của cuộc sống lao động bình dị ; lòng yêu quê hương đất nước của TG -> Hình ảnh bình dị, giàu chất thơ.. A- Côn Sơn ca I- Tìm hiểu chung 1- tác giả - tác phẩm a. Tác giả (SGK) b. tác phẩm: Rút trong ức Trai thi tập – thơ chữ Hán, được dịch ra thể thơ lục bát 2- Đọc 3- Thể thơ: lục bát ( bản dịch) II- Đọc - hiểu văn bản 1- Cảnh trí Côn Sơn trong tâm hồn Nguyễn Trãi -suối rì rầm - đá rêu phơi - thông mọc như nêm - trúc... so sánh Cảnh trí Côn Sơn tươi đẹp, thanh bình, gần gũi ấm áp... 2- Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn trãi ở Côn Sơn - Ta - nghe ...đàn cầm ngồi trên đá...chiếu êm nằm ngâm thơ nhàn sống cụôc sống thanh bạch, hài hoà, gắn bó với thiên nhiên( coi Côn Sơn là ngôi nhà của mình) tâm hồn thích thú, thanh thản, thảnh thơi tâm hồn giản dị, thanh cao, không ham vinh hoa mà yêu thiên nhiên III- Tổng kết – ghi nhớ (SGK) B- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra I- Tìm hiểu chung 1-Tác giả - tác phẩm 2- Đọc 3- thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt II- Phân tích 1- Hai câu đầu -> hình ảnh giầu chất thơ -> Cảnh vật hư ảo, làng xóm êm đềm , tĩnh lặng 2- Hai câu sau -> hình ảnh thơ mộc mạc, trữ tình ->làng quê thơ mộng, thanh bình và yên ấm. III- Tổng kết – ghi nhớ (sgk) . Soạn ngày 29/9 dạy ngày 2/10/2007 Bài 5-Tiết 22 Từ hán việt A- Mục tiêu : 1-Học sinh nắm được nghĩa và sắc thái biểu cảm cả một số từ Hán Việt thường dùng. 2- Bước đầu biết sử dụng từ Hán Việt đúng sắ thái biểu cảm, có ý thức tránh lạm dụng từ Hán Việt 3- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B- Phương pháp : quy nạp – thực hành. C- Chuẩn bị: HS soạn bài. GV chuẩn bị bảng phụ D -Thiết kế bài dạy * ổn định lớp * Kiểm tra bài cũ: đại từ là những từ dùng để làm gì? cho ví dụ * Lời vào bài Hoat động của giáo viên Học sinh Kết quả cần đạt HĐ1 – 17 phút Phụ nữ Việt Nam anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang.(đàn bà) Cụ... su khi cụ từ trần nhân dân địa phương mai táng cụ trên một ngọn đồi cao.( chết ,chôn) Bác sĩ đang khám tử thi.(xác chết) Những từ in đậm là từ hán Việt hay từ thuần Việt? Tại sao các câu văn dưới đây dùng từ Hán Việt mà không dùng từ thuần Việt có nghĩa tương tự ghi trong ngoặc đơn? Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiêu vua Trần Nhân Tông Vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần... Hãy tìm những từ Hán Việt? Những từ ấy có thể thay thế bằng những từ khác hiện đại hơn được không? Vì sao? Theo em mỗi cặp câu dưới đây câu nào có cách diễn đạt hay hơn?Vì sao? ( Câu a1,b1 lạm dụng từ hán Việt làm cho lời nói thiếu tự nhiên mà trở nên khô cứng, không có sắc thái biểu cảm, không tình cảm) Qua đây ta rút ra điều gì? đọc VD Trả lời độc lập đọc ví dụ đọc ghi nhớ đọc vd Trả lời độc lập đọc ghi nhớ I- Sử dụng từ Hán Việt 1- Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm a – Ví dụ b – Nhận xét Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính ( VDa 1,2) Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ- VDb - Tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí cổ xưa. c - ghi nhớ(SGK) 2- Không lạm dụng từ Hán Việt a- Ví dụ b – Nhận xét c – Ghi nhớ(sgk) HĐ2 II- Luyện tập Bài 1, hoạt động nhóm; bài 2 trả lời nhanh, bài 3, 4 làm độc lập Bài 1 ...Nghĩa mẹ như nước... ...thân mẫu của chủ tịch... ...có ngài đại sứ và phu nhân ... thuận vợ thuận chồng... ...sắp chết thì tiếng kêu thương Lúc lâm chung ông cụ còn... Lời giáo huấn của chủ tịch Con... dạy bảo của cha mẹ Bài 2 Tên người , tên địa lí dùng từ Hán Việt để tên có ý nghĩa sâu sắc và mang sắc thái trang trọng Bài 3: Các từ Hán Việt: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc, tuyệt trần -> Tạo sắc thái cổ xưa. Bài 4: Câu1 thay bằng từ giữ gìn Câu2 thay bằng từ đẹp đẽ Ngày soạn 1/10. ngày dạy 4/10/2007 Tiết 23 đặc điểm của văn biểu cảm A- Mục tiêu: 1- Giúp học sinh hiểu được đặc điểm của văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm 2- Hình thành kĩ năng biểu cảm 3- Bồi dưỡng tư tưởng nhân văn cho học sinh B- Phương pháp: Quy nạp - thực hành C- Chuẩn bị: Học sinh soạn bài trước D- Thiết kế baì dạy * Ôn định lớp * bài mới Hoat động của giáo viên Học sinh Kết quả cần đạt Bài văn tấm gương biểu đạt tình cảm gì? ( T/c trân trọng, yêu quý người trung thực, ghét người xu nịnh) Tg bài văn đã mượn hình ảnh nào để biểu đạt tình cảm đó? tại sao lại mượn hình ảnh tấm gương để nói về người ngay thẳng? bài văn sử dụng nghệ thuật gì? Bài văn có bố cục mấy phần? mỗi phần từ đâu đến đâu? Nêu nhiệm vụ của từng phần? đoạn văn vừa đọc thể hiện tình cảm gì? tình cảm ở đây được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhạn xét đó? Còn văn bản 1 biểu cảm bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tình cảm được thể hiện trong văn bản 1 và đoạn văn 2? Tóm lại bài văn biểu cảm có những đặc điểm gì? đọc văn bản Trả lời câu hỏi đọc đoạn văn ở phần 2 I- Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm 1- đọc bài văn * Nhận xét : - người viết chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ ( hình ảnh tấm gương) để biểu cảm ( thể hiện tình cảm với người ngay thẳng) * Bài viết có bố cục 3 phần - MB: nêu khái quát tình cảm của người viết, đặc điểm của đối tượng được nói tới - TB : thể hiện tình cảm yêu – ghét cụ thể với đối tượng, suy nghĩ xung quanh đối tượng được nói tới. - KB: chốt lại ,khái quát nâng cao nội dung biểu cảm. 2- Đọc đoạn văn * Nhận xét: - Biểu cảm gián tiếp 3- Ghi nhớ (Sgk) II- Luyện tập Bài văn thể hiện tam trạng của người học trò khi mùa hè đến, hoa phượng nở. Đó là tâm trạng buồn vì chia li ,xa cách thầy cô , bè bạn, mái trường. Hình ảnh hoa phượng vừa là tâm trạng của học trò, vừa là chứng nhân của học trò vì hoa phượng nở nơi sân trường, nơi diễn ra những kỉ niệm học trò, chứng kiến học trò xa trường lớp để lại sân trường buồn vắng Gọi hoa phượng là hoa học trò vì hoa hoa phượng ở sân trường, gắn bó với học trò, gắn bó với mái trường.sắc màu hoa phượng đỏ r7ực rỡ như tâm hồn tươi trẻ của học trò. Ngày soạn 1/10. ngày dạy 5/10/2007 Tiết 24 đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm A- Mục tiêu: 1- Giúp học sinh nắm được các dạng đề văn biểu cảm và các bước làm bàivăn biểu cảm 2- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn biểu cảm 3- Bồi dưỡng tư tưởng nhân văn cho học sinh B- Phương pháp: Quy nạp - thực hành C- Chuẩn bị: Học sinh soạn bài trước. Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi đề bài D- Thiết kế baì dạy * Ôn định lớp * bài mới Hoat động của giáo viên Học sinh Kết quả cần đạt ( bảng phụ – ghi các đề bài) a -Cảm nghĩ về dòng sông b- Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu c- Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ d- Vui buồn tuổi thơ e- Loài cây em yêu đề bài d và e có gì khác so với 3 đề bài trên? theo em đề d và e có phaỉ là đề bài văn biểu cảm không? Hãy gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài? Các từ ngữ ấy cho ta biết đều gì? Dựa vào phần gợi ý để tìm ý? Các ý chính đó thuộc phần nào trong bài văn? Mở bài ta phải làm gi? Thân bài em sắp xếp các ý trên ntn? Kết bài ta làm gì? Sau khi lập dàn ý xong ta phải làm gì? đây là văn biểu cảm nên câu văn phải như thế nào? Viết xong ta phải làm gì? Vậy làm bài văn biểu cảm có những bước nào? đọc các đề bài Trả lời độc Trả lời độc HĐ nhóm Viết bảng phụ Trả lời độc Trả lời độc lập hs đọc I- Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm 1- Đề văn biểu cảm Đề văn biểu cảm có thể chỉ nêu ra đối tượng biểu cảm mà không nêu ra yêu cầu về thể loại bài viết. 2- Các bước làm bài văn biểu cảm Cho đề bài:Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ Tìm hiểu đề b- lập dàn ý MB- nụ cười -> cuộc sống tươi đẹp Nụ cười của mẹ -> tôi hạnh phúc TB : không biết từ bao giờ tôi đã thấy nụ cười của mẹ khi còn nhỏ, tôi nói lúi lô, kể cho mẹ chuyện ...-> mẹ vui, cười....ôm vào lòng khi đi học về , được điểm cao, khi được nhận thưởng...mẹ cười ,khên....sung sướng nhất là khi được khoe với mẹ... khi lười học... mẹ buồn không cười-> tôi buồn, ăn năn... muốn mẹ vui...trăm học... lớn lên tôi sẽ thành người tốt, làm nhièu việc có ích để mẹ luôn cười KB: - nụ cưòi của mẹ toả bao ánh sáng của tình yêu thương không có nụ cười của mẹ cuộc sống sẽ bất hanh... c- Viếtbài d- Sửa bài 3- Ghi nhớ II- Luyện tập: a bài văn thể hiện tình yêu quê hương và niềm tự hào về quê hương, con người quê hương. tiêu đề: An Giang quê tôi đề bài: Quê hương trong tôi b Dàn ý MB: nhớ quê - đi xa về thích kể về quê TB: nhớ vè đẹp quê mình núi sông cánh đòng nắn chiều... nhớ về quê mình, con người quê mình trong chiến tranh số phận bi thương, tâm hồn vĩ đại: Hoàng Đạo Cật, Trương Gia Mô muốn tìm lại từng mỏm đá lịch sử, nơi ghi dấu chiến công, hình bóng... KB: đi xa – càng hiểu – càng thêm yêu... c - phương thức biểu cảm: trực tiếp Ngày soạn 5/10. ngày dạy 8/10/2007 Bài 7 Tiết 25 Bánh trôi nước (Hồ xuân Hương) Và Sau phút chia li ( Trích Chinh Phụ ngâm- Đặng Trần Côn) A- Mục tiêu: 1- Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp, bản lĩnh sắt son của người phụ nữ qua sự trân trọng và cảm thương của Hồ Xuân Hương ở bài Bánh trôi nước. 2- rèn kĩ năng cảm thụ , phân tích thơ trung đại B- Phương pháp: giảng bình C- Chuẩn bị: Học sinh soạn bài trước. Giáo viên chuẩn bị bảng phụ bài tập trắc nghiệm D- Thiết kế baì dạy * Ôn định lớp * Kiểm tra bài cũ: hãy đọc thuộc lòng bài ca Côn Sơn và nêu cảm nhận của em về Nguyễn Trãi khi sống ở Côn Sơn? * bài mới Lời vào bài: trong ca dao hình ảnh người phụ nữ và thân phận bất hạnh của họ đã được nói đến khá nhiều. trong văn học trung đại hình ảnh người phụ nữ cũng là đề tài được quan tâm. Có nhiều tp mãi mãi được ngợi ca như... trong đó các tp thơ của Hồ Xuân Hương, Đặng Trần Côn mỗi tp góp một tiếng nói riêng, rất trữ tình và đặc sắc. Hoat động của giáo viên Học sinh Kết quả cần đạt Em hãy giới thiều mấy nét chính về TG Hồ Xuân Hương ? ( HXH – nữ thi sĩ ở cuối TK 18 đầu TK 19 bà được mệnh danh: Bà chúa thơ nôm thơ của bà - tíêng thơ của người phụ nữ, bà nói lên những khát vọng, buồn tủi của người phụ nữ dưới XHPK) Bài thơ được làm theo thể thơ nào? GV đọc mẫu Bài thơ có tên là “ Bánh trôi nước” các em hãy suy nghĩ xem các câu thơ nói về những đối tượng nào? Bài thơ sử dụng nghệ thuật gì? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ ,về ngôn ngữ trong câu thơ thứ nhất? ( gợi ý : các em đã đọc một số câu ca dao : thân em như...) Những từ vừa trắng vừa tròn gợi cho em cảm nhạn gì về người Pn trong bài? Nhưng thân phận người phụ nữ thì sao? Bẩy nổi ba chìm có nghĩa NTN? Câu thơ thứ ba nói về điều gì ? số phận người phụ nữ ra sao? ( số phận người pn cũng như chiếc bánh trôi, được vuông tròn, hạnh

File đính kèm:

  • docbai giang.doc