Giáo án môn Ngữ văn 7 - Sài gòn tôi yêu - Minh hương (tự học cã hướng dẫn )

A.Mục tiêu cần đạt:

- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và tìm hiểu những nét đẹp riêng của Sài Gòn với tự nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phẩm chất người Sài Gòn

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản

- Rèn khả năng đọc, cảm thụ, phân tích tuỳ bút

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh

B.Chuẩn bị:

- Giáo viên: giáo án+sgk+sgv

- Học sinh: soạn bài theo câu hỏi

C.Các bước lên lớp

1.Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Sài gòn tôi yêu - Minh hương (tự học cã hướng dẫn ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÀI GÒN TÔI YÊU -Minh Hương- (Tự học cã hướng dẫn ) A.Mục tiêu cần đạt: - Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và tìm hiểu những nét đẹp riêng của Sài Gòn với tự nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phẩm chất người Sài Gòn - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản - Rèn khả năng đọc, cảm thụ, phân tích tuỳ bút - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh B.Chuẩn bị: - Giáo viên: giáo án+sgk+sgv - Học sinh: soạn bài theo câu hỏi C.Các bước lên lớp 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: ? Cốm là thức quà như thế nào? Em nhận xét gì về tình cảm của tác giả với thức quà ấy? - Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát, mang hương vị của cái mộc mạc, giản dị mà thanh khiết của đồng quê nội cỏ - Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng , tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động 1:Khởi động Giờ trước chúng ta đã học một bài tuỳ bút viết về Hà Nội với món quà đặc biệt - Cốm làng Vòng. Hôm nay chúng ta sẽ đến thăm Sài Gòn qua tuỳ bút của Minh Hương. Hoạt động 2: Đọc- Hiểu văn bản - GV hướng dẫn đọc.Giọng đọc thiết tha, sâu lắng thể hiện tình yêu Sài Gòn sâu sắc của tác giả.Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả - Gv đọc mẫu - Gọi 3-4 em đọc, nhận xét - Gv nhận xét ? Giải thích: ba trăm năm? Cây mưa? - Học sinh đọc các chú thích còn lại sgk 171 ? Văn bản thuộc thể loại gì? ? Tác giả cảm nhận Sài Gòn ở những phương diện nào? (Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn. Mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả cũng phát triển theo phương diện đó) ? Dựa vào mạch cảm xúc của tác giả hãy tìm bố cục bài văn? ?Xác định nọi dung chính của từng phần? - Học sinh theo dõi phần 1. ? Thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn được cảm nhận qua đặc điểm nào? (Mưa nắng thất thường, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt,nắng ngọt ngào, chiều lộng gió, trời vi vi) ? Nhận xét gì về sự cảm nhận của tác giả? ? Ngoài thiên nhiên, khí hậu, tác giả cảm nhận về điều gì? ( Cảm nhận về cuộc sống ) ? §ã lµ cuéc sèng nh­ thÕ nµo? ? Theo dõi đoạn “ tôi yêu Sài Gòn da diết”. Đoạn văn sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? (Thảo luận nhóm 4 thời gian 4phút ) - Đại diện báo cáo. (So sánh, điệp ngữ, điệp cấu trúc ) -> Nhấn mạnh , tô đậm tình yêu tha thiết của tác giả. (điệp ngữ còn có tác dụng liên kết văn bản) -> tích hợp TLV. - Đọc thầm: ở đất này không có người miền Bắc (trang 170 ) ? Tác giả nhận xét gì về đặc điểm dân cư người Sài Gòn? ( Không có người miền Bắc, Trung, Nam, Hoa , Khơ me mà toàn người Sài Gòn cả ) ? Tại sao Sài Gòn vốn là nơi hội tụ của người tứ phương mà tác giả nhận xét như vậy? (Sài Gòn hội tụ bốn phương nhưng đã hoà hợp không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn -> thể hiện sự cởi mở, đoàn kết ) ? Phong cách người Sài Gòn được tác giả cảm nhận qua chi tiết nào? ( Các cô gái yểu điệu, thiết tha, e ngại, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, cười chúm chím, sáng rỡ, hóm hỉnh , nhí nhảnh…. , hi sinh tính mạng ) ? Qua miêu tả của tác giả em thấy gì về các cô gái Sài Gòn? ? Qua văn bản em cảm nhận được điều gì mới và so sánh về Sài Gòn cũng như tình cảm của tác giả đối với mảnh đất này? ( Là đô thị sầm uất, đông đúc, con người đoàn kết yêu thương nhau, cởi mở, chân thành, dũng cảm. tác giả yêu quý da diết miền đất này ) Hoạt động 3: Tổng kết Học sinh đọc ghi nhớ Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập - Học sinh đọc, xác định yêu cầu, làm bài - Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 - Học sinh làm bài, trình bày - Học sinh và giáo viên nhận xét Ví dụ đoạn văn Nắng đã lên rồi, rải một màu vàng nhạt khắp thảm cỏ xanh rì . Trong vườn trăm hoa khoe nở, khoe sắc, phô hương.Gió xuân vuốt ve hàng cây trên sân trường.Từng đàn chim én dập dìu, như đưa thoi trên đồng ruộng. Lúa con gái mỡ màng, sóng lượn nhấp nhô. Khắp các nẻo đường, dòng người chảy hội đông vui, nhộn nhịp thế. I. Đọc – th¶o luËn chó thÝch. 1. Đọc 2. Chú thích ( sgk 171) 3. Thể loại và bố cục - Thể loại: Tuỳ bút. II. Bố cục: ba phần -P1: đầu –tông chi họ hàng: ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu đối với thành phố đó -P2:tiếp ->hơn năm triệu: cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn -P3: còn lại: tình yêu của tác giả với thành phố 3.Tìm hiểu văn bản 3.1Ấn tượng và tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn - Cảm nhận tinh tế về nét riêng biệt đặc trưng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn. - Cuộc sống sôi động, đa dạng trong thời điểm khác nhau. - Tác giả yêu da diết, mãnh liệt Sài Gòn 3.2 Cảm nhận về phong cách con người Sài Gòn - Sài Gòn hội tụ người bốn phương nhưng hoà hợp, không phân biệt -> Sài Gòn cởi mở, đoàn kết. Đó là nét đẹp dân cư thành phố. - Phong cách người Sài Gòn được cảm nhận đúng đắn, tinh tế: chân thành, cởi mở, bộc trực, vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà dũng cảm cao đẹp. II.Ghi nhớ(sgk) III. Luyện tập 1, Bài tập 1: Tìm bài viết về vẻ đẹp đặc sắc quê em - Động Mường Vi - Sự tích Trung Đô 2, Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình đối với quê hương(hoặc vùng đất mình từng gắn bó) 4.Củng cố: - Ấn tượng của em về Sài Gòn? 5.Hướng dẫn học ở nhà: -Học ghi nhớ, nội dung phân tích - Học thuộc một đoạn mà em thích - Soạn: “ Mùa xuân của tôi” theo câu hỏi sgk --&--&--&--&--&--&--&--

File đính kèm:

  • docSai Gon toi yeu.doc
Giáo án liên quan