Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 01: Mẹ tôi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Củng cố, mở rộng hiểu biết về hai văn bản: “Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi”

 - Cảm nhận sâu sắc tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi và làm bài tập tự luận ngắn.

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, trân trọng cha mẹ cho học sinh

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Hướng dẫn tự học NV 7, Ngữ văn 7 nâng cao

 - HS: Ôn tập chuẩn bị bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 01: Mẹ tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01 Tiết 01: Ngày soạn: 20/8/2010 Ngày dạy: /8/2010 bổ trợ kiến thức về văn bản nhật dụng: cổng trường mở ra - mẹ tôi I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Củng cố, mở rộng hiểu biết về hai văn bản: “Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi” - Cảm nhận sâu sắc tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi và làm bài tập tự luận ngắn. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, trân trọng cha mẹ cho học sinh ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Hướng dẫn tự học NV 7, Ngữ văn 7 nâng cao - HS: Ôn tập chuẩn bị bài iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1 : + Sĩ số:..... + Vắng:..... - Lớp 7A2 : + Sĩ số:..... + Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Xen kẽ phần nội dung kiến cơ bản cần nắm) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS kể lại một mẩu chuyện ngắn thể hiện tình mẫu tử trong cuộc sống à Cho HS nhận xét à Dẫn vào bài. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản cần nắm về hai văn bản: ?- ý nghĩa nội dung vănh bản “Cổng trường mở ra”? - Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con - Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người ?- Trong bài văn, có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? - Người mẹ không nói trực tiếp với con hoặc với ai. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm mà mình đã trải qua. * GVBS: Mục đích của văn bản là miêu tả và làm nổi bật tâm trạng của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường của con. Nói cách khác, VB trả lời câu hỏi: Trước ngày khai trường đầu tiên của con, tâm trạng người mẹ như thế nào? Người mẹ đã suy nghĩ điều gì?) ?- Nhận xét về cách viết, giọng văn của văn bản? - Giọng điệu nhỏ nhẹ, tâm tình sâu lắng ?- Tìm câu văn thể hiện rõ nhất ý nghĩa nội dung văn bản “Mẹ tôi”? - “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” ?- Từ nội dung văn bản, em cảm nhận được điều gì sâu sắc về tình cảm của con người? + Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và của con cái đối với cha mẹ là vô cùng thiêng liêng + Con cái không được chà đạp lên tình cảm đó. ?- Cách thể hiện của VB “Mẹ tôi” có gì đặc biệt? Tác dụng của cách thể hiện này? - Dùng hình thức viết thư à Người viết có cơ hội bày tỏ trực tiếp cảm xúc và thái độ một cách chân thành. * Hướng dẫn HS làm một số câu hỏi, bài tập bổ trợ: (1)?- Trong văn bản „Cổng trường mở ra“, tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau. Hãy chỉ ra sự khác biệt ấy? (Cho HS thảo luận, làm theo nhóm từng bàn à Đại diện nhóm trình bày à Nhận xét, bổ sung à GV đánh giá chung) Gợi ý: Mẹ Con - Thao thức không ngủ được mặc dù tự dặn mình đi ngủ sớm,... - Trằn trọc nhớ lại kỉ niệm xưa - Suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác à Bâng khuâng, xao xuyến, thao thức không ngủ được - Háo hức, như thấy mình đã lớn - Ngủ dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo à Vô tư, thanh thản, đáng yêu (2) ?- Hãy chọn những câu văn mà em cho là hay nhất về: a/ Tình cảm của người mẹ dành cho con b/ Vai trò to lớn của giáo dục đối với con người. (HS tự chọn và lí giải ) (3) ?- Tìm những chi tiết nói về thái độ của người bố trước lỗi lầm của con trai trong VB „Mẹ tôi“. Thái độ ấy có hợp tình, hợp lí không? (Hình thức làm: Giống câu 1) Gợi ý: - Thái độ của người bố biểu hiện như sau: + Tức giận (...) + Đau xót (...) + Khuyên giải con phải kính trọng mẹ (...) + Đưa ra biện pháp để En-ri-cô sửa chữa lỗi lầm (...) à Thái độ của người bố hợp lí vì ông rất nghiêm khắc với con. Cách góp ý của ông cũng rất tế nhị, không chỉ hợp lí mà còn hợp tình. (4)?- Về cách đặt tên cho văn bản „Mẹ tôi“, có 2 ý kiến như sau: 2/ Nên đặt tên là „Bố tôi“ vì ông là người viết thư cho En-ri-cô. b/ Nên đặt tên là „Một lỗi lầm không thể tha thứ“ thì hợp lí hơn. Hãy nêu ý kiến của em! (HS tranh luận, giải thích) - Đúng là trong VB, người viết thư là bố, nhưng mọi lời kể lại hướng về người mẹ. Người bố không nói về mình, không nói nhiều về con trai mà chủ yếu nói về tình yêu thương và đức hi sinh vô bờ của người mẹ dành cho con. Vì thế, nếu đặt tên VB là „Bố tôi“ thì sẽ không nêu lên được tinh thần của văn bản. - Nếu đặt tên là „Một lỗi lầm không thể tha thứ“ thì có vẻ hợp lí vì VB nói chuyện En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm. Nhưng nhan đề này cũng chỉ nói được một phần nội dung trong khi ND quan trọng nhất là nói về sự cao đẹp của người mẹ. Bởi vậy nhan đề „Mẹ tôi“ là hợp lí nhất. Hoạt động 4: Củng cố: ?- Đọc diễn cảm văn bản „Mẹ tôi“ Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã học. - Làm bài tập 5: ?- Hãy bình luận câu nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” - Chuẩn bị tìm hiểu bổ sung văn bản: “Cuộc chia tay của những con búp bê” I. kiến thức cơ bản: 1. Cổng trường mở ra (Lý Lan) a/ Nội dung: + Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con + Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người b/ Nghệ thuật: - Giọng điệu nhỏ nhẹ, tâm tình sâu lắng 2. Mẹ tôi: (ét môn đô đơ A-mi-xi) a/ Nội dung: + Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và của con cái đối với cha mẹ là vô cùng thiêng liêng + Con cái không được chà đạp lên tình cảm đó. b/ Nghệ thuật: - Hình thức viết thư – biểu cảm. Ii. bài tập: 1. Câu 1: - Mẹ: Bâng khuâng, xao xuyến, thao thức không ngủ được - Con: Háo hức, vô tư, thanh thản. 2. Câu 2: a/ “Cái ấn tượng sâu sắc..... bâng khuâng, xao xuyến” b/ “Ai cũng biết rằng...... cả hàng dặm sau này” 3. Câu 3: + Tức giận (...) + Đau xót (...) + Khuyên giải (...) + Yêu cầu (...) à Thái độ của người bố hợp lí vì ông rất nghiêm khắc với con. Cách góp ý của ông cũng rất tế nhị, không chỉ hợp lí mà còn hợp tình. 4. Câu 4: (HS đọc) Kiểm tra ngày 23 tháng 8 năm 2010

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc