I. YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
iI. LÊN LỚP:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
239 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 124, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I. YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
iI. LÊN LỚP:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:
- Đọc văn bản và tìm hiểu phần chú thích SGK.
+ Đọc: chủ yếu miêu tả tâm trạng.
+ Giáo viên gọi học sinh đọcàGiáo viên nhận xét cách đọc.
+ Tìm hiểu các từ ngữ khó.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
- Từ văn bản đã học, em hãy tóm tắt đại ý của bài văn bằng một vài câu ngắn gọn?
- Giáo viên nhận xét à bổ sung.
- Trong đêm trườc ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào?
- Theo em, tại sao người mẹ không ngủ được?
- Học sinh thảo luận: Trong bài văn, có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Câu nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
- Giáo viên nhận xét à bổ sung.
- Kết thúc bài văn, người mẹ nói: “….. bước qua….. mở ra”. Em đã học qua lớp Một, bây giờ em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì?
- Gọi học sinh đọc Ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3:
4. Củng cố:
- Nêu nội dung và nghệ thuật qua văn bản trên?
- Gọi học sinh đọc Ghi nhớ SGK.
- Thực hành bài tập.
+ Bài tập 1:
Gọi 02 học sinh thuyết trình.
+ Bài tập 2:
Gọi học sinh trình bày, giáo viên cho điểm.
Học sinh trình bày.
à + Mẹ: thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
+ Con: thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.
à Vì lo lắng cho con và nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình.
à Không trực tiếp với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với chính mình.
à Những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
à “Ai cũng biết …… hàng dặm sau này”
à Học sinh thuyết trình.
Học sinh đọc Ghi nhớ SGK
I. Giới thiệu:
II. Tìm hiểu bài:
1. Tâm trạng người mẹ:
- Thao thức không ngủ được.
- Suy nghĩ triền miên.
à Trong đêm trước ngày khai trường của con.
2. Tâm trạng của con:
Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.
3. Vai trò và vị trí nhà trường:
“Ai cũng biết …… hàng dặm sau này”.
à Rất quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.
III. Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK/9)
IV. Luyện tập:
5. Dặn dò:
- Học bài: + Chú ý ôn lại các câu hỏi ở phần đọc – hiểu văn bản.
+ Tóm tắt văn bản và làm bài tập 4, 6 (Sách Bài tập/3)
- Soạn bài mới: Mẹ tôi
Vấn đề 1: Đọc văn bản + tìm hiểu chú thích
Vấn đề 2: Trả lời các câu hỏi trong: Đọc-hiểu Văn bản.
Vấn đề 3: Thực hành các bài tập (SGK).
Tiết 2: MẸ TÔI
(Ét-môn-đô đơ A-xi-mi)
I. YÊU CẦU:
Cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái.
Giáo dục học sinh: trân trọng tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ đó.
iI. LÊN LỚP:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:
Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích (vấn đề 1).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: miêu tả thái độ, tình cảm và suy nghĩ của bố qua giọng điệu.
* Hoạt động 2:
Tìm hiểu văn bản (vấn đề 2)
- Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gởi cho con nhưng lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?
à Học sinh trình bày à Giáo viên nhận xét à bổ sung.
- Cho biết thái độ người bố được thể hiện qua bức thư? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?
(Giáo viên ghi bảng nội dung 1)
* Giáo viên chuyển ý sang nội dung 2
- Trong văn bản có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-co là người như thế nào?
- Theo em, điều gì đã khiến En-ri-co “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?
- Giáo viên nhận xét à bổ sung.
- Tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-co mà lại viết thư?
à Giáo viên cho học sinh thảo luận à nhận xét, bổ sung.
(Giáo viên ghi bảng nội dung 2)
* Hoạt động 3: Nội dung và nghệ thuật (vấn đề 3)
4. Củng cố:
- Nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật qua văn bản trên?
- Gọi học sinh đọc Ghi nhớ ở SGK.
- Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
- Giáo viên gọi học sinh đọc và thực hành lần lượt bài 1, 2 SGK/12 và bài tập 1 SBT/5.
- Giáo viên nhận xét à cho điểm một vài học sinh.
* Bài tập trắc nghiệm:
1. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi là nhà văn của nước nào?
a. Nga c. Pháp
b. Ý d. Anh
2. Cha của En-ri-co là người như thế nào?
a. Rất yêu thương và nuông chiều con.
b. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con.
c. Yêu thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con.
d. Luôn luôn thay mẹ En-ri-co giải quyết mọi vấn đề trong gia đình.
- Tìm hiểu tác giả – tác phẩm.
- 02 học sinh đọc văn bản.
- Tìm hiểu một số từ ngữ khó ở chú thích.
Học sinh trình bày.
à Buồn bã, tức giận.
à Học sinh nêu chi tiết ở văn bản.
à Hết lòng yêu thương con.
à Gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-co; vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố; vì những lời nói sâu sắc chân tình của bố.
à Học sinh thảo luận: Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo, nhiều khi không nói trực tiếp được à Người mắc lỗi biết mà không mất đi lòng tự trọng.
Học sinh đọc Ghi nhớ SGK.
Học sinh trả lời.
Học sinh chọn
1. b
2. c
I. Giới thiệu:
II. Tìm hiểu bài:
1. Thái độ của bố qua bức thư:
- “Sự hỗn láo của con …….”.
- “Con mà lại xúc phạm …….”.
- “Thà rằng bố không có con còn hơn ……”.
à Buồn bã, tức giận.
2. Hình tượng người mẹ qua bức thư:
- Mẹ phải thức suốt đêm ……
- Người mẹ sẵn sàng bỏ hết ……
à Diễn tả một cách tế nhị sâu sắc những gian khổ, hi sinh của mẹ âm thầm, lặng lẽ à Thiêng liêng cao cả.
III. Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK/12)
IV. Luyện tập:
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 1 SBT
5. Dặn dò:
- Học bài: + Học thuộc lòng 1 đoạn trong bức thư.
+ Rút ra bài học cho bản thân?
- Soạn bài mới: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
+ Vấn đề 1: Đọc văn bản và phần chú thích. Tóm tắt văn bản.
+ Vấn đề 2: Trả lời các câu hỏi ở phần Đọc – Hiểu văn bản. Thực hành các bài tập ở SGK.
Tiết 3: TỪ GHÉP
I. YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
iI. LÊN LỚP:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:
Gọi học sinh nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 6: Từ ghép là gì?
* Hoạt động 2:
Tìm hiểu cấu tạo (từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập).
- Từ ghép (bà ngoại, thơm phức) ở ví dụ SGK, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
à Giáo viên có thể giảng thêm.
à Rút ra ý (1) Ghi nhớ 1 SGK.
- Hai từ ghép (quần áo, trầm bổng) có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
à Giáo viên kết luận: rút ra cấu tạo 02 loại từ ghép.
- Gọi 02 học sinh đọc Ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép?
- So sánh: nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của “bà” và nghĩa của từ “thơm phức” với nghĩa của từ “thơm”, em thấy có gì khác nhau?
- So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần”, “áo”; nghĩa của từ “trầm bổng” với nghĩa của mỗi tiếng “trầm”, “bổng” em thấy có gì khác nhau?
à Nghĩa từ ghép (trầm bổng, quần áo) khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- Giáo viên kết luận: Ghi nhớ 2 SGK/14
* Hoạt động 4: Củng cố
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung Ghi nhớ 1, 2.
- Thực hành bài tập
Bài tập 1 SGK/15
- Giáo viên nhận xét à cho điểm.
Bài tập 2,3 SGK/15
- Giáo viên nhận xét à cho điểm.
Bài tập 4 SGK/15
* Bài tập thêm:
Hãy phân loại các từ ghép sau đây: cá trích, dưa hấu, giấy má, ốc bươu, viết lách, quà cáp.
Học sinh trả lời.
à Không. Các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
- Học sinh đọc Ghi nhớ 1 SGK/14.
- Cho ví dụ khác.
à Nghĩa của từ “bà ngoại” hẹp hơn nghĩa của “bà”, nghĩa của từ “thơm phức” hẹp hơn nghĩa của “thơm”.
Học sinh đọc ghi nhớ 2 SGK.
Học sinh nhắc lại nội dung 2 ghi nhớ.
- Đọc yêu cầu Bài tập 1 à Thực hành.
- 02 lên bảng thực hành.
Học sinh thảo luận Bài tập 4: Vì (sách, vở) tồn tại dưới dạng cá thể là những danh từ có thể đếm được. Còn “sách vở” là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói “ một cuốn sách vở”
- Học sinh đọc bài đọc thêm.
à Từ ghép đẳng lập: giấy má, viết lách, quà cáp.
à Từ ghép chính phụ: cá trích, dưa hấu, ốc bươu.
1. Cấu tạo từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập:
(Ghi nhớ 1 SGK/14)
2. Nghĩa của từ ghép:
(Ghi nhớ SGK/14)
3. Luyện tập:
5. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập 5, 6, 7/15, 16.
- Soạn bài mới: TỪ LÁY
+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK.
+ Hình thành các vấn đề:
Cấu tạo từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận?
Nghĩa của từ láy?
3. Thực hành các bài tập SGK và SBT
Tiết 4: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. YÊU CẦU:
Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản có tính liên kết, cần thể hiện trên cả 02 mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
iI. LÊN LỚP:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:
Tính liên kết trong văn bản được hiểu như thế nào?
- Đọc ví dụ 1a SGK/17.
- Theo em, nếu bố En-ri-co chỉ viết mấy câu trên thì En-ri-co có thể hiểu điều bố muốn nói chưa?
- Lí do nào khiến đoạn văn đó trở nên khó hiểu?
- Vậy muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?
- Giáo viên kết luận à ghi bảng.
* Hoạt động 2: Phương tiện liên kết?
- Hãy sửa lại đoạn văn trên để En-ri-co hiểu được ý của bố?
- Gọi học sinh đọc ví dụ 2b SGK/18.
- Hãy chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng và sửa chữa lại thành 01 đoạn văn có nghĩa?
- Giáo viên nhận xét à bổ sung.
- Qua 02 ví dụ trên à giáo viên kết luận.
- Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Bằng các phương tiện nào?
* Hoạt động 3: Thực hành bài tập.
4. Củng cố:
Nhắc lại nội dung Ghi nhớ.
* Bài tập 1, 2, 3/18
- Gọi học sinh đọc BT1, BT2, BT3/18.
- Gọi học sinh lên bảng thực hành.
- Giáo viên nhận xét à bổ sung.
- Giáo viên cho điểm một vài học sinh.
Học sinh đọc ví dụ 1a.
à Những câu không thể hiểu rõ được.
à Giữa các câu chưa có sự liên kết.
- 02 học sinh đọc điểm 1 trong Ghi nhớ.
Học sinh đọc.
Học sinh đọc điểm thứ 2 trong phần Ghi nhớ.
- Học sinh đọc yêu cầu BT1 SGK và thực hành.
à Theo thứ tự: (1)–(4)–(2)–(5)-(3).
BT2 SGK: Chưa có mối liên kết thực sự các câu. Bởi vì chúng không cùng nói về cùnh một nội dung.
BT3 SGK:
Bà, bà, cháu, bà, bà, thế là.
BT4 SGK:
02 câu văn vẫn liên kết với nhau, không cần sửa chữa.
1. Tính liên kết trong văn bản:
Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản:
Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu…) thích hợp.
3. Luyện tập:
5. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập 5 SGK/19 và BT2 SBT/8.
- Soạn bài mới: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
+ Đọc ví dụ SGK và trả lời các câu hỏi SGK/28, 29.
+ Từ đó hình thành các vấn đề:
Vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm đến bố cục?
Để bố cục rành mạch, hợp lí cần đảm bảo những điều kiện nào?
Bố cục văn bản gồm mấy phần?
Thực hành các bài tập ở SGK
Tuần 2 Tiết 5+6: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
I. YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẽ với những người bạn ấy.
Thấy được cái hay của truyện: cách kể chân thành, cảm động.
iI. LÊN LỚP:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Đọc, tóm tắt văn bản và tìm hiểu chú thích.
- Gọi học sinh tóm tắt văn bản.
- Giáo viên chọn một vài đoạn văn hay tiêu biểu yêu cầu học sinh đọc.
- Đọc phần chú thích.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
- Truyện viết về ai? Việc gì? Ai là nhân vật chính?
- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
- Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không? (Trong truyện chúng có chia tay thật không? Chúng đã mắc lỗi gì? Vì sao chúng phải chia tay?)
- Giáo viên nhận xét à rút ra kết luận (ghi bảng).
* Hoạt động 3: Phân tích tâm trạng nhân vật Thành, Thủy.
- Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẽ và luôn quan tâm đến nhau?
- Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê có gì mâu thuẫn? Theo em, có cách nào để giải quyết được mâu thuẫn không?
- Kết thúc truyện, Thủy đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ, tình cảm gì?
- Giáo viện nhận xét à diễn giảng (ghi bảng).
- Cuộc chia tay giữa Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và khiến em cảm động nhất? Vì sao?
- Vì sao tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người….trùm lên cảnh vật”?
- Giáo viên nhận xét và bổ sung: mọi việc diễn ra rất bình thường. Vậy mà, hai anh em lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ quá lớn.
(Ghi bảng b)
* Hoạt động 4: Nội dung, nghệ thuật và luyện tập.
4. Củng cố:
- Trình bày cảm nhận của em về nghệ thuật truyện?
- Qua câu chuyện này, theo em tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
- Gọi học sinh đọc Ghi nhớ SGK.
- Gọi học sinh đọc BT3 SBT/10.
- Cuộc chia tay của hai anh em Thành, Thủy.
- Kể: ngôi thứ I.
- Học sinh trao đổi theo nhóm.
Học sinh nêu chi tiết SGK.
- Có mâu thuẫn.
à Gia đình đoàn tụ.
- Học sinh thảo luận theo tổ.
- Hậu quả của sự li hôn cha mẹ dẫn đến thất học, phải đi làm để kiếm sống, mất quyền cơ bản của trẻ em là được nuôi nấng, chăm sóc, học tập khi còn nhỏ.
Học sinh thảo luận à trình bày.
Học sinh trả lời: diễn biến tâm trạng đặc sắc, hợp lí, tự nhiên.
Học sinh thực hành BT3 SBT/10
I. Giới thiệu:
Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) được trao giải nhì trong cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em.
II. Tìm hiểu bài:
1. Hoàn cảnh gia đình:
Hạnh phúc gia đình tan vỡà Hai anh em Thành, Thủy phải xa cách nhau.
2. Tâm trạng nhân vật Thủy, Thành:
a. Nhân vật Thủy:
- Rất mực thương anh.
- Rất qúy hai con búp bê.
à Giàu lòng vị tha, nhân hậu.
b. Nhân vật Thành:
Rất mực thương em à tâm trạng buồn, thất vọng, bơ vơ khi sắp phải chia tay với đứa em gái.
III. Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK/27)
IV. Luyện tập:
5. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập 8 (SBT/10).
- Tóm tắt truyện
- Soạn bài mới: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN.
+ Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi SGK/28, 29.
+ Rút ra các vấn đề sau:
Vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm đến bố cục?
Để bố cục rành mạch, hợp lí cần đảm bảo những điều kiện nào?
Bố cục văn bản gồm mấy phần?
4. Thực hành các Bài tập ở SGK.
Tiết 7: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I. YÊU CẦU:
Giúp học sinh hiểu:
Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở có ý thức xây dựng bố cục rành mạch, hợp lí cho bài làm.
Thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục hợp lí, rành mạch cho bài làm.
Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ mỗi phần trong bố cục.
iI. LÊN LỚP:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Bố cục có tầm quan trọng như thế nào trong văn bản?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT1a SGK/28.
- Nội dung trong đơn ấy có cần được sắp xếp theo một trật tự không? Có thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được hay không?
- Vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm đến bố cục?
- Giáo viên kết luận à rút ra điểm 1 Ghi nhớ.
* Hoạt động 2:
- Gọi học sinh đọc 02 ví dụ: 2(1)(2) SGK/29.
- Ở ví dụ 2(1) bao gồm mấy đoạn văn? Các câu văn trong mỗi đoạn có tập trung quanh một ý thống nhất không? Ý của đoạn này và đoạn kia có phân biệt được với nhau không?
- Giáo viên kết luận: Trong văn bản, bố cục cần rõ ràng, rành mạch từng phần, từng đoạn.
- Cho học sinh đọc ví dụ 2 (2) SGK.
- Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chổ nào?
- Giáo viên rút ra điểm 2 Ghi nhớ.
* Hoạt động 3:
- Hãy nêu nhiệm vụ của 03 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản miêu tả và văn bản tự sự?
- Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao?
- Giáo viên có thể ví dụ vài văn bản để hôc sinh dễ xác nhận bố cục ba phần.
* Giáo viên lưu ý học sinh: không phải văn bản nào cũng bắt buộc phải có 03 phần.
- Giáo viên kết luận à rút ra điểm 3 Ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Thực hiện các Bài tập.
4. Củng cố:
- Học sinh nhắc lại nội dung Ghi nhớ SGK/30.
- Học sinh thực hành BT2, BT3 SGK.
Học sinh trả lời: không tùy tiện mà phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Học sinh trả lời.
à Lộn xộn, khó tiếp nhận.
à Chưa rõ ràng từng phần, từng đoạn.
à Chưa nêu bật được ý phê phán và không còn buồn cười nữa do sự sắp đặt các ý, các câu chưa hợp lí.
Bài tập 2/30 (SGK)
à Dù đã rành mạch và hợp lí cũng không hẳn là bố cục duy nhất và không phải bao giờ cũng có 03 phần.
Bài tập 3/30 (SGK)
Có thể bổ sung thêm: phần thân bài.
à Chưa thật rành mạch, hợp lí. Vì (1) (2) (3) mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải là kinh nghiệm học tốt. Trong khi đó, điểm (4) lại không phải nói về học tập.
1. Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản:
Không thể viết một cách tùy tiện mà phải là sự bố trí sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch, hợp lí.
2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc:
Nội dung các phần, các đoạn phải thống nhất chặt chẽ và có sự phân biệt rạch ròi.
Trình tự sắp đặt các phần, các đoạn phải giúp người đọc (người viết) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đề ra.
3. Các phần của bố cục:
a. Mở bài.
b. Thân bài.
c. Kết bài.
4. Luyện tập:
5. Dặn dò:
- Học bài: Ghi nhớ + làm bài tập 1 (SGK), và làm bài tập 1, 2, 3 SBT/14.
- Soạn bài mới: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN.
+ Đọc và trả lời câu hỏi ở các mục 1, 2 SGK/31, 32.
Từ đó hình thành các vấn đề sau:
Vấn đề 1: Thế nào là mạch lạc trong văn bản?
Vấn đề 2: Các điều kiện để có 01 văn bản có tính mạch lạc?
- Vấn đề 3: Thực hành các bài tập SGK và SBT.
Tiết 8: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I. YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết làm cho văn bản có tính mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.
iI. LÊN LỚP:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Khái niệm mạch lạc trong văn bản.
- Giáo viên giải thích nghĩa đen của từ “mạch lạc”.
- Dựa vào hiểu biết trên, em hãy cho biết: “Thế nào là mạch lạc trong văn bản?”.
- Giáo viên nhận xét à rút ra kết luận à ghi bảng.
* Hoạt động 2: Để một văn bản có tính mạch lạc cần đảm bảo các điều kiện nào?
- Toàn bộ sự việc trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” xoay quanh sự việc chính nào? “Sự chia tay” và “những con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện? Thành và Thủy có vai trò gì trong truyện?
- Theo em, đó có phải là chủ đề (vấn đề chủ yếu) liên kết các sự việc nêu tr6en thành một thể thống nhất không? Đó có thể xem là mạch lạc không?
- Những mối quan hệ thời gian, không gian, tâm lý, ý nghĩa giữa các đoạn ấy có tự nhiên và hợp lí không?
* Hoạt động 3: Luyện tập.
4. Củng cố:
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại Ghi nhớ ở SGK/ 32.
- Thực hành Bài tập 1, 2 SGK/34
Học sinh nhắc lại khái niệm.
- Học sinh thảo luận theo hệ thống câu hỏi SGK.
à Hai anh em Thành, Thủy buộc phải chia tay. Nhưng tình cảm của anh em họ cũng như hai con búp bê thì không chia tay.
à Phải liên kết chặt chẽ với nhau một cách hợp lí, hợp tự nhiên.
- Học sinh nhắc lại Ghi nhớ.
- Đọc yêu cầu và giải Bài tập.
Bài tập 1/34
à Mạch lạc thông suốt, rõ ràng và bố cục mạch lạc.
Bài tập 2/34
à Ý tứ chủ đạo câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê. Vì thế không nên quá tỉ mỉ nguyên nhân chia tay của hai người lớn.
1. Thế nào là mạch lạc trong văn bản?:
Là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí.
2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc:
Các phần, các đoạn trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt. Đồng thời tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi hứng thú ở người đọc (viết).
3. Luyện tập:
5. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập 1, 2, 3 SBT/17, 18.
- Soạn bài mới: CA DAO – DÂN CA
Những câu hát về tình cảm gia đình.
Vấn đề 1: Định nghĩa ca dao – dân ca?
Vấn đề 2: Phân tích nội dung, ý nghĩa thể hiện qua 04 bài ca dao?
Vấn đề 3: Nêu nội dung và nghệ thuật.
Vấn đề 4: Thực hành Bài tập (Luyện tập)
Tuần 3 Tiết 9: CA DAO _ DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
Hiểu khái niệm ca dao – dân ca.
Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình quê hương, đất nước, con người.
Thuộc những bài ca trong
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 7.doc