Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12 - Trường THCS Long Hải

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ.

- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ.

II.Chuẩn bị :

 - GV : Giáo án, SGK, ĐDDH.

 - HS : Vở soạn, ĐDHT.

III. Các bước lên lớp :

 1).Ổn định lớp : KTSS

 2).Bài cũ :

- Đọc diễn cảm bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió theo phá”. Em hiểu gì về tâm hồn của nhà thơ?

- Em hãy giải thích vì sao người đời lại ca ngợi Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại?

 3).Bài mới :

- Các em đã học nhiều bài thơ trong VH cổ Việt Nam và Trung Quốc. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam với hai bài thơ của Hồ Chí Minh tuy hiện đại nhưng lại rất đậm đà màu sắc cổ điển.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12 - Trường THCS Long Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12: Tiết 45 CẢNH KHUYA – RẰM THÁNG GIÊNG I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ. - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ. II.Chuẩn bị : - GV : Giáo án, SGK, ĐDDH. - HS : Vở soạn, ĐDHT. III. Các bước lên lớp : 1).Ổn định lớp : KTSS 2).Bài cũ : - Đọc diễn cảm bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió theo phá”. Em hiểu gì về tâm hồn của nhà thơ? - Em hãy giải thích vì sao người đời lại ca ngợi Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại? 3).Bài mới : - Các em đã học nhiều bài thơ trong VH cổ Việt Nam và Trung Quốc. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam với hai bài thơ của Hồ Chí Minh tuy hiện đại nhưng lại rất đậm đà màu sắc cổ điển. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 :Đọc I. Giới thiệu tác giả và tác phẩm : ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả? Tác giả : Hồ Chí Minh (1890 – 1969) thuở nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung sau đổi thành Nguyễn Tất Thành, quê Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước. Có công lớn đối với dân tộc và CM VN là danh nhân văn hoá, là nhà thơ lớn. 1). Tác giả : SGK ? Em hãy nêu cách ngắt nhịp hai bài thơ? Bài “Cảnh khuya” GV đọc mẫu, HS đọc ( GV nhận xét, chỉnh sửa) HS đọc phần giải thích từ khó. Câu 1: nhịp 3/4 Câu 2,3: nhịp 4/3 Câu 4: 2/5 . Nhấn mạnh ở câu 3/4 Bài “Rằm tháng giêng” Nguyên tác : 4/3, 2/2/3. Dịch thơ : 2/2/2, 2/4/2, 2/2/2, 2/4/2. ? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ ? Tại Việt Bắc những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 2). Tác phẩm : Hai bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc. Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản II.Tìm hiểu văn bản: ? Hai bài thơ được làm theo thể thơ gì? Cảnh khuya : thất ngôn bát cú. Rằm tháng giêng : + Nguyên tác : thất ngôn tứ tuyệt. + Dịch thơ : lục bát. 1. Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt. Cách ngắt nhịp hai câu đầu 3/4 và hai câu sau là 2/5. ? Tiếng suối trong câu thơ thứ nhất được tác giả miêu tả có gì độc đáo, gợi cảnh tượng ntn? So sánh độc đáo gần gũi tiếng suối như tiếng hát _ cuộc sống đó làm cho tiếng suối như gần gũi với con người và có sức sống trẻ trung. Tả bằng ấn tượng âm thanh (tiếng suối). Dùng so sánh Sự sống thanh bình của thiên nhiên rừng núi trong đêm. Cảnh đẹp, gợi cảm đối với con người. ? Trong câu thơ thứ hai từ “lồng” được lặp lại có nghĩa gì? ­ Câu thơ lặp lại động từ lồng tạo bức tranh toàn cảnh với cây, hoa, trăng hoà hợp, sống động. ? Câu thơ gợi tả một bức tranh ntn? Hình ảnh trong câu thơ mang đến cho bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng : có cổ thụ, lấp loáng ánh trăng trong vòm cây cổ thụ bóng lá, bóng cây được ánh trăng chiếu rọi in trên mặt đất _ bức tranh lung linh, chập chờn, ấm áp, hoà hợp, quấn quýt. [ HS thảo luận Ánh trăng chiếu vào cổ thụ, bóng lồng vào bóng hoa. Ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa. 2. Phân tích : a). Bài “Cảnh khuya” : v Bức tranh cảnh kuya trong thơ : ? Theo em cảnh ở chiến khu Việt Bắc lúc này đẹp như thế nào? Cảnh đẹp thơ mộng để cho người thi sĩ lặng ngắm với những phát hiện tinh tế và rung động thật sự kgrkljg;dgt Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi, gợi niềm vui sống cho con người. Là một bức tranh thiên nhiên trong sáng gần gũi gợi niềm vui sống cho con người. ? Tâm trạng của tác giả trong hai câu thơ cuối? “Cảnh khuya …chưa ngủ”" Chưa ngủ là để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên thể hiện sự rung động say mê trước vẻ đẹp như tranh của rừng Việt Bắc “Chưa ngủ … nước nhà” " thao thức lo cho cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ sao cho đến ngày thắng lợi. " Bác vừa là nhà thi sĩ vừa là người chiến sĩ. v Hình ảnh con người trong cảnh khuya : ? Người chưa ngủ trong lời thơ thứ hai phản ánh cảm xúc tâm hồn nào của tác giả? Yêu nước, quan tâm đến vận mệnh của đất nước. ? ? Trong bốn câu thơ em thích câu thơ nào nhất? Vì sao? Qua đó em có cảm nhận gì về tấm lòng củua Bác được thể hiện ở bài thơ Cảnh khuya? Tình yêu quê hương đất nước lồng vào tình yêu thiên nhiên. [ HS thảo luận. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước trong con người Hồ Chí Minh. Hoạt động 3 : Bài thơ “Nguyên tiêu” HS đọc 2 câu thơ đầu b).Bài “Rằm tháng giêng” : v Cảnh đêm rằm tháng giêng : ? Hình ảnh vầng trăng tròn gợi tả một không gian ntn? Hình ảnh vầng trăng tròn gợi nên một không gian bao la bát ngát tràn ngập ánh trăng. ? Thời điểm vầng trăng tròn đã tạo nên một cảnh tượng ntn? Hình ảnh con sông mặt nước tiếp liền với bầu trời tràn đầy ánh trăng sáng và sức sống của mùa xuân. ? Tóm lại đây là một bức tranh không gian ntn ? Cả không gian tràn ngập sức sống, trải mênh mang tửong như không có giới hạn. Tất cả đều tươi trẻ, dào dạt cảnh xuân. [ HS thảo luận. Không gian bát ngát tràn ngập ánh trăng " tạo vẻ đẹp và sức sống mùa xuân. ? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của nó? Tác giả dùng điệp từ “xuân” ba lần liềnmạch, nối nhau ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Điệp từ “xuân”" Vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân. ? Em thấy cảnh đẹp đêm trăng ở bài thơ này có gì khác so với bài thơ “Cảnh khuya”? [ HS thảo luận. ? Nếu trong “Cảnh khuya” nhà thơ “chưa ngủ” vì lo việc dân, việc nước. Vậy bài thơ này tác giả đang làm gì trước cảnh đẹp như thế? HS đọc hai câu cuối và trả lời Đây không phải là cuộc du ngoạn thông thường mà là cuộc hội nghị bàn luận về những vấn đề có liên quan đến vận dân, vận nước khẩn trương giữa một khung cảnh tuyệt đẹp. Bác đang bàn việc quân. v Hình ảnh con người giữa đêm rằm tháng giêng : ? Hình ảnh con thuyền xuất hiện trong đêm trăng để làm gì? Em hiểu ntn về chi tiết bàn việc quân? Thuyền chở trăng, chở người để bàn việc kháng chiến chống Pháp. Lo toan việc kháng chiến. Tình yêu cách mạng, yêu nước. Tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của tác giả. ? Em có thể hình dung ntn về hình ảnh con thuyền trong câu thơ cuối? Hình ảnh thật thơ mộng, độc đáo : truyền không những chở người (quân) mà còn tràn ngập ánh trăng như làm sáng lên niềm vui, sự lạc quan của Bác và các đồng chí sau cuộc họp. Con thuyền chở cả trăng và người kháng chiến dang lướt nhanh. Con thuyền chở người kháng chiến lướt trên sông trăng. ? Qua đó em hiểu gì về tâm hồn của Bác? Sự gắn bó hoà hợp. Tâm hồn yêu nước của Bác luôn hoà hợp mở rộng với thiên nhiên. [ Vẻ đẹp của tình yêu đất nước. Tình yêu cách mạng, yêu kháng chiến của Bác luôn rộng mở với thiên nhiên. ? Phong thái ung dung của Bác được thể hiện ntn trong hai bài thơ? Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác được thể hiện trong các đẹp và thái độ với thiên nhiên trong hoạt động của con người. [ HS thảo luận. ? Em có nhận xét gì về cảnh đẹp đêm trăng của hai bài thơ? Bài “Cảnh khuya” : cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây, hoa lá tạo ra bức tranh nhiều tầng, nhiều đường nét. Bài “Rằm tháng giêng” : tả cảnh trăng trên sông nước có không gian bát ngát tràn đầy sức xuân. [ HS trả lời theo nhóm Hoạt động 4 : Tổng kết III. Tổng kết : ghi nhớ SGK/143 ? Em hãy giá trị nghệ thuật của hai bài thơ? Thơ tứ tuyệt kết hợp yếu tố miêu tả. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lời ít ý nhiều. Sức gợi cảm của ngôn từ, hình ảnh. Kết hợp với miêu tả biểu cảm để tạo nên sự phong phú của nội dung bài thơ. ? Cả hai bài thơ nói lên phẩm chất gì về tâm hồn của một lãnh tụ cách mạng? Tâm hồn nhạy cảm và trân trọng nững vẻ đẹp của tạo hoá. Phong cách sống lạc quan, giàu chất thi sĩ. [ HS thảo luận nhóm để trả lời. IV. Củng cố – dặn dò : Củng cố : Nhắc lại các đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt (cổ thi)? Các nét sáng tạo khi Bác vận dụng thể thơ? Ấn tượng của em ntn về cảnh đẹp ở chiến khu Việt Bắc? Em thích nhất hình ảnh nào qua hai bài thơ? Dặn dò : Học thuộc lòng hai bài thơ và phần ghi nhớ SGK/143 Tìm đọc thêm các bài thơ khác của Hồ Chí Minh cũng mang những vẻ đẹp đêm trăng? (Tin thắng trận, Ngắm trăng). Học bài phân môn Tiếng việt KT 1 tiết. ……………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docV1 T121.doc