Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 105: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. KIẾN THỨC:

 Giúp HS:

 - Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo vầ những thành công nghệ thuật của truyện

 2. KĨ NĂNG:

 - Đọc, kể tóm tắt truyện, phân tích 1 nhân vật qua các cảnh đối lập-tương phản và tăng cấp.

 3. THÁI ĐỘ:

 - Thương cảm cho số phận của những người dân trong XH xưa khi phải đối phó với thiên tai, đồng thời lên án thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại .

B- CHUẨN BỊ:

 - GV: Thiết kế giáo án trình chiếu trên máy chiếu.

 - HS: Soạn bài

C- PHƯƠNG PHÁP:

 - Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái tạo, gợi tìm

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 105: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............................... VĂN HỌC Ngày giảng: + 7A:................... VĂN BẢN + 7B:.................... Tiết: 105 SỐNG CHẾT MẶC BAY (PHẠM DUY TỐN) A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. KIẾN THỨC: Giúp HS: - Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo vầ những thành công nghệ thuật của truyện 2. KĨ NĂNG: - Đọc, kể tóm tắt truyện, phân tích 1 nhân vật qua các cảnh đối lập-tương phản và tăng cấp. 3. THÁI ĐỘ: - Thương cảm cho số phận của những người dân trong XH xưa khi phải đối phó với thiên tai, đồng thời lên án thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại . B- CHUẨN BỊ: - GV: Thiết kế giáo án trình chiếu trên máy chiếu. - HS: Soạn bài C- PHƯƠNG PHÁP: - Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái tạo, gợi tìm… D- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. ỔN ĐỊNH KTSS: + 7A: + 7B: 2. KTBC: a) Câu hỏi: Dùng BTTN (?) Cho biết nét đặc sắc trong nghệ thuật của 4 văn bản nghị luận mà em đã học? b) Đáp án: 3. BÀI MỚI a) Giới thiệu bài: Trong các tiết học trước các em đã được tìm hiểu những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 1 số văn bản nghị luận. Còn trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu 1 truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong chương trình Ngữ văn THCS mà về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Vậy nét đặc sắc về ND và NT đó ntn chúng ta cùng tìm hiểu văn bản "Sống chết mặc bay" của nhà văn Phạm Duy Tốn. b) Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bài giảng - GV: chiểu ảnh PDT ? Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Phạm duy Tốn? - GV bổ sung ? Em biết gì về tác phẩm " Sống chết mặc bay"? GV: Tạp chí Nam phong là tờ nguyệt san xuất bản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ 20 -GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản: Chú ý phân biệt giọng kể, tả của tác giả; quan giọng hách dịch, nạt nộ; dân phu giọng khẩn thiết, lo sợ, khúm núm. -Y/c HS đọc văn bản - GV y/c HS nhận xét về cách đọc - GV kiểm tra từ khó: núng thế, thẩm lậu, hộ? - Nhà văn hiên thực , nổi tiếng với thể loại truyện ngắn hiện đại. - In lần đầu tiên trên cuốn tạp chí Nam Phong, số 18 – 1918., sau được in lại trong tuyển tập truyện ngắn Nam Phong xuất bản năm 1989 tại NXB Khoa học xã hội, Hà Nội - Đọc, nhận xét - Núng thế: ở vào trạng thái không còn vững chắc, dễ đổ, dễ sụt xuống - Thẩm lậu: ngấm qua, rỉ qua và chảy đi nơi khác - Hộ: giúp đỡ, che chở -> cùng nhau bảo vệ đê I- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: (SGK) 2. Tác phẩm (SGK) 3. Đọc - chú thích: II- Phân tích văn bản: ? Văn bản thuộc thể loại gì? ? Em đã học những VB nào thuộc thể loại truyện ngắn trung đại ở lớp 6? ? Hãy so sánh sự khác nhau giữa truyện ngắn trung đại với truyện ngắn hiện đại? GV: Truyện ngắn hiện đại xuất hiện ở nước ta chủ yếu vào đầu thế kỉ XX, được viết bằng tiếng Việt hiện đại, thiên về kể chuyện thật, thường hướng vào việc khắc hoạ hình tượng, phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn của con người. ? Em hiểu ntn về nhan đề của truyện? ? VB được viết theo PTBĐ nào?. ? Truyện được chia làm mấy đoạn? Ý của mỗi đoạn là gì? ? Trọng tâm miêu tả ở đoạn nào ? vì sao? ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Theo trình tự nào? - Con hổ có nghĩa…. - Nhân dân ta có câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi " Rồi khẩu ngữ "Sống chết mặc bay" nhằm tả thái độ bỏ mặc 1 cách hoàn toàn vô trách nhiệm mà trong truyện chính là thái độ thờ ơ bỏ mặc vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu - PTBĐ: tự sự - Đ1: từ đầu -> khúc đê này hỏng mất (Nguy cơ đe vỡ và sự chống đỡ của người dân) - Đ2: tiếp -> Điếu, mày! (Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm khi đi hộ đê) - Đ3: còn lại (cảnh vỡ đê, nhân dân rơi vào tình trạng thảm sầu) - Đoạn 2 vì đoạn này có dung lượng dài nhất tập trung làm nổi bật chân dung tên Quan phụ mẫu - Ngôi kể: Thứ ba - Theo trình tự thời gian và sự việc 1. Thể loại - bố cục - Thể loại: truyện ngắn hiện đại - Bố cục: 3đọan. ? Truyện kể về sự kiện gì? - Sự kiện vỡ đê ? Nhân vật chính của sự kiện đó là ai? - Nhân vật quan phụ mẫu ? Tóm tắt ngắn gọn ND truyện GV: Yêu cầu học sinh quan sát 2 bức tranh SGK ? Em hãy mô tả nội dung hai bức tranh trên. ? 2 bức tranh được vẽ với dụng ý gì? ? Hướng phân tích? GV: Giới thiệu kết cấu của truyện và vai trò của các phần: Thắt nút, tình huống, mở nút trong tác phẩm GV Chiếu ảnh đê sông Hồng và nói chậm: Thuỷ-Hoả-Đạo-Tặc, trong 4 thứ giặc ấy, nhân dân xếp giặc nước, giặc lụt lên hàng đầu. Cho đến nay hàng bao thế kỉ, người dân vùng châu thổ sông Hồng miền Bắc VN đã phải đương đầu với cảnh Thuỷ thần nổi giận: lũ lụt, vỡ đê, nhà trôi, người chết… Hệ thống đê điều đã được gia cố hàng năm, nhưng nhiều đoạn, nhiều chỗ vẫn không chống nổi sức nước hung bạo. GV: y/c HS chú ý vào đoạn 1 của VB ? Nguy cơ vỡ đê được miêu tả thông qua những chi tiết nào? - Quan sát - Cảnh dân phu đang chống chọi với nước lũ để hộ đê và cảnh quan phụ mẫu và nha lại đang đánh tổ tôm trong đình - Minh hoạ nội dung chính của truyện và vẽ ra 2 cảnh tượng đối lập nhau. - Thời gian, địa điểm, độ mưa, độ nước…. 2. Phân tích a) Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân: *) Nguy cơ đê vỡ: ? Nhân dân hộ đê vào thời gian nào? Thời điểm đó gợi cho em suy nghĩ gì? GV: Đây là thời điểm khuya khoắt l ẽ ra khi bình thường là lúc mọi người đang ngủ say. Vậy mà những người dân phu đã phải hộ đê từ chiều đến tận đêm khuya mà vẫn chưa được nghỉ ngơi. - Thời gian khuya, là lúc nghỉ ngơi - Thời gian: gần 1 giờ đêm. ? Cảnh hộ đê của những người dân phu diễn ra ở đâu? - Địa diểm: Khúc đê làng X, , phủ X ? Tên sông được nói cụ thể, nhưng tên làng , tên phủ được ghi bằng kí hiệu. Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả? ? Tìm những chi tiết miêu tả độ mưa? ? Thế còn độ nước được miêu tả như thế nào ? Em có nhận xét gì về độ dâng của nước? ? Tình thế của khúc đê lúc này ra sao? ? Nt tiêu biểu của đoạn 1 là NT gì? Em hiểu gì biện pháp NT này? Tác dụng của biện pháp NT đó trong đoạn 1 là gì? GV: Trước sự hung bạo của sức nước thì hình ảnh con người chống đỡ đê đã hiện lên ntn? Chúng ta cùng chuyển sang ý tiếp theo. - Tác giả muốn bạn đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở 1 nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi nước ta - Mưa tầm tã-> mưa tầm tã trút xuống (ngày càng to) - Nước lên to quá -> nước cứ cuồn cuộn bốc lên (ngày càng dâng cao) - Núng thế-> thẩm lậu-> (ngày càng nguy hiểm) - Tăng cấp: lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau cao hơn chi tiết trước - Độ mưa: ngày càng to - Độ nước: ngày càng dâng cao và mạnh - Thế đê: ngày càng nguy hiểm - NT: Tăng cấp => Sức nước hung bạo đang đe doạ cuộc sống của người dân *) Sự chống đỡ của người dân: ? Những người dân hộ đê được miêu tả thông qua những chi tiết nào? ? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để mỉêu tả cảnh hộ đê của những người dân phu? ? Ngôn ngữ và nghệ thuật miêu tả này giúp người đọc hình dung được điều gì? - Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất..... - Ngôn ngữ miêu tả tập trung, liệt kê, động từ mạnh dồn dập, hình ảnh so sánh - Giúp người đọc hình dung và có cảm tưởng như đang được trực tiếp nghe thấy, nhìn thấy, và đang sống giữa 1 cuộc đắp đê chống lụt có thật - Dân phu: vất vả, cố sức giữ đê - Ngôn ngữ miêu tả, Liệt kê, động từ mạnh, hình ảnh so sánh ? Bên cạnh hình ảnh con người còn có những âm thanh gì? ? Âm thanh đó gợi lên một không khí hộ đê như thế nào? ? Qua đó em có nhận xét gì về cảnh tượng hộ đê của những người dân phu? - Tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau xao xác - Không khí: Khẩn cấp, nguy hiểm và người đọc đã thấy được thiên tai đang từng lúc, từng lúc đe doạ cuộc sống con người - Cảnh tượng: nhốn nháo, căng thẳng, sôi động, sợ hãi, và bất lực. -> Không khí: khẩn cấp, nguy hiểm -> Cảnh tượng; nhốn nháo, lộn xộn ? Trước tình cảnh đó tác giả đã bộc lộ tâm trạng của mình qua những câu văn nào? Đó là tâm trạng gì? - Câu cảm, biểu cảm trực tiếp và bình luận - Biểu cảm trực tiếp, bình luận -> tâm trạng lo lắng của tác giả GV bình: Như vậy các em thấy thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân. PDT đã kết hợp ngòi bút tả thực với biểu cảm giúp cho đoạn văn thực sự lay động lòng người, gợi sự cảm thông, thương cảm đối với sự vất vả của những người dân phu. ? Ngoài phép tăng cấp, ở đạon này tác giả còn sử dụng biện pháp NT nào? Em biết gì về biện pháp NT đó? ? Phép tương phản đã được tác giả sử dụng ntn trong đoạn văn này? (Gợi: sức người so với sức trời, thế đê với thế nước?) - Tương phản : việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau - Mưa tầm tã-> mưa tầm tã trút xuống (ngày càng to) - Nước lên to quá -> nước cứ cuồn cuộn bốc lên (ngày càng dâng cao) - Núng thế-> thẩm lậu-> (ngày càng nguy hiểm) - Sức người (ai cũng mệt lử) >< sức trời (vẫn mưa tầm tã) - Thế đê (sắp vỡ) >< thế nước (nước cứ cuồn cuộn bốc lên) ? Với hai phép tương phản và tăng cấp điều mà tác giả muốn tô đậm trong tình huống này là gì? - Nghệ thuật: tăng cấp, tương phản => Tô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước GV: Với hai biện pháp nghệ thuật này tác giả không những tạo nên 1 cốt truyện hấp dẫn mà còn góp phần đắc lực thể hiện 1 câu chuyện hiện đại vô cùng chân thực. ? Để tái hiện được bức tranh hiện thực này thì tác giả phải là người như thế nào? ? Phải đương đầu với sức nước hung bạo em có suy nghĩ gì về số phận của con người trong XH xưa? GV chiếu 1 vài hình ảnh về việc đắp đê chống lũ và liên hệ thực tế: Ngày nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, tình hình lũ lụt đã được dự báo trước trên các bản tin dự báo thời tiết. Các cuộc đắp đê chống lũ vẫn diễn ra vất vả khẩn chương tuy nhiên là đã có sự tổ chức, chỉ đạo đặc biệt là sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức ban ngành như đoàn thanh niên, lực lượng vũ trang nữa. GV: Cho HS l àm BTTN GV: Qua việc phân tích đoạn 1 các em thấy rằng cảnh ngoài đê thì vô cùng nguy cấp, những người dân đang tắm mưa. gội gió như con sâu, cái kiến để chống đê còn thái độ của những kẻ đại diện cho cha mẹ dân, chăm lo cho đời sống của dân thì sao muốn biết được điều này các em hãy cùng đợi học ở tiết sau. (HẾT TIẾT 105 CHUYỂN SANG TIẾT 106) - Am hiểu đời sống hiện thực, có tình cảm với những người dân phu - Chịu cuộc sống cơ cực, lầm than 4. CỦNG CỐ: GV chiếu BTTN 5. HƯỚNG DẪN: - Nắm những nét chính về tác giả, t ác phẩm, tóm tắt ND truyện - PTND và NT của truyện (đoạn 1) - CBB: + Phân tích cảnh trong đình, cảnh đê vỡ + NT tiêu biểu của đoạn 2+3 + Giá trị hiện thực và nhân đạo E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài, từng phần, từng hđ........................................... - Nội dung kiến thức......................................................................................... - Phương pháp giảng dạy.................................................................................. - Hình thức tổ chức lớp..................................................................................... - Thiết bị, đồ dùng dạy học..............................................................................

File đính kèm:

  • docSong chet mac bay cap tinh.doc
Giáo án liên quan