Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 117, 118: Văn bản Quan Âm Thị Kính

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

+ Giúp HS bước đầu nắm được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo sân đình truyền thống; tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng: Nội dung ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích này.

- Tích hợp với phần Tiếng Việt và TLV.

- Kĩ năng:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 117, 118: Văn bản Quan Âm Thị Kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: NG: 7A:9/4 7B: 14/4/07 Tiết: 117 Văn bản Quan âm Thị Kính (Tiết 1) A. Mục tiêu: - Kiến thức: + Giúp HS bước đầu nắm được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo sân đình truyền thống; tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng: Nội dung ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích này. - Tích hợp với phần Tiếng Việt và TLV. - Kĩ năng: + Đọc kịch bản chèo theo kiểu phân vai; - Tìm hiểu mâu thuẫn kịch bản chèo, nhân vật chèo ( nữ chính, mụ ác) cùng ngôn ngữ, hành động của hai loại nhân vật này. B. Phương tiện dạy học: - Đồ dùng: - Tư liệu tham khảo, C. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp.. - Hình thức tổ chức.................. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7A............. - 7B........... II. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy cho biết ca Huế có nguồn gốc từ đâu? tại sao nói ca Huế là một thú tao nhã? - Yêu cầu nêu được: + Nguồn gốc của ca Huế: Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. + Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách diễn đạt đến cách thưởng thức từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc... Chính vì thế nghe ca Huế là một thứ tao nhã. H: G: Nhận xét: Cho điểm.Lan7.Thuý 2.......................................................................... III. Bài mới: G: Chèo là một trong những loại hình sân khấu dân gian, được phổ biến rất rộng rãi ở Bắc Bộ. Trong kinh mục sân khấu chèo, “ Quan Âm Thị Kính” Là vở chèo rất nổi tiếng. Vở diễn này tiêu biểu cho sân khấu chèo về nhiều phương diện: tính truyện, kịch tính, nhân vật, làn điệu....Bài học hôm nay sẽ giúp các em tóm tắt nội dung vở chèo, nội dung, ý nghĩa cũng như một số đặc điểm NT tiêu biểu của đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng”. Hoạt động của Thầy và Trò H: đọc văn bản. ? Văn bản thuộc thể loại gì? H: Chèo. ? Em hiểu gì về chèo? H: .......... G: Những đặc trưng cơ bản của chèo. - Thuộc loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức... - Các vở Chèo thường mang giá trị nhân đạo sâu sắc: có tính ước lệ và cách điệu cao. - Có sự kết hợp giữa cái bi với cái hài. ? Hãy xác định vị trí của đoạn trích: Nỗi oan hại chồng. H: ............................. ? Đoạn trích có mấy nhân vật H: 5 nhân vật: Sùng Ông, Sùng Bà, Thiện Sĩ, Thị Kính, Mãng Ông. ? Những nhân vật nào là nhân vật thể hiện rõ nhất xung đột kịch. H: Thị Kính và Sùng Bà. ? Các nhân vật này tiêu biểu cho lớp người nào? + Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính trong chèo còn Sùng Bà thuộc loại nhân vật mụ ác. Hai nhân vật tiêu biểu cho hai hạng người trong xã hội: Sùng Bà thuộc tầng lớp trên, Thị Kính tiêu biểu cho những thân phận thường dân nghèo khổ. ? Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì? H: là cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, tuy không phổ biến và gần gũi với nhân dân nhưng cũng là ước mơ về hạnh phúc gia đình của nhân dân. ? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này? H: Người vợ thương chồng, con người rất ân cần dịu dàng, tình cảm của Thị Kính đối với chồng rất chân thật tự nhiên. G: Đây là đoạn văn cho ta thấy được vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng của Thị Kính. Nội dung I. Tiếp xúc văn bản 1. Đọc- tóm tắt. 2. Chú thích. 3. Thể loại: - Chèo. " là loại kịch hát múa dân gian, kể chuyện diễn tính bằng hình thức sân khấu. II. Phân tích văn bản: 1. Vị trí đoạn trích: - Phần 1 của văn bản. 2. Nhân vật: 5 nhân vật: Sùng Ông, Sùng Bà, Thiện Sĩ, Thị Kính, Mãng Ông. " Thị Kính và Sùng Bà là 2 nhân vật thể hiện rõ nhất xung đột kịch. 3. Phân tích: a. Nhân vật Thị Kính. * Trước khi mắc oan: - Là người phụ nữ chăm chỉ, chịu khó, yêu thương chăm sóc chồng chu đáo. - Thương chồng, muốn làm đẹp cho chồng. " Tình yêu thương chồng trong sáng, chân thật, tự nhiên IV. Củng Cố: G: sơ kết lại nội dung cơ bản của tiết học. ? Nêu tóm tắt vở chèo Quan Âm Thị Kính. V. Hướng dẫn về nhà: Đọc kĩ lại đoạn trích, tóm tắt văn bản, soạn phần còn lại. E. Rút kinh nghiệm:........................................................................ NS: NG: 7A: 12/4 7B: 14/4/07 Tiết: 118 Văn bản Quan âm Thị Kính (Tiết 2) A. Mục tiêu: - Kiến thức: + Giúp HS bước đầu nắm được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo sân đình truyền thống; tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng: Nội dung ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích này. - Tích hợp với phần Tiếng Việt và TLV. - Kĩ năng: + Đọc kịch bản chèo theo kiểu phân vai; - Tìm hiểu mâu thuẫn kịch bản chèo, nhân vật chèo ( nữ chính, mụ ác) cùng ngôn ngữ, hành động của hai loại nhân vật này. B. Phương tiện dạy học: - Đồ dùng: - Tư liệu tham khảo, C. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp.. - Hình thức tổ chức.................. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7A............. - 7B........... II. Kiểm tra bài cũ: ? Đoạn trích nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện sung đột kịch? ? Vẻ đẹp của nhân vật Thị Kính được thể hiện ntn trước khi bị mắc oan? - Yêu cầu nêu được: - Nhân vật: 5. trong đó nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Thị Kính và Mãng Bà. - Chăm chỉ, thương chồng chân thật, tự nhiên, trong sáng... G: Nhận xét: Cho điểm.......................................................................... III. Bài mới: G:.......................................................................... Hoạt động của Thầy và Trò Theo dõi phần tiếp theo trong đoạn trích: Nỗi oan hại chồng. ? Sự việc cắt râu chông bị Sùng Bà khép vào tội nào? H: Tội giết chồng. ? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? H: Câu nói: “Cái con mặt sứa gan lim này! mày định giết con bà à? ? Hãy tìm những lời buộc tội cụ thể của Sùng Bà? H:................ ? Khi bị khép vào tội đó, Thị kính có những lời nói và cử chỉ gì? H: - Lời nói: + Lạy cha, lạy mẹ.. + Giời ơi! mẹ ơi, oan cho con lăm mẹ ơi. + Oan thiếp lắm. ? Như vậy trong đoạn trích này Thị Kính đã mấy lần kêu oan? H: 5 lần kêu oan trong đó 3 lần với mẹ chồng, một lần với chồng và một lần kêu oan với Mãng ông. - Cử chỉ: + Vật vã khóc + Ngửa mặt rũ rượi + Chạy theo van xin. ? Em có nhận xét gì về những lời nói, cử chỉ đó? H: lời nói hiền lành, ít, cử chỉ yếu đuối, nhẫn nhục. ? Những lời nói và cử chỉ đó đã được nhà chồng đáp lại ntn? H: Chồng: im lặng. + Mẹ chồng: cự tuyệt. ( thôi câm đi). + Bố chồng: a dua với mẹ chồng.. ? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới được cảm thông H: Mãng Ông.. ? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó? H: Sự cảm thông đau khổ và bất lực.. .con ơi!...nhường nào!. ? Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà: Sùng Ông, Sùng Bà còn làm điều gì tàn ác? H:....................... ? Theo em xung đột kịch ở đoạn này, thể hiện cao nhất ở chỗ nào? vì sao? H: Mãng Ông bị đẩy ngã và Thị Kính ôm cha khóc G: Thị Kính như bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: nỗi đau oan ức, nỗi đau tình vợ chồng tan vỡ, và giờ lại nỗi đau cha bị làm nhục, hành hạ.... ? Trước khi ra khỏi nhà Thiện Sĩ, Thị Kính có thái độ ntn? Tìm những chi tiết miêu tả? H: ? Thị Kính đã tìm lối thoạt cho mình bằng cách nào? H: ? Việc quyết định đi tu của Thị Kính có ý nghĩa gì? H: phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong xã hội cũ. ? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoạt khỏi đau khổ trong xã hội cũ không? H: ? Theo dõi vào đoạn trích và tìm các chi tiết thể hiện thái độ, tính cách và bản chất của nhân vật Sùng Bà? H:.......... ? Trước hết Sùng Bà có hành động gì? H: ? Ngôn ngữ của Sùng Bà ntn> H: Xỉ vả, mắng nhiếc, phân biệt, đối xử ra mặt. ? Tính cách của mụ được thể hiện ntn? H: Độc đoán và tàn ác, không hề cho Thị Kính phân bua, giải thích, đuổi Thị Kính ra khỏi nhà một cách tàn nhẫn. ? Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật này? H: ? Qua đoạn trích, em biết gì về những đặc sắc của NT chèo cổ? H: ? Em hiểu gì về số phận của người phụ nữ đức hạnh trong xã hội cũ? ? Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhân vật Thị Kính? H:............... Nội dung 3. Phân tích: a. Nhân vật Thị Kính * Trong khi bị oan. - Lời nói: + Lạy cha, lạy mẹ.. + Giời ơi! mẹ ơi, oan cho con lăm mẹ ơi. + Oan thiếp lắm. " 5 lần kêu oan. - Cử chỉ: + Vật vã khóc + Ngửa mặt rũ rượi + Chạy theo van xin. ] Con người nhẫn nhục, trong oan ức vân chân thực, hiền lành, giữ phép tắc gia đình. - Xung đột kịch lên tới đỉnh cao khi Mãng ông hị đẩy ngã và Thị Kính ôm cha khóc. " Thị Kính bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau - Đau khổ vì hôn nhân tan vỡ. - nỗi đau oan ức. + đau khổ vì cha bị làm nhục * Trước khi ra khỏi nhà Thiện Sĩ: - Nhìn lại chiếc kỉ, sách, thúng khâu, chiếc áo đang khâu dở " Tình cảm thuỷ chung * Sự lựa chọn của Thị Kính: - Giả trai bước vào cửa phật tu hành. ] phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong xã hội cũ. 2. Nhân vật Sùng Bà: - Hành động: Dúi đầu Thị Kính, bắt Thị Kính ngửa mặt lên trời, không cho giãi bày đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống " Tàn nhẫn, thô bạo. - Ngôn ngữ: + đay nghiến, xỉ vả, mằng nhiếc, phân biệt đối xử. - Tính cách: độc đoán và tàn ác: ]Mụ ác, tàn nhẫn, độc địa. III. Tổng Kết: 1. Nội dung: ................................ 2. Nghệ thuật: ............................... 3. Ghi nhớ: SGK. IV. Luyện tập Tóm tắt đoạn trích. IV. Củng cố: G: hệ thống lại nội dung, kiến thức qua hai tiết học. ? Tóm tắt lại ngắn gọn nội dung đoạn trích? V. Hướng dẫn về nhà: - Học kĩ nội dung bài học, nắm chắc nội dung,ý nghĩa và một số đặc điểm NT của đoạn trích? - Chuẩn bị bài: “ Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy” E. Rút kinh nghiệm:.................................................................................. .........................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT117+118.doc