A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Giúp HS: cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ: sông núi nước Nam và Phò giá về kinh. Bước đầu hiểu về hai thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Kĩ năng:
+ Tích hợp với phàn Tiếng Việt ở khái niệm Từ Hán Việt, phần TLV ở văn biểu cảm, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Thái độ:
+ Rèn kĩ năng đọc thơ Đường luật.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Đồ dùng:.
- Tư liệu tham khảo, .
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, kích thich tư duy.
- Hình thức tổ chức.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 17, 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:...../......./......
NG:.........../......./.....
................./......./.......
Tiết: 17
Văn bản
Sông núi nước nam
(nam quốc sơn hà)
Phò giá về kinh
( tụng giá hoàng kinh sư)
A. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Giúp HS: cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ: sông núi nước Nam và Phò giá về kinh. Bước đầu hiểu về hai thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Kĩ năng:
+ Tích hợp với phàn Tiếng Việt ở khái niệm Từ Hán Việt, phần TLV ở văn biểu cảm, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Thái độ:
+ Rèn kĩ năng đọc thơ Đường luật.
B. Phương tiện dạy học:
- Đồ dùng:.....................................................................
- Tư liệu tham khảo, ....................................................
C. Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, kích thich tư duy....
- Hình thức tổ chức..................
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7A5
II. Kiểm tra bài cũ:
? Ca dao là gì?
? 4 bài ca trong văn bản những câu hát châm biếm tập trung phê phán những thói hư tật xấu gì trong xã hội?
H: Bài ca 1: Mỉa mai, giễu cợt phê phán những thói quen, lối sống lười biếng ...
Bài ca 2: phê phán tục mê tín dị đoan, những người nhẹ dạ cả tin, ít hiểu biết...
Bài ca 3: Chế giễu, phê phán những hủ tục ma chay rườm rà, tốn kém, phê phán những kẻ lợi dụng hủ tục đó để kiếm lợi.
Bài ca 4: Phê phán những kẻ hữu danh vô thực....
GV: - nhận xét...................................................................................
- Cho điểm.................................................................................
III. Bài mới:
G: Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta vì ý nghĩa và giá trị to lớn của nó. Bài thơ đã khẳng định sự độc lập về lãnh thổ; khẳng định chủ quyền của đất nước; khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền của đất nước...
Hoạt động của Thầy và Trò
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
H:.....................
G: Lí Thường Kiệt một danh tướng đời vua Lí Nhân Tông- là tác giả, Ông viết bài thơ để động viên tinh thần tướng sĩ trong cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến nam sông Cầu ( Như Nguyệt) năm 1067-1077. đêm đêm ông cho người tôt giọng, lẻn vào đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát ( những võ tướng của Triệu Quang Phục, được tôn làm thần sông). đọc vang bài thơ- như lời thần phán truyền, nên còn gọi là bài thơ thần.
Tuy nhiên bên cạnh đó một số nhà nghiên cứu lại cho rằng không phải của Lí Thường Kiệt mà là vô danh.........
H: Đọc diễn cảm, dõng dạc, trang nghiêm...
G: đọc mẫu " HS.
Đọc bản phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa, bản dịch thơ..
G: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK.....
? Bài thơ có thể chia ra làm mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần?
H: 2 phần: P1 hai câu đầu, P2 hai câu còn lại..
H đọc hai câu đầu(bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
? Câu thơ được dịch nghĩa ntn?
H: Sông núi nước Nam, vua Nam ở.
? Em hiểu Sông núi nước Nam là gì?
H: là giang sơn, lãnh thổ của người VN.
? Trong câu thơ đầu tiên có những chữ nào, theo em là quan trọng nhất? Vì sao?
H: Nam Quốc, đế, cư. Chữ ‘đế’ là quan trọng nhất.
? Dựa vào các chú thích SGK em hãy giải thích các từ trên?
H: từng em một lần lượt giải thích.
G: nhận xét, đánh giá....
Bổ sung:
- Nam Quốc: là nước Nam. Vùng sông núi ở phía Nam là một nước chứ không phải là một quận huyện của Trung Hoa. ý thức độc lập chủ quyền đã được khẳng định ngay từ đầu..
- Đế: là Vua, Vương cũng là vua, nhưng đế được coi là lớn hơn vương. chữ đế thể hiện ý thức độc lập, bình đẳng, ngang hàng với các hoàng đế Trung Hoa. từ bao đời các vua Trung Hoa tự cho mình quyền tối cao thống trị thiên hạ. Hoàng đế là con trời, trị vì tất cả. Hoàng đế trung Quốc có quyền phong vương cho các địa phương... vua nước Nam ta được phong là An Nam Quốc vương.
- Cư: là ở, xử lí mọi việc( dịch theo nghĩa là xử lí mọi việc
? Lời thơ” Nam đế cư có nghĩa là ntn?
H: nghĩa hẹp là nơi ở của vua nước Nam
nghĩa rộng: Nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam..
? Câu thơ Nam Quốc sơn hà Nam đế cư toát lên tư tưởng gì?
H:
? Lời thơ trên chứa đựng tình cảm gì?
H: chứa đựng ình cảm yêu nước, tự hào dân tộc.
GV:........................................................
? Em hiểu nghĩa của câu thơ thứ hai ntn?
H: giới phận đã được định rõ ràng ở sách trời.
Em có nhận xét gì về âm điệu của lời thơ này? nó có tác dụng gì trong việc diễn tả tư tưởng, cảm xúc về chủ quyền đất nước?
H: diễn tả sự vững vàng của tư tưởng và niềm tin sắt đá vào chân lí này.
G: chân lí này đã thành sự thật hiển nhiên trong thực tế nhưng càng rõ ràng hơn, vững chắc hơn khi đã được ghi chép vào phân định tại thiên thư, ỏ sách trời. Tạo hoá - tự nhiên vĩnh hằng đã công nhận như vậy...
H: đọc hai câu tiếp theo.
? Em hãy nói bằng lời văn xuôi ý của hai câu trên?
H:
? Hai câu nêu những ý cơ bản gì?
H: câu thứ 3 của bài thơ hướng về bọn xâm lược ngông cuồng. “nghịch lỗ” nghĩa là lũ giặc tàn ngược trái với mệnh trời, ỷ thế xâm phạm giang sơn đất nước Đại Cồ Việt ta.
- Câu cuối là lời cảnh cáo hậu quả thê thảm của đối với bọn xâm lăng... chúng nhất định sẽ chuốc lấy bại vong nhục nhã.
G: Lời cảnh cáo đanh thép, kiên quyết không phải đe doạ suông mà tựa chắc trên cơ sở bao lần chiến thắng giặc phương Bắc từ đầu công nguyên đến lúc bấy giờ. Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng để giữ vững nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
? Nhận xét giọng điệu của người viết?
H:
? Vì sao có thể ví bài thơ như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc VN?
H: vì nội dung bài thơ đã khẳng định được ba nội dung cơ bản: độc lập về lãnh thổ, chủ quyền của đất nước, và ý chí bảo vệ chủ quyền của đất nước....
G: Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta, Bình Ngô đại cáo cảu Nguyễn Trãi được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai và bản thứ ba là Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịhc Hồ Chí Minh viết và đọc trước quốc dân, đồng bào ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội..
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
H:
G: Bổ sung...............................
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? hãy chỉ ra dấu hiệu chính của thể thơ đó trong bài thơ này?
H: Bài thơ là một bài NNTT.
- Dấu hiệu: mỗi câu có năm tiếng.
- Vần hiệp ở tiếng cuối câu và câu 4 ( quan, san).
Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần?
H: -2 phần: hai câu đầu: Hào khí chiến thắng xâm lược
- 2 câu cuối: Khát vọng hoà bình cho đất nước.
? Văn bản này liên quan thế nào đến lịch sử và tác giả của nó?
H:..................................................................
G: Chiến thắng quân Mông – Nguyên thời Trần.
- TQK là tướng giỏi thời Trần có xông lơn trong cuộc thắng giặc ở Hàm Tử và Chương Dương, lại là người có những vần thơ sâu xa, lí thú...
H: đọc hai câu đầu:
? E hãy dịch nghĩa hai câu thơ trên?
H: - Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương, bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
? Có những chiến công nào được nhắc tới trong lời thơ này?
H: Hai chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử.
G: hai trận thắng lớn trên sông Hồng thời Trần đại thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.
? Trong lời thơ trên có gì đáng chú ý về cách dùng từ? Cách nhắc tới các địa danh?
H:
? Cách tạo đối xứng như thế nào? giọng điệu ra sao?
H: câu trên đối xứng với câu dưới cả thanh lẫn ý.
? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trên?
H: - Tái hiện không khí chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc đối đầu với quân giặc Mông – Nguyên.
? Người viết đã thể hiện tình cảm gì trong lời thơ này?
H: Tình cảm phấn chấn, tự hào............
H đọc diễn cảm hai câu tiếp. dịch nghĩa?
- Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,
Muôn đời vẫn có non sông này.
? Lời thơ trên nói về vấn đề gì?
H:- xây dựng đất nước thời bình.
? Tác giả mong ước về một đất nước ntn?
H: một đất nước vững bền mãi mãi.
G: khi đất nước đã thái binhf chúng ta cần tập trung hết công sức vào việc xây dựng đất nước mạnh giàu, không nên quá say sưa với chiến thắng...
? Tư tưởng và tình cảm của tác giả trước vận mệnh của đất nước ntn?
H: - Chuộng hoà bình, hi vọng vào tương lai tươi sáng,
tin ở sức mạnh của dân tộc.
G: đó cũng là khát vọng của dân tộc ta, khát vọng hoà bình, xây dựng đất nước bền vững muôn đời.
? Khát vọng đó có biến thành hiện thực ở thời nhà Trần không?
H: Thời Trần, sau hai cuộc kháng chiến thắng lợi chống giặc Mông – Nguyên là một thời kì thái bình thịnh trị khá dài trong lịch sử dân tộc ta.
? E có nhận xét gì về nội dung và NT của hai bài thơ trên?
H:...............................................
G: Hai bài thơ đều thể hiện một tư tưởng tình cảm thống nhất của dân tộc ta. đó là ý thức độc lập, chủ quyền, ý chí hào hùng, bản lĩnh và khát vọng dựng xây đất nước.
- Hai bài thơ đều có chung đặc điểm NT: Tứ tuyệt Đường luật chữ Hán, chữ lời cô đọng, giản dị....
H đọc ghi nhớ SGK.
G: hướng dẫn H luyện tập...............
Nội dung
I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
1. Tác giả:
.............................................
..............................................
2. Tác phẩm:
...............................................
..............................................
II. Đọc - tìm hiểu chú thích
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục:
- 2 phần.
III. Phân tích tác Phẩm.
“Nam Quốc sơn hà Nam đế cư”
-Nam Quốc: Nước Nam.
- Đế: vua.
- cư: ở, xử lí mọi việc.
" Khẳng định nước VN thuộc chủ quyền của người VN.
" Tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc.
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
- Giọng: hùng hồn, rắn rỏi.
"diễn tả sự vững vàng của tư tưởng và niềm tin sắt đá vào chân lí này.
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
- Cảnh báo sự thất bại của giặc....
- Khẳng định sức mạnh của nhân dân ta.....
- Giọng điệu: dõng dạc, chắc nịch, kiêu hãnh...
Phò giá về kinh
( tụng giá hoàng kinh sư)
I. Tìm hiểu tác giả - tác phẩm
1. Tác giả:
- Trần Quang Khải ( 1241-1294) con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông.
2. Tác phẩm:
..........................................
II. - tìm hiểu chú thích :
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
2. Thể thơ:
- NNTT
3. Bố cục:
- 2 phần:
III. Phân tích tác phẩm:
1. Hào khí chiến thắng xâm lược:
“ Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan”
- Động từ mạnh: (đoạt, cầm)
- Địa danh: Chương Dương, Hàm Tử.
- Giọng điệu: khoẻ, hùng tráng.
- Tình cảm phấn chấn, tự hào
2. Khát vọng thái bình của dân tộc.
“Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
- xây dựng đất nước thời bình
- một đất nước vững bền mãi mãi.
- Chuộng hoà bình, hi vọng vào tương lai tươi sáng, tin ở sức mạnh của dân tộc.
IV. Tổng kết:
1: Nội dung:
2: Nghệ thuật:
3. Ghi nhớ: SGK-
V. Luyện tập:
............................................
IV. Củng cố:
- Đọc diễn cảm lại hai bài thơ.
- Khái quát về ND & NT.
V. Hướng dẫn:
- Về nhà học bài, soạn bài “Buổi chiều......”
E. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NS:......./......./........
NG: :......./......./........
:......./......./........
Tiết 18
Tiếng Việt
Từ Hán việt
A. Mục Tiêu:
- Kiến thức:
+ Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
+ Cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
+ Tích hợp với phần văn bản Sông núi nước Nam, với phần TLV ở bài tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
- Kĩ năng.
+ Biết dùng từ Hán Việt trong việc viết văn bản biểu cảm và trong giao tiếp xã hội.
B. Phương tiện dạy học:
- Đồ dùng: Bảng phụ............................................................
- Tư liệu tham khảo, ....................................................
C. Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành......
- Hình thức tổ chức..................
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7A.............
- 7B..............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là đại từ? Nêu các loại đại từ? Cho ví dụ?
H: .........................................................................................
Yêu cầu nêu được:
- Đại từ là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Có hai loại đại từ: + Đại từ để trỏ.
+ Đại từ để hỏi.
- Cho được ví dụ đúng.
III. Bài mới.
G: Trong tiếng Việt có một khối lượng lớn các từ Hán Việt mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Vởy từ Hán Việt nó được cấu tạo bởi những yếu tố gì? khả năng kết hợp từ của nó ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó.
Hoạt động của Thầy và Trò
G: Treo bảng phụ ghi bài thơ chữ Hán: Nam Quốc sơn hà.
H: Đọc to bài thơ trên bảng phụ.
? Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì?
- Nam: (phương) Nam.
- Quốc: Nước.
- Sơn: núi.
- Hà: sông.
? Tiếng nào có thể dùng độc lập như một từ đơn để đặt câu? cho VD?
H: - Tiếng Nam ( phía Nam, gió Nam, miền Nam).
? Các tiếng còn lại có khả năng đó không? tại sao?
H: Không, vì chúng ta không thể nói yêu quốc, leo sơn, lội hà được mà phải nói: yêu nước, leo núi, lội sông.
G: Như vậy các tiếng: quốc, sơn, hà không thể dùng độc lập được. Tuy nhiên nó lại là tiếng có thể dùng để tạo nên từ ghép Hán Việt:
VD: Quốc gia, giang sơn, sơn hà...
" Là yếu tố Hán Việt.
? Vậy yếu tố Hán Việt là gì?
H: Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt.
? So sánh các yếu tố Hán Việt: Quốc, Sơn, Hà với các yếu tố HV sau: Bảng, điện, hoa
" yếu tố HV: Quốc, Sơn, Hà không dùng độc lập được mà dùng để tạo từ ghép.
" Yếu tố HV Bảng, điện, hoa có thể dùng độc lập như một từ đơn.
? Phần lớn các yếu tố HV dùng để làm gì?
H: Để tạo từ ghép.
G: Tuy nhiên có một số yếu tố HV có thể dùng độc lập hư một từ đơn.
? Từ “thiên” trong từ “ thiên thư” có nghĩa là gì?
H: trời.
? Từ ‘thiên’trong “thiên niên kỉ, thiên lí mã” có nghĩa là gì?
H: nghìn.
? Từ “thiên” trong “ thiên đô chiếu” có nghĩa là gì?
H: di, dời.
? Qua đó em nó nhận xét gì về các yếu tố Hán Việt trên?
H: có những yếu tố HV đồng âm nhưng khác xa về nghĩa
G: chốt lại, chuyển mục..
? Thế nào là từ ghép trong Tiếng Việt?
H: gồm hai hay nhiều tiếng trở lên.
? Từ ghép Tiếng Việt gồm mấy loại? trật tự của chúng ra sao?
H: Đẳng lập, chính phụ: C trước, P sau.
? Tương tự các từ: sơn hà, xâm phạm, giang san, là từ ghép gì? ( đẳng lập hay chính phụ)?
G: gợi ý: giữa các yếu tố có mqh bình đẳng hay chính phụ:
Sơn hà = núi + sông.
Xâm phạm = chiếm + lấn.
Giang san = sông + núi.
" Độc lập về nghĩa: ghép đẳng lập.
? Các từ : ái quốc, thủ môn, chiến thắng..thuộc loại từ ghép gì?
H: ghép chính phụ
" yếu tố chính trước, yếu tố phụ sau.
? Em hãy lấy thêm những ví dụ về ghép chính phụ?
H:........................................................................
? Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì?
H: Thiên thư = trời + sách.
Thạch mã = đá + ngựa
Tái phạm = lỗi + lặp lại
" ghép chính phụ.
? Trật tự của các yếu tố này có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt cùng loại?
H: Yếu tố phụ trước, chính sau.
? Em hãy lấy thêm ví dụ về loại từ ghép này?
H:..............................
G: chốt lại kiến thức mục II.
? Học sinh đọc mục ghi nhớ SGK.
Hoạt động nhóm.
Nhóm 1: hoa.
Nhóm 2: phi.
Nhóm 3: tham.
Nhóm 4: gia.
" Đại diện các nhóm trình bày kết quả" HS nhận xét"G nhận xét, bổ sung.
G hướng dẫn H làm BT 2.
Hình thức tiếp sức.
VD: quốc: quốc gia, quốc kì, quốc ca, cường quốc....
Nội dung
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
1. Ví dụ1: SGK.
2. Phân tích ví dụ.
- Nam: (phương) Nam.
- Quốc: Nước.
- Sơn: núi.
- Hà: sông.
3. Nhận xét.
-Nam: có thể dùng độc lập
-Quốc; sơn, hà: không thể dùng độc lập
" yếu tố Hán việt
Ví dụ 2:
- Thiên (thiên thư)
" Trời.
- Thiên ( thiên niên kỉ, thiên lí mã).
" nghìn.
- Thiên (thiên đó)
" đi, dời.
* Ghi nhớ: SGK.
II. Từ ghép Hán Việt.
a. Từ ghép đẳng lập.
VD: giang san, sơn hà, xâm phạm.......
b. Từ ghép chính phụ.
- Yếu tố chính – phụ ( giống TV)
- Yếu tố P – C (khác TV)
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1- SGK- 70.
- Phi 1: bay; phi 2:trái với lẽ phải, trái luật; phi 3: vợ thứ của vua.
- Hoa1: chỉ sv, cơ quan sinh sản của cây; Hoa2: đẹp;
- Gia1: nhà; Gia2: thêm vào.
- Tham1: ham muốn; tham2:tham dự vào.
2. Bài tập 2.
- Sơn: sơn lâm, sơn hà...
- Cư: an cư, cư ngụ.....
- Bại: thảm bại, đại bại.....
IV. Củng cố:
? Em hãy nêu những đơn vị kiến thức cần ghi nhớ của bài học?
? Từ ghép Hán Việt được cấu tạo bằng những yếu tố gì?
? Từ ghép Hán Việt có mấy loại? trật từ các yếu tố trong từ ghép HV chính phụ nào?
V. Hướng dẫn:
- về nhà học thuộc 2 ghi nhớ, tìm đọc từ điển Hán Việt
- Làm bài tập 3+4.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập lại văn tự sự, miêu tả, các bước tạo lập văn bản.......
E. Rút kinh nghiệm.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T17+18.doc