Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 2: Mẹ tôi

 

A. Mục tiêu.

- Qua bức thư của bố, qua tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của đứa con đối với mẹ, tác giả muốn đứa con khắc sâu trong lòng rằng: mẹ là người đáng kính, đáng yêu nhất. Phạm lỗi với mẹ là một trong những lỗi đáng trách, đáng lên án, đáng ân hận nhất. Cách giáo dục nghiêm khắc nhưng vẫn tế nhị, có lý, có tình của người cha.

- Nghệ thuật biểu lộ tình cảm, thái độ và tâm trạng gián tiếp qua một bức thư. Ngôi kể 1.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 2: Mẹ tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2- Văn bản Mẹ tôi Et-môn-đơ Amixi- Mục tiêu. - Qua bức thư của bố, qua tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của đứa con đối với mẹ, tác giả muốn đứa con khắc sâu trong lòng rằng: mẹ là người đáng kính, đáng yêu nhất. Phạm lỗi với mẹ là một trong những lỗi đáng trách, đáng lên án, đáng ân hận nhất. Cách giáo dục nghiêm khắc nhưng vẫn tế nhị, có lý, có tình của người cha. - Nghệ thuật biểu lộ tình cảm, thái độ và tâm trạng gián tiếp qua một bức thư. Ngôi kể 1. B. Chuẩn bị: GV: Soạn + TLTK HS: Đọc kỹ + soạn bài C.Tiến trình dạy học I. Kiểm tra bài cũ: 1, Em hiểu câu văn: Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra như thế nào? Đối với riêng em, thế giới kỳ diệu đó là gì? II. Các hoạt động: Giới thiệu: - Em đã bao giờ phạm lỗi với mẹ chưa? Lỗi đó như thế nào? Sau khi phạm lỗi em đã suy nghĩ gì? - Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Văn bản “ Mẹ tôi” sẽ cho chúng ta một bài học như thế. - Theo em VB được viết theo kiểu loạibản nào? Vì sao? + Người cha viết thư cho con để giáo dục con sửa lỗi đã mắc với mẹ mình. * Giọng: chậm rãi, tình cảm, tha thiết và nghiêm. - VB là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi? Hình như giữa nội dung và nhan đề không phù hợp? + Nhan đề ấy là của tác giả đặt cho đoạn trích. Mỗi huyện nhỏ trong “ Những tấm lòng cao cả” đều ó một nhan đề do tác giả đặt. + Mới xem qua rất dễ nhận xét là giữa nội dung và nhan đề không phù hợp. Nhưng đọc kỹ sẽ thấy, tuy bà mẹ không xuất hiện một cách trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và các chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua bứ thư người bố gửi cho con, người đọc thấy hiện lên hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao. - Qua bức thư được thể hiện như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó? Lý do gì khiến ông có thái độ ấy? + Trong bức thư , ta nhận thấy người cha đã yêu cầu con dứt khoát, nghiêm khắc như mệnh lệnh: Từ nay con không được nói nặng lời với mẹ, dù chỉ 1 lời, 1 lần. Thành khẩn xin lỗi mẹ. Cầu xin mẹ hôn con. - Tại sao tác giả lại viết sự hỗn láo của con như 1 nhát dao đâm vào tim bố vậy? + So sánh è thể hiện tâm trạng đau xót, bất ngờ. + Trong lòng người cha đã bùng lên cơn tức giận thật khó kìm nén khi nghĩ đến tình thương yêu, hy sinh vô bờ của mẹ đối với đứa con lần đầu tiên tỏ ra vô ơn, bội bạc đối với chính người đã sinh ra mình. - Từ đó, ông đã chỉ cho đứa con thấy: nếu không biết nhận ra lỗi lầm sẽ dẫn đến điều gì? - Em hiểu chi tiết chiếc hôn của mẹ sẽ xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con như thế nào? + Mang ý nghĩa tượng trưng. Bởi đó là cái hôn tha thứ, của lòng bao dung, xóa đi nỗi ân hận của đứa con và làm dịu đi nỗi đau của người me, đó là cái hôn trong nước mắt của cả hai người. + Cùng với chi tiết này, còn có chi tiết người cha bảo con đừng hôn mình vì ông chưa nhận rõ sự hối cải và sửa chữa khuyết điểm của con. - Trong truyện có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của Erencơ? Mẹ của Erencơ là người như thế nào? “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” ( Con cò- Chế Lan Viên) - Thái độ của Erencơ khi bố viết thư để nhắc nhở mình về lỗi lầm đã mắc ra sao? - HSTL : Câu hỏi 4 ( SGK-12) + Đến đây, chúng ta có thể giải thích vì sao khi đọc bức thư, nhân vật “ Tôi” lại xúc động vô cùng. Tôi đã nhận ra được một bài học thấm thía và kịp thời từ người cha thân yêu nhất của mình. - Nhưng, tại sao người cha không nói trực tiếp với con mà lại chọn hình thức viết thư? + Bằng hình thức viết thư, người cha có điều kiện dạy bảo vừa tâm tình với con trai một cách tỉ mỉ, cặn kẽ, cho con có thời gian để suy ngẫm từng câu, chữ. Viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, vừa không làm người mắc lỗi xấu hổ, mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. I. Giới thiệu chung. 1. Tác giả: - là nhà văn Ý 2. Tác phẩm: trích trong “ Những tấm lòng cao cả” - Kiểu loại VB : Thư từ- biểu cảm II. Đọc hiểu VB - VB nhật dụng 1. Thái độ của người bố trước lỗi lầm của đứa con - Đau đớn, tức giận, buồn bã. - Nghiêm khắc phê bình - Dứt khoát như mệnh lệnh: Việc như…. tái phạm - Chỉ cho đứa con hư dại: + Thấy nỗi buồn thảm nhất của mỗi con ngừoi: khi mất mẹ + Tình thương yêu kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả, không ai được xúc phạm + Xin lỗi mẹ: xin mẹ hôn con 2. Hình ảnh của người mẹ qua thái độ và tâm tình của người cha. - Thời thơ ấu : chịu đựng, hi sinh tất cả để nuôi con, cứu con lúc ốm đau. - Khi con khôn lớn trưởng thành mẹ vẫn là người che chở, chỗ dựa tinh thần, nguồn an ủi con. 3. Thái độ của Erencơ: - Xúc động - Quyết tâm sửa lỗi * Ghi nhớ ( SGK- 14) * Luyện tập: 1. Đoạn 4 (SGK- 10) 2. Liên hệ bản thân. - Đó là chuyện gì? - Xảy ra vào lúc nào, khi nào, ở đâu? - Xảy ra như thế nào? - Bố, mẹ buồn phiền ra sao? - Những suy nghĩ và tình cảm của người viết sau khi sự việc xảy ra? III. Củng cố. IV. HDHB : Học và làm BT. Soạn bài “ Cuộc chia tay…”

File đính kèm:

  • docbai giang ngu van 7 ca nam .doc