I. Mục tiêu bài học
- Hiểu được các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
- Nhớ, trình bày và hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm.
- Vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc - hiểu văn bản.
- Có ý thức học tập bộ môn.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức
- Hiểu bố cục của bài văn biểu cảm.
- Nhận biết, hiểu yêu cầu của việc biểu cảm.
- Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp.
2. Kĩ năng
- Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Soạn bài
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 24 đến tiết 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/9/2013
Ngày giảng: 7A2-30; 7A1-03/10
Ngữ văn - Bài 6 - Tiêt 24
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu được các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
- Nhớ, trình bày và hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm.
- Vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc - hiểu văn bản.
- Có ý thức học tập bộ môn.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức
- Hiểu bố cục của bài văn biểu cảm.
- Nhận biết, hiểu yêu cầu của việc biểu cảm.
- Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp.
2. Kĩ năng
- Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Phương pháp: Phân tích, Trao đổi đàm thoại, Nêu vấn đề
2. Kỹ thuật: Thảo luận nhóm.
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức ( 1’)
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
Câu hỏi: Văn biểu cảm là gì?
Dự kiến trả lời: Ghi nhớ sgk tr 73
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1: Khởi động ( 1’)
- Giới thiệu bài: Giờ trước các em đã được học và hiểu thế nào là văn biểu cảm. Để hiểu sâu thêm về văn biểu cảm và đặc điểm của nó, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20’ )
- Mục tiêu: Biết được bố cục của bài văn biểu cảm. Yêu cầu của việc biểu cảm. Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hs đọc bài tập 1 sgk tr 84
Bài Tấm gương biểu đạt tình cảm gì?
Hs trả lời
Gv nhận xét
- Ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, giả dối.
*Để biểu đạt tình cảm ấy, tác giả đã làm thế nào?
Hs trả lời
- Mượn hình ảnh tấm gương.
*Vì sao tác giả lại mượn hình ảnh tấm gương?
- Vì tấm gương phản chiếu thực mọi vật xung quanh.
Nói với gương, ca ngợi gương là để gián tiếp ca ngợi ai? Ca ngợi gì?
Hs trả lời
Gv nhận xét
- Ca ngời người trung thực.
Cách mượn tấm gương để nói về con người đó là biện pháp nghệ thuật gì?
- Ẩn dụ tượng trưng: biểu đạt tình cảm.
Đó là cách biểu đạt tình cảm trực tiếp hay gián tiếp?
Hs nhận xét
- Gián tiếp.
Bố cục bài văn gồm có mấy phần? Hãy chỉ ra từng phần?
Thảo luận nhóm: 3 phút
Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét.
Gv nhận xét, luận, bổ sung
- Bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
Gv giảng: mở bài và kết bài quan hệ với nhau
+ Mở bài: giới thiệu sơ lược đặc điểm của nhân vật
+ Kết bài khẳng định, nhấn mạnh đặc điểm của nhân vật: trung thực, thẳng thắn không nói dối, không xu nịnh.
Phần thân bài nêu lên những yếu tố nào?
- Thân bài nói về đức tính của tấm gương, biểu dương tính trung thực; đưa ra hai dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là hai người xấu xí đáng trọng nhưng soi gương: gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật.
Em nhận xét gì về tình cảm, sự đánh giá của tác giả trong bài?
Hs nhận xét
- Rõ ràng, trong sáng, chân thực
Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?
- Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi tạo giá trị cho bài văn.
Hs đọc bài tập 2 trên bảng phụ
Đoạn văn biểu đạt tình cảm gì?
Hs xác định
- Đoạn văn thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong được sự giúp đỡ và thông cảm.
Tác giả trong đoạn văn được bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao em biết?
Hs trả lời
- Tình cảm của nhân vật được biểu hiện một cách trực tiếp.
+ Dấu hiệu của nó là tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm: (con khổ quá, người ta đánh con, sao mẹ đi lâu thế?...)
*Qua các bài tập trên em thấy văn bản biểu cảm có những đặc điểm gì?
Hs rút ra nhận xét
Gv kluận
Hs đọc ghi nhớ sgk tr 86
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm
1. Bài tập
* Bài tập 1
Sgk tr 84
* Bài tập 2
Sgk tr 86
- Mỗi bài văn biểu cảm biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
2. Ghi nhớ (Sgk tr 86)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 16’ )
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hs đọc đọc bài tập sgk tr 87
Hs làm bài tập
Hs chữa bài
Gv nhận xét
Bài văn thể hiện tình cảm gì?
Hs xác định.
Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn?
Hs nhận xét
Tìm mạch ý của bài văn?
Hs xác định
Bài văn biểu đạt tình cảm trực tiếp hay gián tiếp?
Hs xác định
II. Luyện tập
Sgk tr 87
a. Bài văn thể hiện tình cảm buồn nhớ khi xa trường, rời bạn lúc nghỉ hè.
- Tác giả dùng hoa phượng để bộc lộ tình cảm đó.
+ Hoa phượng gắn bó với sân trường với tuổi học trò, với ngày hè chia tay nhớ nhung da diết: hoa phượng là hoa học trò
b. Mạch ý chính là sắc đỏ của hoa phượng, phượng càng đỏ nỗi nhớ càng tăng, phượng và người sóng đôi nỗi nhớ cùng chia sẻ nỗi buồn nhớ ấy.
c. Bài văn biểu cảm gián tiếp + trực tiếp (có câu bộc lộ nỗi buồn của tác giả)
4. Củng cố ( 1’)
Gv khái quát bài
5. Hướng dẫn học bài ( 1’)
- Học bài cũ:
- Chuẩn bị: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
+ Soạn bài
Ngày soạn: 28/9/2013
Ngày giảng: 7A2-01; 7A1-05
Ngữ văn - Bài 6 - Tiết 25
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
- Nhận biết đề văn biểu cảm.
-Ý thức học tập bộ môn.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức
- Nhận biết và hiểu được đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
- Nhận biết và hiểu được cách làm bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Nhận biết đề văn biểu cảm.
- Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Phân tích, Trao đổi đàm thoại, Nêu vấn đề
2. Kỹ thuật: Thảo luận nhóm bàn.
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức ( 1’)
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
Câu hỏi: Văn bản biểu cảm có những đặc điểm gì?
Dự kiến trả lời: Ghi nhớ sgk tr 86
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1: Khởi động ( 1’)
- Giới thiệu bài: Giờ trước các em đã được học đặc điểm của văn biểu cảm. Vậy cách làm bài văn biểu cảm như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20’ )
- Mục tiêu: Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm. Cách làm bài văn biểu cảm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hs đọc các đề văn trên bảng phụ
Hãy chỉ ra nội dung đó trong các đề?
Hoạt động nhóm bàn: 3 phút
Hs báo cáo, nhận xét
Gv nhận xét
Nêu kết quả thảo luận
Đối tượng
Định hướng tình cảm
a. Dòng sông
Tình cảm thật
của mình với sông
b. Đêm trăng
thu
Tình cảm của mình
Đêm Trăng
c. Nụ cười
Cảm nghĩ về nụ cười
của mẹ
d. Tuổi thơ
Nỗi vui buồn tuổi thơ
e. Loài cây
Tình cảm yêu thích với
Các loài cây
Qua bài tập trên em thấy đề văn biểu cảm thường có mấy phần? Đó là những phần nào?
Hs nhận xét
Gv kluận
Hs đọc ghi nhớ 1 sgk tr 88
Hs đọc đề bài sgk tr 88
Đề thuộc loại gì?
- Thể loại: Phát biểu cảm nghĩ
Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề nêu ra là gì?
Hs xác định
- Đối tượng: Nụ cười của mẹ.
*Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy?
- Đó là nụ cười biểu hiện tình cảm yêu thương trìu mến, tha thiết của mẹ.
- Nụ cười khích lệ.
*Tại sao nói nụ cười của mẹ có tác dụng khích lệ chúng ta?
Hs trả lời
Gv nhận xét, kluận
- Nụ cười biểu hiện của tình yêu thương.
- Mỗi khi em biết đi, biết nói khi em lần đầu đi học, mỗi khi em được lên lớp được khen: mẹ cười khích lệ.
Khi em thất bại, bị điểm yếu nụ cười của mẹ có tác dụng gì?
- Nụ cười an ủi động viên.
Lúc nào mẹ nở nụ cười?
- Lúc mẹ vui, khi con thành đạt, biết vâng lời.
Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy như thế nào?
Hs trình bày suy nghĩ
- Nhớ, buồn, lo lắng.
Em phải làm gì để luôn thấy nụ cười của mẹ?
- Chăm ngoan, học giỏi, vâng lời.
*Em hãy sắp xếp các ý trên theo bố cục ba phần?
Hs sắp xếp
Gv nhận xét
a, Mở bài: Nêu cảm xúc được nụ cười của mẹ: Nụ cười ấm lòng
b, Thân bài: Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười vui, yêu thương
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười an ủi
- Khi vắng nụ cười của mẹ.
c, Kết bài:
Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
Qua bài tập em hãy cho biết các bước làm bài văn biểu cảm?
Hs nhận xét
Hs đọc ghi nhớ 2 sgk tr 88
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
a. Bài tập
Sgk tr 87
- Đề văn biểu cảm thường có hai phần: đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho toàn bài.
b. Ghi nhớ 1
Sgk tr 88
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
a. Bài tập
Sgk tr 88
Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
- Có 4 bước
+ Tìm biểu đề, tìm ý.
+ Lập dàn ý
+ Viết bài
+ Sửa bài.
b. Ghi nhớ 2
Sgk tr 88
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 16’ )
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hs đọc bài tập sgk tr 89
Bài văn biểu đạt tình cảm gì?
Hs xác định
Gv nhận xét
Hãy đặt nhan đề cho bài văn?
Hs đặt
Gv nhận xét
*Xây dựng dàn ý của bài văn?
Hs trình bày
Gv nhận xét
- Nội dung: sự liên kết: giới thiệu tình cảm với quê hương: tình yêu quê hương thuở ấu thơ: trong cuộc đời và những tấm gương yêu nước: tình yêu quê hương khi đã tôi luyện và trưởng thành.
- Hình thức: các đoạn, câu đều liên kết bằng từ ngữ.
+ Tích hợp sự liên kết và mạch lạc trong văn bản.
II. Luyện tập
Sgk tr 89
a. Bài văn thổ lộ tình cảm tha thiết với quê hương An Giang bằng những câu biểu cảm trực tiếp rất tha thiết.
- Đề: Cảm nghĩ về quê hương
- Dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu về tình yêu quê hương An Giang.
* Thân bài:
+ Tình yêu quê từ tuổi thơ.
+ Tình yêu quê trong cuộc sống và nhưng tấm gương yêu nước.
* Kết bài: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
+ Phân tích báo cáo: Vừa trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mình vừa biểu cảm gián tiếp qua hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, con người anh hùng trong quê hương.
4. Củng cố ( 1’)
Gv khái quát bài
5. Hướng dẫn học bài ( 1’)
- Học bài cũ:
- Chuẩn bị: Bánh trôi nước
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
Ngày soạn: 01/10/2013
Ngày giảng: 7A2- 04; 7A1- 05
Ngữ văn - Bài 7 - Tiết 26
Văn bản
BÁNH TRÔI NƯỚC
(Hồ Xuân Hương)
I. Mục tiêu bài học
- Cảm nhận được phẩm chất và tài năng của Hồ Xuân Hương qua một bì thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
- Đọc -hiểu văn bản thơ chữ Nôm.
- Biết trân trọng, cảm thông với những thân phận khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
A. HS khá giỏi.
1. Kiến thức
- Phân tích được vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
- Vận dụng tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật trong bài thơ trong việc tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng
- Hiểu biết thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ chữ Nôm Đường luật.
B. HS trung bình.
1. Kiến thức
- Hiểu sơ giản về Hồ Xuân Hương.
- Hiẻu vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
- Nhận thấy tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Hiểu biết thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ chữ Nôm Đường luật.
C. HS yếu, kém.
1. Kiến thức
- Nhớ được sơ giản về Hồ Xuân Hương.
- Biết về vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
- Nhận thấy tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Biết thể loại của văn bản.
- Đọc - lưu loát bài thơ.
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ
2. Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Phân tích, Trao đổi đàm thoại, Nêu vấn đề, Đọc sáng tạo.
2. Kỹ thuật:
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức ( 1’)
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1: Khởi động ( 1’)
- Giới thiệu bài: Ngày nay, người phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới, được tham gia các hoạt động xã hội. Còn thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua văn bản Bánh trôi nước.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích ( 8’)
- Mục tiêu: Đọc diễn cảm văn bản, trình bày được đôi nét về tác giả.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Gv hướng dẫn đọc: đọc giọng chậm rãi, gợi tâm trạng buồn. Cách ngắt nhịp 2/2/3
Gv đọc mẫu
Hs đọc, gv nhận xét
Hs theo dõi chú thích * sgk tr 95
Nêu đôi nét về tác giả?
Hs trả lời
Gv nhận xét, kluận
- Từ bé thông minh, lớn lên không phải là người phụ nữ an phận. Đi ngao du, giao thiệp rộng, có bản lĩnh, cá tính: đứa con nghịch tử của xã hội phong kiến
- Cuộc đời: bà tự tổng kết: một đời riêng mấy kiếp chua cay.
Tình duyên lận đận, long đong và có nhiều dang dở.
- Thơ: sáng tác nhiều được truyền tụng dễ lẫn với những bài thơ Nôm có phong cách Hồ Xuân Hương.
- Trong thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu viết về phụ nữ, bản thân, không có người phụ nữ quý tộc.
Nước mắt than thở nhiều hơn niềm vui.
+ Mệnh danh là nhà thơ của phụ nữ.
- Thơ phản ánh cuộc đời đầy khổ đau, không hướng tới hạnh phúc ảo ảnh. Trái tim yêu đời của Hồ Xuân Hương luôn sưởi ấm tạo vật, lòng người: nhà thơ cuộc đời trần thế.
- Phong cách nghệ thuật: đậm đà phong cách dân gian.
+ Giọng nói khác biệt: giọng mạnh mẽ, táo bạo, thẳng thắn.
Hs quan sát tranh minh hoạ về bánh trôi, giải thích chú thích * sgk tr 95
Bài thơ được làm theo thể thơ gì? *Vì sao em biết? Hãy giải thích?
Hs trả lời
Gv nhận xét
- Bài thơ có bốn câu, mỗi câu 7 chữ.
- Gieo vần: tròn, non, son.
Bài thơ gieo vần theo cách nào?
Hs xác định
- Gieo vần chân
- Cách gieo vần có vần chân (cuối câu), vần lưng (giữa câu), vần liền (gieo liên tiếp), vần cách (Gieo cách các câu). Chúng ta đã học ở lóp 6 phần cách làm thơ.
Hs giải thích các chú thích sgk tr 95
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả
- Hồ Xuân Hương (? - ?) là con Hồ Phi Diễn, quê ở Nghệ An.
- Mệnh danh là bà chúa thơ Nôm
b. Tác phẩm
- Lấy đề tài: bánh trôi nước, bình dị, gần gũi.
c. Thể loại
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản ( 21’ )
- Mục tiêu: Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước. Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật trong bài thơ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hs đọc bài thơ
Tìm những chi tiết thể hiện hình ảnh bánh trôi nước?
Hs trả lời
Gv nhận xét, kluận
Chi tiết trên cho em hiểu như thế nào về hình dáng, đặc điểm của bánh trôi nước?
Hs xác định
*Bài thơ có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
Hs trả lời
Gv nhận xét
- Hai nghĩa: miêu tả bánh trôi khi được luộc chín.
- Vẻ đẹp , thân phận, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ Sự đa nghĩa
*Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?
- Nghĩa đen. Vì nó tạo âm hưởng và giá trị cho bài thơ.
Nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
- Khéo, hấp dẫn. Ngôn ngữ bình dị.
Qua hình ảnh bánh trôi nước tác giả thể hiện điều gì?
Hoạt động nhóm bàn: 2 phút
Hs báo cáo, nhận xét
- Nói lên số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả?
- Ẩn dụ: người phụ nữ ẩn sau hình ảnh bánh trôi nước.
Gv láy thêm các ví dụ
- Thân em như hạt mưa xa.
- Thân em như trái bần trôi.
Người phụ nữ được miêu tả với vẻ đẹp, phẩm chất, số phận như thế nào?
Hs trả lời
*Nhận xét gì về người phụ nữ trong bài thơ?
- Vẻ đẹp hình thể: gợi nên sự phúc hậu.
- Người phụ nữ xưa không được định đoạt số phận của mình, do cha mẹ, do chồng quyết định sướng khổ
Theo em người phụ nữ trong xã hội ngày nay thì sao?
Hoạt động nhóm: 4 phút
Kĩ thuật khăn trải bàn
Hs báo cáo
- Bình đẳng , tự do.
- Nhưng trong thực tế vẫn còn có gia đình chưa được bình đẳng. Chồng đánh đập vợ nên cần phê phán và lên án.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
*Nhận xét gì về từ mà trong bài thơ trên?
- Sự kiên trì, cố gắng cách nói dõng dạc, dứt khoát.
- Câu thơ có giá trị nhân đạo, làm nên sức sống cho bài thơ.
Qua câu thơ tác giả bày tỏ thái độ gì với người phụ nữ trong xã hội cũ?
Hs trả lời
Gv nhận xét
Tìm những câu thơ, bài ca dao nói về số phận người phụ nữ bị lệ thuộc?
- Thân em như tấm lụa đào.
- Thân em như hạt mưa sa.
+ Đặc điểm chung đều thể hiện thân phận người phụ nữ: cùng nguồn cảm xúc nhân đạo chủ nghĩa.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh bánh trôi nước
- Thân: trắng, tròn.
- Bảy nổi, ba chìm với nước non.
- Chìm.
+ Trắng tròn, xinh xẻo.
- Được làm ra từ bàn tay con người: miêu tả rất đúng với thực tế.
2. Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ
- Nghệ thuật
+ Thân em trắng, tròn: người phụ nữ trắng trẻo, xinh đẹp : Ẩn dụ
+ Bảy nổi ba chìm: Thành ngữ
+ “Thân em” mang âm hưởng của ca dao.
- Bảy nổi ba chìm: gặp nhiều cảnh ngộ bấp bênh.
- Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn: số phận phụ thuộc vào người khác.
- Giữ tấm lòng son: chung thuỷ sắt son.
+ Hình thể: da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn.
+ Tâm hồn trong trắng, nhân hậu, sắt son.
+ Số phận chìm nổi, phiêu bạt phụ thuộc vào người khác.
- Thái độ trân trọng, đề cao và cảm thương cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết ( 2’ )
- Mục tiêu: Trình bày được nội dung của ghi nhớ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Gv gọi 2 hs đọc ghi nhớ sgk tr 95
Gv khái quát nội dung chính của ghi nhớ
III. Ghi nhớ
Sgk tr 95
* Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập ( 10’)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Ghi lại những câu hát than thân trong bài 4 bắt đầu bằng cụm từ thân em?
Hs nhớ lại
Cùng mở đầu bằng thân em nhưng giữa bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và hai bài ca dao có gì khác nhau?
- Thân em trong thơ Hồ Xuân Hương: hình thể của người phụ nữ.
- Thân em trong ca dao là cuộc đời phụ thuộc của em: lời than
Chỉ rõ mối liên quan trong cảm xúc các bài này?
Hs đọc thuộc lòng bài thơ
Hs đọc văn bản Sau phút chia ly
IV. Luyện tập
1. Bài 1
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.
- Đồng cảm về số phận phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội xưa: cảm xúc nhân đạo.
2. Bài 2
3. Đọc thêm
Văn bản: Sau phút chia ly
4. Củng cố ( 1’)
Gv khái quát bài
5. Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài cũ
- Chuẩn bị: Quan hệ từ
+ Soạn bài
Ngày soạn: 01/10/2013
Ngày giảng: 7A2-04; 7A1.......
Ngữ văn - Bài 7 - Tiết 27
QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu bài học
- Biết được khái niệm quan hệ từ.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết quan hệ từ.
- Có ý thức sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức
- Hiểu khái niệm quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết quan hệ từ trong câu.
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi những kinh nghiệm về cách sử dụng quan hệ từ.
III. Đồ dùng
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Soạn bài
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp:Phân tích, Trao đổi đàm thoại, Nêu vấn đề, Rèn theo mẫu
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm.
- Phân tích tình huống mẫu để nhận ra đại từ và giá trị, tác dụng của việc sử dụng quan hệ từ.
- Thực hành có hướng dẫn: Sử dụng quan hệ từ theo những tình huống cụ thể.
- Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng quan hệ từ.
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức ( 1’)
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (15’)
- Câu hỏi: 1. Đề văn biểu cảm thường có mấy phần, là những phần nào?
2. Nêu các bước viết bài văn biểu cảm?
- Dự kiến trả lời:
Câu và gợi ý trả lời.
Điểm
Câu 1:
Có hai phần
+ Đối tượng biểu cảm.
+ Định hướng tình cảm.
5,0
1,0
2,0
2,0
Câu 2:
Có bốn bước
Bước 1: Tìm biểu đề, tìm ý.
Bước 2: Lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Sửa bài.
5,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1: Khởi động ( 1’ )
- Giới thiệu bài: Để tạo được những văn bản hay ngoài việc chọn lựa nội dung văn bản, phương thức biểu đạt, chúng ta cần phải biết liên kết các ý, câu, đoạn để tạo văn bản có sự gắn kết và mạch lạc.
Muốn làm được điều đó chúng ta phải sử dụng từ ngữ như thế nào? Bài hôm nay cô sẽ giới thiệu cùng các em một loại từ sử dụng rất có hiệu quả trong việc liên kết, đó là quan hệ từ.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (14’ )
- Mục tiêu: Hiểu khái niệm quan hệ từ. Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Gv gọi hs đọc bài tập trên bảng phụ
Chỉ ra những quan hệ từ trong các ví dụ trên?
Hs xác định
Gv nhận xét
- Các quan hệ từ:
a. Của
b. Như
c. Bởi ...nên
*Ý nghĩa của từng quan hệ từ?
Hs trả lời
- Của: quan hệ sở hữu
- Như: quan hệ so sánh
- Bởi nên: quan hệ nhân quả
*Ngoài việc chỉ quan hệ, các từ trên còn có tác dụng liên kết, hãy chỉ ra tác dụng đó trong các ví dụ trên?
Hs trả lời
- Liên kết:
+ đồ chơi chúng tôi
+ đẹp hoa
+ ăn uống chừng mực tôi chóng lớn.
Quan hệ từ có những tác dụng gì?
Hs rút ra nhận xét
Các từ trên là quan hệ từ. Em hiểu thế nào là quan hệ từ?
Hs đọc ghi nhớ sgk tr 97
Em hãy đặt câu có sử dụng quan hệ từ? - Lan học yếu vì nó lười học.
Hs đọc bài tập 1 sgk tr 97
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?
Hoạt động nhóm bàn: 3 phút
Các nhóm báo cáo, nhận xét
Gv nhận xét
- Các trường hợp b, d, g, h: bắt buộc phải dùng quan hệ từ.
- Các trường hợp a, c, e, i không bắt buộc dùng quan hệ từ.
Hs đọc bài tập 2 trân bảng phụ
Tìm cặp quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây?
Hs xác định
- Nếu...thì
- Hễ ...thì
- Vì...nên
- Tuy...nhưng
- Sở dĩ...vì
*Đặt câu với các quan hệ từ trên?
Hs đặt câu
*Nhận xét gì về việc sử dụng quan hệ từ?
Hs nhận xét
Gv kluận
Hs đọc ghi nhớ sgk tr 98
Gv chốt
Lấy ví dụ một câu có sử dụng một cặp quan hệ từ?
- Vì Lan lười học nên Lan bị điểm kém.
I. Thế nào là quan hệ từ
1. Bài tập
Sgk tr 96
- Của: quan hệ sở hữu
- Như: quan hệ so sánh
- Bởi nên: quan hệ nhân quả
+ Liên kết các từ ngữ với nhau
2. Ghi nhớ
Sgk tr 97
II. Sử dụng quan hệ từ
1. Bài tập
Sgk tr 97
* Bài tập 1
* Bài tập 2
- Quan hệ từ có thể dùng hoặc không dùng.
- Quan hệ từ dùng thành từng cặp.
2. Ghi nhớ
Sgk tr 98
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 12’ )
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hs đọc bài 1 sgk tr 98, nêu yêu cầu bài tập.
Gọi 1 hs lên bảng làm, nhận xét.
Gv sửa chữa, bổ sung.
Hs đọc bài tập 2 sgk tr 98
Hs làm bài tập 2
Hs đọc và nêu yêu cầu bài tập
Hs làm bài tập 3 sgk tr 98
III. Luyện tập
1. Bài 1
Sgk tr 98
Các quan hệ từ trong văn bản Cổng trường mở ra
- Của mà
- Còn nhưng
- Như của
- Của nhưng
- Như như
2. Bài 2
Sgk tr 98
- với, và, cùng, với, Nếu ...thì, và.
3. Bài 3
Sgk tr 98
- Các câu đúng: b, d, g, i, j
4. Củng cố ( 1’ )
Gv khái quát bài
5. Hướng dẫn học bài ( 1’ )
- Học bài cũ: Làm bài tập 4, 5 sgk tr 98
- Chuẩn bị: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
+ Soạn bài sau theo hệ thống câu hỏi trong bài.
File đính kèm:
- GA van 7 chuan KTKN(3).doc