1 Mục tiêu:
Giúp HS
a. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân biệt các loại từ ghép.
c. Thái độ:
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi xác định từ ghép.
2. Chuẩn bị:
a.GV: - Các loại từ ghép.
- Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép.
- Bảng phụ ghi vi dụ, câu hỏi thảo luận, củng cố luyện tập.
b.HS: Chuẩn bị nội dung bài học vào vở soạn
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép - Trường THCS Tân Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:1
Tiết 3 TỪ GHÉP
Ngày dạy:
1 Mục tiêu:
Giúp HS
a. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân biệt các loại từ ghép.
c. Thái độ:
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi xác định từ ghép.
2. Chuẩn bị:
a.GV: - Các loại từ ghép.
- Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép.
- Bảng phụ ghi vi dụ, câu hỏi thảo luận, củng cố luyện tập.
b.HS: Chuẩn bị nội dung bài học vào vở soạn
3. Phương pháp dạy học:
Phương pháp tái tạo, phương pháp nêu vấn đề.
Thảo luận nhóm.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
Lớp 7A1 Lớp 7A2 Lớp 7A3
4.2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra vở soạn của HS.
4.3.Giảng bài mới:
Giới thiệu bài.
Ơû lớp 6 các em đã học cấu tạo từ, trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm về từ ghép (Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau) để giúp các em có 1 kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo, trật tự sắp xếp và nghĩa của từ ghép chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài “Từ ghép”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Các loại từ ghép.
- GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/13
? Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức ở ví dụ, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? HS trả lời, GV nhận xét.
? Em cóù nhận xét gì về trật tự giữa các tiếng trong những từ ấy?
ê Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
GV treo bảng phụ ghi VD SGK/14.
? Các tiếng trong 2 từ ghép quần áo, trần bổng ở ví dụ có phân ra tiếng chính tiếng phụ không?
HS trả lời, GV nhận xét.
? Từ ghép có mấy loại? Thế nào là từghép chính phụ? Thế nào là từ ghép đẳng lập?
HS trả lời, GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/14. Hoạt động 2: Nghĩa của từ ghép.
Thảo luận nhóm: 5 phút
Nhóm 1 – 3
? So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của từ thơm, em thấy có gì khác nhau?
Nhóm 2 trình bày, nhóm 1 nhận xét- GV chốt.
ê Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ.
- Bà: người đàn bà đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha.
- Thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi.
- Thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh hấp dẫn.
Nhóm 2 – 4
? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo, nghĩa của từ trầm bỗng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bỗng, em thấy có gì khác nhau?
Nhóm 4 trình bày, nhóm 2 nhận xét – GV chốt.
ê Quần áo: quần và áo nói chung.
- Trầm bỗng (âm thanh): lúc trầm lúc bổng nghe rất êm tai.
? Từ việc phân tích 2 ví dụ em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ, nghĩa của từ ghép đẳng lập?
HS trả lời, GV chốt ý.
HS đọc ghinhớ SGK/14.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Gọi HS đọc BT1, 4, 5, 6.
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 5 phút.
Nhóm 1: BT 1
Nhóm 2: BT 4
Nhóm 3: BT 5
Nhóm 4: BT 6
GV hướng dẫn HS làm
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa sai.
I. Các loại từ ghép:
- Bà, thơm: tiếng chính.
-Ngoại, phức: tiếngphụ.àBà ngoại, thơm phức là từ ghép chính phụ.
- Quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.
àTừ ghép đẳng lập.
* Ghi nhớ: SGK/14
II. Nghĩa của từ ghép:
- Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà.
- Nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm.
àNghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Nghĩa của từ quần áo, trầm bổng khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
à Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
* Ghi nhớ: SGK/Tr.14
III. Luyện tập:
BT1:
Từ ghép chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười tủm.
BT 4:
Chỉ có thể nói “một cuốn sách”, “một cuốn vở”, không thể nói “một cuốn sách vở”. Bởi vì sách và vở là 2 danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được, còn sách vở là từ ghép đẳng lập
BT 5:
a. Sai vì không phải mọi thứ hoa có màu hồng là hoa hồng.
b. Đúng vì áo dài tên loại áo nên có ngắn hoặc dài.
c. Đúng vì không phải cà chua là đều chua, có loại chua và không chua.
d. Đúng vì không phải mọi loại cá vàng thì đều vàng.
BT 6:
Mát tay, nóng lòng, tay chân, gang thép có nghĩa khái quát hơn các tiếng tạo nên nó.
4.4. Củng cố và luyện tập:
GV treo bảng phụ
? Nối cột A với cột B để tạo thành các từ ghép chính phụ hợp nghĩa:
A B
1. bút 1. tôi
2. xanh. 2. mắt
3. mưa 3. bi
4. vôi 4. gặt
5. thích. 5. ngắt
6. mùa 6. ngâu
Đáp án: 1-3; 2-5; 3-6; 4-1; 5-2; 6-4
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học ghi nhớ SGK/ Tr.14 , làm BT 2, 3, 7 VBT
Soạn bài “Liên kết trong văn bản”: Trả lời câu hỏi SGK
+ Thế nào là liên kết trong văn bản.
+ Những yêu cầu để văn bản có tính liên kết.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 3.doc