Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà, tác giả Nguyễn Khuyến

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 -Cảm nhận được tình bạn đậm đà, thắm thiết của tác giả.

II-CHUẨN BỊ.

 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, tranh ảnh

 2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà, tác giả Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30 Ngày soạn:11/11/08 Ngày dạy:16/10/08 Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Nguyễn Khuyến I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. -Cảm nhận được tình bạn đậm đà, thắm thiết của tác giả. II-CHUẨN BỊ. 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, tranh ảnh 2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1 (5’) ²Khởi động -Oån định -Kiểm tra bài cũ -Bài mới -Kiểm tra sỉ số lớp HỎI: 1/Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” 2/Hãy nêu nội dung của bài thơ? -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét và công bố điểm -Ghi tựa bài lên bảng -Báo cáo sỉ số -Cá nhân trả lời: 1/Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” 2/Với phong cách trang nhã, bài thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. -HS nhận xét bổ sung -Lắng nghe -Ghi tựa bài vào tập HOẠT ĐỘNG 2 (30’) ²Đọc và hiểu văn bản I-TÌM HIỂU CHUNG. 1.Tác giả. -Nguyễn Khuyến (1835-1909) xã Yên Đổ (nay xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). -Oâng là nhà thơ lớn của dân tộc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ của dân tình,đỗ cao làm quan, cáo quan, ở ẩn, sống gần gũi với dân, với bạn bè. 2.Thể thơ: -Thất ngôn bát cú Đường luật. II-PHÂN TÍCH. 1.Niềm vui khi gặp bạn. -Tình cảm bạn bè bền chặt, thân thiết thuỷ chung 2.Hoàn cảnh tiếp đãi bạn. -Ao sâu nước cả……đương hoa ðgiải bày cái khó của chủ nhà, cây nhà lá vườn đều có nhưng tất cả đều ở dạng tiềm ẩn. -Thật thà, chất phác -Đùa vui, hóm hỉnh, thân mật. 3.Quan niệm về tình bạn của Nguyễn Khuyến. -Ta với ta +Ta:chủ nhân (tác giả) +Ta:khách (bạn) ðquan hệ gắn bó hoà hợp hai mà là một, gắn bó tri âm, tri kỉ,.. -Y/c HS đọc chú thích SGK HỎI:Dựa vào chú thích hãy nêu vài nét về tác giả? -GV hướng dẫn học sinh đọc bài thơ -GV đọc mẫu bài thơ -Y/c HS đọc bài thơ -GV nhận xét về cách đọc bài thơ. HỎI:Bài thơ được làm theo thể thơ nào? HỎI:Cách mở đầu bài thơ của tác giả có gì thú vị qua giọng điệu và nhịp thơ? HỎI:Qua đó, em hiểu được điều gì về tâm trạng nhà thơ khi có bạn tới thăm nhà? HỎI:Những biểu hiện đó cho thấy quan hệ tình cảm bạn bè ở đây như thế nào? HỎI:Câu thơ thứ hai nhà thơ nêu lên vấn đề gì?. Nhằm mục đích gì? HỎI:Cho biết tác giả đã dựng lên tình huống gì khi bạn đến chơi? HỎI:Qua đó em hiểu chủ nhà là người như thế nào? HỎI:Tình cảm của tác giả với bạn bè ra sao? HỎI:Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? HỎI:Em cảm nhận được thái độ của tác giả như thế nào khi đưa ra tình huống như vậy? HỎI:Em có nhận xét gì về câu thơ “Đầu trò tiếp khách, trầu không có”? HỎI:”Ta với ta” có ý nghĩa gì so với bài thơ “Qua Đèo Ngang”? HỎI:Qua đó, em thấy tác giả có quan niệm về tình bạn như thế nào? -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:Nguyễn Khuyến (1835-1909) xã Yên Đổ (nay xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), thông minh, học giỏi, đỗ đầu cả ba kì:Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đỗ, ông là nhà thơ lớn của dân tộc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ của dân tình,đỗ cao làm quan, cáo quan, ở ẩn, sống gần gũi với dân, với bạn bè, làm thơ đả kích, châm biếm xã hội cũ và làm thơ để thể hiện tình cảm với dân với nước, với bạn bè,.. -Lắng nghe -Lắng nghe -Cá nhân đọc -Lắng nghe -Cá nhân trả lời:thất ngôn bát cú Đường luật. -Cá nhân trả lời:nhịp 4/3 -Cá nhân trả lời:lời chào giản dị chân tình, tiếng reo vui hồ hỡi phấn chấn khi bạn tới thăm.. -Cá nhân trả lời:tình cảm bạn bè bền chặt, thân thiết thuỷ chung.. -Cá nhân trả lời:đùa vui bằng cách nêu lên một tình thế oái oăm, lời phân bua hữu tình khởi đầu cho nụ cười giữa đôi bạn tri kỉ,… -Cá nhân trả lời:cả năm câu đều chủ ý giải bày cái khó của chủ nhà, cây nhà lá vườn đều có nhưng tất cả đều ở dạng tiềm ẩn. +Có cá, có gà nhưng vì ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa ðkhông đánh bắt được +Có cải, cà, bầu, mướp ðrau quả nhưng cũng bằng không vì đều là những thứ chưa thể thu hái được. -Cá nhân trả lời:thật thà và chất phác. -Cá nhân trả lời:sâu sắc, trong sáng, vui vẻ, thanh thản. -Cá nhân trả lời:tất cả đều là từ thuần Việt, sự phong phú giàu sức biểu cảm của người Việt Nam. -Cá nhân trả lời:đùa vui, hóm hỉnh, thân mật,.. -Cá nhân trả lời:người trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin vào sự cao cả của tình bạn,.. -Cá nhân trả lời:Ta với ta +Ta:chủ nhân (tác giả) +Ta:khách (bạn) ðquan hệ gắn bó hoà hợp hai mà là một, gắn bó tri âm, tri kỉ,.. -Cá nhân trả lời:hồn nhiên, trong sáng, giản dị,.. HOẠT ĐỘNG 3 (5’) III-TỔNG KẾT -Nội dung:bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết “Bác đến chơi đây, ta với ta”, nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết -Nghệ thuật:ngôn ngữ thuần Việt, bình dị, dân dã. HỎI:Qua phân tích hãy nêu nội dung của bài thơ? HỎI:Em có nhận xét gì về nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? HỎI:Vì sao có thể nói đây là một trong những bài thơ hay nhất về tình bạn? -Cá nhân trả lời:bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết “Bác đến chơi đây, ta với ta”, nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết. -Cá nhân trả lời:ngôn ngữ thuần Việt, bình dị, dân dã. -Cá nhân trả lời: +Ca ngợi tình bạn chân thành, mộc mạc, tràn ngập niềm vui dân dã. +Tạo tình huống bất ngờ và thú vị. +Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh nheo cười hồn hậu của nhà thơ,.. HOẠT ĐỘNG 4 (5’) ²Củng cố-Dặn dò -Về nhà học thuộc lòng bài thơ -Xem và chuẩn bị bài Viết bài tập làm văn số 2 tại lớp cần nắm: +Xem lại các bài đã học về bố cục, mạch lạc trong văn bản +Cách làm bài văn biểu cảm -Nhận xét lớp học -Nghe tiếp thu để chuẩn bị.

File đính kèm:

  • docban den choi nha.doc