Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5 năm 2010

 A . Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

 - Nắm được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển

 - Sự phát triển của từ vựng diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chuyển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ

 * Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu tờ ẩn dụ, hoán dụ

B . Chuẩn bị

 - Học sinh : xem bài trước ở nhà

 - Giáo viên : hệ thống bảng phụ

 C . Tiến trình lên lớp

 I . Ổn định

 II. Kiểm tra bài cũ :

 - Thế nào là cách dẫn trực tiếp ?

 - Thế nào là cách dẫn gián tiếp ?

 - Kiểm tra bài tập Sgk / 54, 55

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn : 19/09/10 Tiết 21 Ngày dạy : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG A . Mục tiêu cần đạt : Giúp HS - Nắm được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển - Sự phát triển của từ vựng diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chuyển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ * Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản. - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu tờ ẩn dụ, hoán dụ B . Chuẩn bị - Học sinh : xem bài trước ở nhà - Giáo viên : hệ thống bảng phụ C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là cách dẫn trực tiếp ? - Thế nào là cách dẫn gián tiếp ? - Kiểm tra bài tập Sgk / 54, 55 III. Bài mới Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 _ Khởi động Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó không ngừng biến đổi theo sự vận đông của xã hội. Với tiếng Việt, sự phát triển của nó thể hiện ở ngữ âm, ở từ vựng và ngữ pháp. Bài học này giúp ta nắm rõ sự phát triển của tiếng Việt về mặt từ vựng. Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự biến đổi và phát triển của từ ngữ Gv y/c hs nhớ lại kiến thức đã học về từ " kinh tế " trong bài thơ " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác " ?) Từ " kinh tế " trong bài thơ có nghĩa là gì ? Nói tắt của " kinh bang tế thế " : trị nước cứu đời Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời. ?)Ngày nay, ta có hiểu theo nghĩa ấy không ? Hãy giải thích nghĩa được dùng ngày nay ? Kinh tế : chỉ toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra. ?) Qua đó, em nhận xét gì về nghĩa của từ ? Không phải bất biến, nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới hình thành Gv giới thiệu các câu thơ phần 2/I. SGK 55, 56 ?) Các trường hợp chuyển nghĩa và nghĩa chuyển đó hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? Xuân1 : mùa xuân Xuân2 : tuổi trẻ (chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ ) Tay1 : một bộ phận của cơ thể người Tay2 : kẻ bôn ba ( chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ ) Chốt : hướng vào ghi nhớ Hoạt động 2 : Luyện tập Bài tập 1 (a) : nghĩa gốc (b) : hoán dụ (c), (d) : ẩn dụ Bài tập 2 Trà : được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ ( sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô, để pha nước uống) Bài tập 3 Đồng hồ : được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ ( chỉ những khí cụ dùng để đo, bề ngoài giống đồng hồ ) Bài tập 4 Gv giải thích nghĩa trước khi cho các em thảo luận Hội chứng : tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh ( hội chứng viêm đường hô hấp cấp ...) Nghĩa chuyển : "tập nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi" (hội chứng thất nghiệp, hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế ...) Ngân hàng : tổ chức kinh tế h / đ trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng Nghĩa chuyển : + "kho lưu trữ thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần"(ngân hàng máu, ngân hàng gen ...) + "tập hợp các dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực, được tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng" (ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi ...) *Trong trường hợp này, nét nghĩa chỉ "tiền bạc" trong nghĩa gốc bị mất đi, chỉ còn nét nghĩa "tập hợp, lưu trữ, bảo quản " Sốt : tăng nhiệt độ có thể lên quá mức bình thường Nghĩa chuyển : "ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh" (sốt đất, sốt xăng dầu ...) Vua : người đứng đầu nhà nước quân chủ Nghĩa chuyển : "người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định, thường là sản xuất, kinh doanh, thể thao, nghệ thuật ... " ( vua nhạc pop. Vua dầu hoả, vua bóng đá ... ) Song, danh hiệu đó chỉ dùng cho phái nam, đối với phái nữ người ta thường dùng từ " nữ hoàng " ( nữ hoàng nhạc nhẹ, nữ hoàng sắc đẹp ... ) Bài tập 5 Từ "mặt trời" trong câu 2 được dùng theo phép ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là "mặt trời"dựa trên cảm nhận của nhà thơ. Đây khônng phải là hiện tượng phát triể của từ vì sự chuyển nghĩa của nó chỉ có tính lâm thời, không thể đưa vào giải thích trong từ điển T/hiện theo yêu cầu Trả lời câu hỏi Quan sát Trình bày độc lập Đọc và khắc sâu ghi nhớ Làm độc lập Thảo luận theo nhóm Thảo luận theo hướng dẫn của Gv I. Bài học: * Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ -Sự phát triển từ vựng TV là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở Nghĩa gốc của chúng - Phương thức ẩn dụ - Phương thức hoán dụ Ghi nhớ : SGK / 56 II. Luyện tập Bài tập 1 (a) : nghĩa gốc (b) : hoán dụ (c), (d) : ẩn dụ Bài tập 2 Trà : được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ Bài tập 3 Đồng hồ : được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ Bài tập 4 * Hội chứng - Hội chứng suy giảm miễn dịch - Hội chứng chiến tranh Việt Nam * Ngân hàng - Ngân hàng ngoại thương, ngân hàng nhà nước - Ngân hàng máu, ngân hàng đề thi ... * Sốt - Sốt cao - Sốt giá, sốt đất ... * Vua - Nhà vua - Vua nhạc pop, vua toán, vua dầu hoả ... Bài tập 5 IV. Củng cố : Ghi nhớ V. Hướng dẫn học tập : - Nắm vững nội dung bài học - Soạn bài Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Rút kinh nghiệm : Tuần 5 Ngày soạn : 19/09/10 Văn học Ngày day CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích "Vũ trung tuỳ bút" - Phạm Đình Hổ ) A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút thời Trung đại - Thấy được cuộc sông xa hoa của vua chúa , sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê -Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. - Thấy được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực - Có thái độ yêu cuộc sống trong xã hội mới B . Chuẩn bị - Học sinh : - Giáo viên : C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II. Kiểm tra bài cũ : - Hãy kể tóm tắt truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" ? - Vì sao Vũ Nương phải chịu oan khuất? Từ đó em cảm nhận điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ? - Sự trở về của Vũ Nương có ý nghĩa thế nào ? III. Bài mới 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1- Khởi động 2 Sự xa hoa, hưởng lạc của vua chúa; sự tham nhũng, lộng hành, thối nát của đám quan lại thừa cơ đục nước béo còp vào những năm tháng cuối cùng của triều đình Lê - Trịnh đã là đề tài của nhiều đại nhân như Lê Hữu Trác với "Thượng kinh kí sự", anh em nhà họ Ngô với "Hoàng Lê nhất thống chí", Phạm Đình Hổ với "Vũ trung tuỳ bút" ... "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"là một trong 88 mẩu chuyện nhỏ của tập "Vũ trung tuỳ bút" phản ánh những điều tai nghe mắt thấy thời kì này. Hoạt động 2 :Đọc và tìm hiểu chung Bước 1 Y / c hs xem xét phần chú thích SGK/ 61, 62 và trả lời các câu hỏi ?) Hãy giới thiệu về tác giả Phạm Đình Hổ và sự nghiệp của ông ? Gv nhấn mạnh : phạm đình hổ là một nho sĩ trong chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng sống ẩn cư ?) Hãy nêu hiểu biết của em về tập "Vũ trung tuỳ bút"và văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" Gv nhấn mạnh : "Vũ trung tuỳ bút" là một tác phẩm văn xuôi ghi lại thật sinh động hiện thực xã hội đen tối thời đó. Tác phẩm vừa có những giá tri văn chương đặc sắc vừa cung cấp tài liệu xã hội - lịch sử (Nón mũ, Aïo mặc, Quan chức, ...), về địa lí (Xứ Hải Dương, thay đổi địa danh,...), những danh lam thắng cảnh ( cảnh chùa Sơn Tây), về phong tục (Lễ đội mũ, Hôn lễ, Tệ tục,...), về văn hoá truyền thống ( Lối viết chữ, Cách uống che, Khoa cử, Cuộc bình văn trong nhà Giám, ...) ... với lối ghi chép thoải mái, chân thực, sinh động "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" : ghi lại hấp dẫn, trung thực cuộc sống của chúa Trịnh trong thời kì này Bước 2 -Hướng dẫn đọc vb : giọng đọc khách quan để thể hiện rõ ý dồ của tác giả - Yêu cầu xem xét các chú thích - Gv giới thiệu đây là áng văn ở thể tuỳ bút cổ - nghĩa là : thể văn ghi chép những sự việc, con người thật . ?) Sự ghi chép về phủ chúa Trịnh đã tập trung vào những sự việc chính : - Thú ăn chơi của chúa Trịnh - Sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa Hãy xác định phần văn bản tương ứng ? Phần 1 : Từ đầu đến "triệu bất thương" Phần 2 : Còn lại Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung Bước 1 ?) Tìm những chi tiết và sự việc thể hiện rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh ? - Thích chơi đèn đuốc ( cho xây nhiều li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý; mỗi tháng ba, bốn lần chúa ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, thuyền ngự đến đâu thì các quan hỗ tụng, đại thần tuỳ ý ghé vào bờ mua bán các thứ như ở cửa hàng trong chợ, ban nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc hoà vài khúc nhạc) - Cái thú chơi cây cảnh ( vơ vét những của quý : bao nhiêu loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều không thiếu một thứ gì ; lấy cây đa to rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi từ bên bắc chở qua sông đem về ; trong phủ thì bày vẽ ra cảnh núi non bộ trông như bế bể đâu non; mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề ... ) ?) Từ đó, ta có nhận xét gì về cảnh tượng hưởng thụ của chúa Trịnh ? Ăn chơi xa xỉ, tốn kém, dùng quyền cưỡng đoạt, cưỡng ép công sức mọi người ?) Qua đó, ta hình dung thế nào về chúa Trịnh ? Không lo việc nước, ăn chơi dựa trên quyền lực ?) Nhận xét về lời văn ghi chép của tác giả ? Sự việc : cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình khen chê của tác giả, liệt kê và miêu tả tỉ mỉ để khắc họa ấn tượng về sự xa xỉ, độc ác của chúa Trịnh ?) Vì sao kết thúc đoạn này, tác giả lại nói " Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoạc nửa đêm ồn ào như trận mưa sagió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường "? Cảnh tượng công phu nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì tan tác, đau thương chứ không phải êm đềm. Tác giả đến đây mới bộc lộ "bất tường" : điêm gở. Nó như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết lo ăn chơi, hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của dân. *Chuyển ý Bước 2 ?) Bọn quan lại dùng những thủ đoạn nào để nhũng nhiễu dân ? Lợi dụng uy quyền của chúa để vơ vét của cải : "dò xem nhà nào có chậu hoa cảnh, ... phá nhà hủy tường để khiêng ra " ?) Dân ta đã phản ứng ra sao trước tình trạng đó? Tự tay huỷ bỏ các thứ của quý của mình ?) Sự thật nào từ đó được phơi bày ? Cả bề tôi cũng tham lam, lộng hành, mặc sức vơ vét ?) Tác giả kết thúc bài bằng sự việc gì ? Mẹ tác giả sai chặt các cây quý để tránh tai họa ?) Vì sao lại có cách kết thúc như vậy ? Gia tăng sức thuyết phục cho các chi tiết được ghi chép ở trên, người đọc thấy được sự thối nát trong phủ chúa là không thể chối cãi ; cảm xúc bất bình của tác giả cũng kín đáo gửi gắm vào đó. Hoạt động 3: Tổng kết, rút ra ghi nhớ ?) Văn bản này giúp cho em hiểu về sự thật gì trong thời kì lịch sử của ta ? Sự ăn chơi xa xỉ, lộng quyền ... của bè lũ chúa Trịnh ?) Em thấy được thái độ gì của tác giả ?(bất bình) ?) Hãy nêu sự khác biệt giữa tuỳ bút và truyện ? Truyện : cốt truyện, nhân vật ... có tưởng tượng, hư cấu Tuỳ bút : Xác thực song ghi chép tuỳ vào cảm hứng chủ quan dù vẫn tuân thủ theo tư tưởng chủ đạo Chốt : Hướng vào ghi nhớ Nghe - Ghi tiêu đề T/ h theo yêu cầu Đọc văn bản Xem chú thích Sgk/ 62 Trả lời độc lập Theo dõi phần đầu Tìm, kiệt kê chi tiết Trả lời độc lập Theo dõi phần vb còn lại Trả lời độc lập Thảo luận, trình bày Đọc và khắc sâu ghi nhớ I. Đọc-Tìm hiểu chung 1 . Tác giả- tác phẩm SGK / 61, 62 2. Đọc- tìm hiểu chú thích 3.Thể loại: Đây là áng văn ở thể tuỳ bút cổ - nghĩa là : thể văn ghi chép những sự việc, con người thật . II. Tìm hiểu văn bản 1. Thú ăn chơi của chúa Trịnh 2. Bọn quan lại trong phủ chúa Lợi dụng uy quyền Vơ vét của dân III. Tổng kết Ghi nhớ : SGK / 63 IV. Củng cố : Ghi nhớ V. Hướng dẫn học tập : - Nắm vững nội dung bài học - Đọc phần đọc thêm SGK / 63, 64 Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí Rút kinh nghiệm : Tuần 5 Ngày soạn : 19/09/10 Tiết 23 - 24 Ngày dạy HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( hồi 14) ( Ngô gia văn phái ) A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân phản nước. - Hiểu được ciễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. - Giáo dục lòng tự hào dân tộc. B . Chuẩn bị - Học sinh : - Giáo viên : C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II. Kiểm tra bài cũ : 1. Sự ăn chơi, hưởng lạc của chúa Trịnh Sâm được thể hiện trong "Chuyện cũ ở phủ chúa Trịnh" ntn ? 2. Sự nhũng nhiễu, lộng quyền của bọn quan lại ra sao ? Từ đó, em nhận xét về bộ mặt của bọn vua tôi chúa Trịnh / 3. Qua vb, em thấy thái độ gì ở tác giả ? Thể loại tuỳ bút có tác dụng gì cho câu chuyện này ? III. Bài mới . Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Khởi động Tái hiện chân thực bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng hơn ba thập kỉ cuối của thế kỉ XVI và mấy năm đầu thế kỉ XIX : vua Lê bạc nhược, bù nhìn, chúa Trịnh hoang dâm, ăn chơi xa đọa. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Huệ đánh tan quân Mãn Thanh, lập nên triều Tây Sơn. Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung. Yêu cầu hs xem xét phần chú thích về tác giả, tác phẩm ?) Hãy giải thích về tác giả của tác phẩm này ? Gv nhấn mạnh : - Ngô Thì Chí : em ruột Ngô Thì Nhậm, trung thành với nhà Lê, được cho là viết 7 hồi đầu - Ngô Thì Du : anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, được cho là viết 7 hồi sau - Còn 3 hồi cuối do một người khác viết vào đầu triều Nguyễn ?) Hãy giới thiệu về tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí "? * Gv lưu ý : - Viết về các sự kiện lịch sử bằng chữ Hán - Chịu ảnh hưởng bởi kiểu tiểu thuýet chương hồi Trung Quốc - Có 17 hồi, đoạn trích là hồi thứ 14 nói về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh * Gv giải thích sơ lược về thể loại : Tiểu thuyết chương hồi Chí : thể văn vừa có tính văn, vừa có tính sử. * Gv dẫn dắt Ở hồi 12, 13 kẻ lại việc Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai để bắt Vũ Văn Nhậm thì Lê Chiêu Thống sợ hãi bỏ kinh thành chạy lên phía Bắc, tìm đường khôi phục nhà Lê, cử các viên quan trốn sang Trung Quốc cầu viện triều đình Mãn Thanh. Được dịp, nhằm thôn tính nước ta, Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang một mạch tới Thăng Long dễ dàng. Nghị ngông nghênh lo chơi bời tiệc tùng, lính thì đi lại tự do không phép tắc. Người cung nhân cũ đến thưa với thái hậu về thái độ chủ quan đó nhưng khi vua Lê đến xin Tôn Sĩ Nghị xuất quân thì bị Tôn Sĩ Nghị mắng. Vua sợ quở trách lại lui về. * Đọc văn bản : đọc giọng rõ ràng, chú ý đến sự thất bại thảm hại của quân Thanh và chiến thắng của ta. ?) Hồi thứ 14 có những sự việc chính sau : - Nguyễn Huệ lên ngôi, cầm quân dẹp giặc - cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng - Sự đại của nhà Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống Hãy tìm những phần văn bản tương ứng ? Phần 1 : Từ đầu đến ... "ngày 25 tháng chạp năm mậu thân" Phần 2 : Tiếp theo đến "rồi kéo vào thành" Phần 3 : Còn lại *Yêu cầu hs xem xét chú thích Gv kiểm tra việc hiểu chú thích Chuyển ý Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung văn bản. Bước 1 ?) Khi nghe tin giặc đã chiếm đến tận Thăng Long, vua Lê đã thụ phong, Nguyễn Huệ đã phản ứng ntn ? Giận lắm, họp các tướng, định thân chinh cầm quân đi ngay.(SGK / 65) ?) Nhưng sau đó, Nguyễn Huệ đã nghe lời tướng sĩ, lên ngôi, tế cáo trời đất rồi tự xuất quân cho thấy điều gì ?(lắng nghe lẽ phải ) ?) Trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã phải làm được những việc lớn nào ? - Lên ngôi ; đốc suất đại binh ra Bắc ; gặp gỡ hiền triết Nguyễn Thiếp ; tuyển mộ quân lính, mở rộng duyệt binh lớn ở Nghệ An ; phủ dụ tướng sĩ ; định kế hoạch hành quân, đánh giặc và lên kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. ?) Hãy đọc lại lời chỉ dụ quân sĩ của vua Quang Trung ? Nhận xét lời chỉ dụ ấy ? Khẳng định chủ quyền của ta ; lên án hành động xâm lăng phi nghĩa ; nêu bật dã tâm ; nêu lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta ; kêu gọi quân lính ; ra kỉ luật nghiêm → xem như là một bài hịch, ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc. ?) Xử trí với tướng Sở, Lân, với Ngô Thì Nhậm , Quang Trung khen - chê đúng người đúng việc đã thể hiện tài năng gì nữa ở Quang Trung ? Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. ?) Nói Quang Trung còn có tài nhìn xa trông rộng là dựa trên cơ sở nào ? Mới khởi binh đã nói chắc như đinh đóng cột "... phương lược tiến đánh đã có sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh", tính sẵn kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng (SGK / 67) ?) Tài dụng binh của Quang Trung thể hiện ntn ? - Xuất phát ngày 25 tháng chạp ở Phú Xuân (Huế) - Một tuần sau đến Thanh Hoá, cách Huế 500 km - Đêm 30 tháng chạp lên đường, ra Thăng Long → hành quân thần tốc - Đến Thăng Long trước 2 ngày theo kế hoạch - Các đội quân chỉnh tề, hơn một vạn quân mới tuyển ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu. ?) Hình ảnh Quang Trung ngoài chiến trận ra sao? Thân chinh cầm binh, ra kế hoạch tiến đánh, tổ chức quân, thống lĩnh mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông qua tên đạn, bày mưu tính kế. ?) Chiến thắng diễn ra thế nào ? Aïp đảo kẻ thù : bắt sống quân do thám ở Phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hà Hồi, quân lính luân phiên "dạ ran" áp đảo tinh thần giặc, giặc xin hàng, công phá đồn Ngọc Hồi, lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận tiến đánh ... khí thế của đội quân là cho kẻ thù bạt vía ... - thần tốc, mạnh mẽ, bất ngờ "Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên" ?) Từ đó, em nhận xét gì về ngươi anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ ? ?) Hãy nêu cảm nghĩ của em về phẩm chất cao đẹp của Quang Trung ? Gv gợi ý, thuyết giảng phần 2 câu hỏi 2 / SGK,72 * Các tác giả là những cựu thần chịu on sâu nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ đã không thể bỏ qua là ông vua Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. Bởi thế họ vẫn có thể viết thực và hay như vậy về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ → thể hiện quan điểm tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc Bước 2 ?) Trong khi quân Tây Sơn chiếm đánh như vũ bão, được Lê Chiêu Thống báo trước, nhưng thái độ của Tôn Sĩ Nghị ntn ? Không chút đề phòng (suốt dịp Tết chỉ chăm chú vào yến tiệc , không lo đế việc bất trắc, cho quân lính mặc sức vui chơi, vô kỉ luật ) ?) Em nhận thấy Tôn Sĩ Nghị là một tên tướng ntn ? Cầm quân không rõ tình hình thực hư ; bất tài mà kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch. ?) Bản chất của Tôn Sĩ Nghị lộ rõ khi quân Tây Sơn đánh đến nơi ntn ? Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn trước qua cầu phao , vô trách nhiệm, ham sống sợ chết. ?) Dưới sự chỉ huy như vậy, quân lính của Tôn Sĩ Nghị tình cảnh ra sao ? - Ai nấy rụng rời sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, qua sông xô đẩy nhau rơi xuống chết rất nhiều đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa. Kẻ còn sống thì mạnh ai nấy chạy, đêm ngày đi gấp, không dám nghĩ ngơi. * Chốt, ghi bảng ?) Vua tôi Lê Chiêu Thống có hành động gì khi nghe tin Ngọc Hồi thất thủ ? Rời bỏ cung điện, gấp rút chạy, cướp thuyền đánh cá chạy theo quân Thanh, luôn mấy ngày không ăn, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị chỉ còn biết "nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt" * Gv cho biết thêm : Khi sang Trung Quốc, Lê Chiêu Thống phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc như ngươi Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người. ?) Từ đó, em có nhận xét gì về lũ bán nước và kết cuộc mà chúng phải chịu ? ?) Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây ? Kể xen tả một cách sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh ?) Khi miêu tả hai cuộc tháo chạy : của Lê Chiêu Thống và của Tôn Sĩ Nghị, tác giả đã trình bày khác biệt. Em có thể chỉ ra và giải thích ? Giống : tả thực với những chi tiết cụ thể Khác : - Quân tướng nhà Thanh : nhịp điệu văn nhanh, mạnh, hối hả, miêu tả khách quan nhưng vẫn bộc lộ sự hả hê, sung sướng của người thắng trận. - Vua Lê : nhịp chậm hơn, miêu tả kĩ nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua, cuộc tiếp đãi thịnh soạn của kẻ làm tôi → ngậm ngùi, chua xót. Là cựu thần của nhà Lê, tác giả không khỏi ngậm ngùi chua xót trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ. Hoạt đông 3 : Tổng kết. ?) Hồi thứ 14 mang lại cho em những hiểu biết gì về người anh hùng Nguyễn Huệ, về số phận quân Thanh và bè lũ Lê Chiêu Thống ? Chốt : hướng vào ghi nhớ T/ h theo yêu cầu Dựa vào sgk giới thiệu. Đọc văn bản Theo dõi phần 1 văn bản Trả lời độc lập Trả lời. Đọc lời chỉ dụ và nhận xét Theo dõi SGK/68, trả lời độc lập Trả lời độc lập Tự bộc lộ Theo dõi phần 2 Trả lời độc lập Trả lời độc lập Tự bộc lộ Trả lời độc lập Trả lời- rút ra nội dung trọng tâm. I. Đọc - tìm hiểu chung 1 . Tác giả - tác phẩm: SGK / 70 2. Đọc : 3.Bố cục: (3 phần) II. Tìm hiểu văn bản 1. Người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung Quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, oai phong lẫm liệt . Là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại 2. Bộ mặt của kẻ xâm lược và bọn vua tôi phản nước a. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh Tướng bất tài, quân vô kỉ luật. b. Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước II. Tổng kết: N T: N D: Ghi nhớ : SGK / 72 IV . Củng cố : ghi nhớ V. Hướng dẫn học tập :- Nắm vững nội dung văn bản - Chuẩn bị bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Tiết: 25 Ngày soạn : 19/09/10 Tiếng Việt Ngày dạy : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tt) A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tang số lượng nhờ vào tạo thêm từ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. - Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài cho phù hợp B . Chuẩn bị - Học sinh : xem bài trước, dụng cụ học tập - Giáo viên : Hệ thống bảng phụ hay phim chiếu các câu hỏi, bài tập C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II. Kiểm tra bài cũ : Bảng phụ 1. "Từ vựng của một ngôn ngữ không bao giờ thay đổi " A. Đúng B. Sai 2. "Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc" A. Đúng B. Sai 3. Các phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ ? 4. Bài tập 5 / 57 III. Bài mới 1.Khởi độngi Bài học này sẽ giúp các em nắm thêm các cách phát triển từ vựng tiếng Việt. 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu thêm hai cách phát triển nghĩa của từ vựng tiếng Việt Bước 1 Gv : Trong thời gian gần đây, có nhiều từ ngữ mới được tạo thành như : điện thoại di động, sở hữu trí tuệ - Cho các từ : điện thoại, kinh tế, di động, sỡ hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Hãy tìm thêm các từ mới được cấu tạo từ chúng ? Gv : Như vậy, ta tìm thêm được hai từ : đặc khu kinh tế, kinh tế tri thức ... ?) Hãy tìm hiểu nghĩa của chúng bằng cách điền vào các chỗ trống sau : 1 . ........... là nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao 2 . Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi gọi là ........... 3 . ............. là quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mạng lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. 4 . Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao gọ

File đính kèm:

  • doctuan 5.doc
Giáo án liên quan