I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
1) Kiến thức:
- Tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, dân dã mà sâu sắc của Nguyễn Khuyến đối với bạn
- Bức tranh quê đậm đà hương sắc VN
- Nụ cười hóm hỉnh, thân mật nhưng ý tứ sâu xa
- Tiếp tục tìm hiểu về thơ Thất ngôn bát cú đường luật
2) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ thất ngôn bát cú theo bố cục
3) Thái độ:Yêu mến, kính phục và ngưỡng mộ tấm lòng của nhà thơ đối với bằng hữu
II.CHUẨN BỊ:
a) Giáo viên:Soạn giảng-Bảng phụ
b) Học sinh:On lại kiến thức cũ-soạn bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc diễn cảm- Phát vấn- thảo luận-Nêu vấn đề
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3737 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 32: Bạn đến chơi nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:8 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Tiết :32
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
Kiến thức:
- Tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, dân dã mà sâu sắc của Nguyễn Khuyến đối với bạn
- Bức tranh quê đậm đà hương sắc VN
- Nụ cười hóm hỉnh, thân mật nhưng ý tứ sâu xa
- Tiếp tục tìm hiểu về thơ Thất ngôn bát cú đường luật
2) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ thất ngôn bát cú theo bố cục
3) Thái độ:Yêu mến, kính phục và ngưỡng mộ tấm lòng của nhà thơ đối với bằng hữu
II.CHUẨN BỊ:
Giáo viên:Soạn giảng-Bảng phụ
b) Học sinh:Oân lại kiến thức cũ-soạn bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc diễn cảm- Phát vấn- thảo luận-Nêu vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH:
4.1 Oån định: tổ chức lớp:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua đèo ngang”của bà Huyện Thanh Quan và cho biết vài nét về tác giả ( SGK)
-Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan khi đi qua đèo ngang như thế nào?
(…cô đơn, trống vắng và nỗi niềm hoài cổ sâu sắc của nhà thơ…)
4.3 Giảng bài mới:
Sống ở đời, ai mà không có bạn bè thân thích.Có bạn, cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao, nhất là người bạn ấy lại là những người ý hợp tâm đầu với mình.Điều đó ta sẽ thấy qua bài thơ“Bạn đến chơi nhà”của Nguyễn Khuyến.Ở đấy, đơn thuần là sự hòa hợp thanh cao giữa hai tâm hồn con người, không vấn đục một chút vật chất.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
∆ GV đọc mẫu à hướng dẫn các em cách đọc:đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng một nụ cười à HS đọc
(Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo)
? Trong bài thơ, các từ:nước cả, khôn, rốn có nghĩa là gì?
? Bài thơ này thuộc thể thơ nào, căn cứ vào đâu mà em biết?
(Căn cứ vào số câu 8, số chữ 7, các chữ cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau) (vần a)
? Em hãy cho biết vài nét về tác giả Nguyễn Khuyến.
Hoạt động 2: HS đọc lại bài thơ
? Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” nói về chuyện gì?
Nói về cuộc đến chơi nhà của người bạn Nguyễn Khuyến không có đủ các thứ để tiếp đãi bạn theo ý muốn nhưng đằng sau sự việc đơn giản đó là một tình cảm đẹp, một tấm lòng một quan niệm về tình bạn
? Theo em bài thơ này được xây dựng theop một bố cục (cấu trúc) như thế nào? Em có thể cho biết ND từng phần?
Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà chân thật, tự nhiên, dân dã.
∆ Cho HS đọc lại câu 1
? Cách mở đầu bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Nguyễn Khuyến có gì thú vị qua giọng điệu và nhịp thơ?
Câu thơ không chỉ là một thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là một tiếng reo vui, đầy hồ hởi, phấn chấn khi đã bao lâu mới được bạn đến chơi
? Gọi là Bác, cách xưng hô này có ý nghĩa gì?
Thân tình, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè
? Những biểu hiện đó cho thấy tình bạn bè ở đây ntn?
Bền chặt, thân thiết, thủy chung
( Bạn đến thăm nhà chứ không phải đến dinh quan, phải quí nhau lắm mới đến thăm tận nhà như vậy)
∆ HS đọc tiếp từ câu 2 --->7
Theo cách giới thiệu ở câu 1 thì đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi ra sao?
Đàng hoàng, ân cần, chu đáo
? Thế nhưng ở đây Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi ra sao? Hoàn cảnh của ông khi bạn đến chơi nhà như thế nào?
… - Đến miếng trầu là đầu câu chuyện – lễ nghi tiếp khách tối thiểu cũng không có thì tất cả là con số 0 to tướng, thật đáng ngạc nhiên?
? Vì sao sau lời chào Nguyễn Khuyến lại nhắc ngay đến chợ xa, điều đó cho ta hiểu gì về tình cảm của ông đối với bạn?
Nói đến chợ vì ông muốn tiếp bạn thật đàng hoàng. Thời ấy chỉ có chợ mới có thứ ngon và sang
Diễn giảng thêm ---> một chuyện rất đời thường như vậy
? Nguyễn Khuyến trình bày hoàn cành của mình như vậy, theo em có phải ông định kể khổ than nghèo với bạn không?
HS thảo luận
---> GV chốt: các thứ đều có nhưng không lấy được, chưa dùng được chứ không phải là không có. Sự việc không có trầu là chìa khóa cho thấy sự “không may” kia chỉ là nói cho vui ---> nhà thơ không có ý định than nghèo
Diễn giảng ---> ong không muốn hưởng lộc của bọn thực dân.
? Vậy ở đây, Nguyễn khuyến đã dùng cách nói gì? Mục đích của cách nói ấy?
? Nếu hiểu đây là cách nói cho vui vì cái sự không có gì để thết đãi bạn, ta hiểu như thế nào về:
Hoàn cảnh sống:
---> Nghèo khổ
Tính cách của ông:
---> Hóm hỉnh, hài hước, yêu đời
Tình cảm của ông dành cho bạn:
---> yêu bạn bằng tình cảm dân dã chất phác
∆ Đọc câu cuối. Từ những câu trình bày về hoàn cảnh của mình ---> câu cuối “Bạn … ta với ta” Nguyễn Khuyến muốn nói điều gì về tình bạn? Ta với ta ở đây là ai?
Là Nguyễn Khuyến và người bạn
Tình bạn cao hơn vật chất. Dù vật chất thiếu, không đầy đủ thì bạn … dù không tiệc tùng sang trọng, không có cả vật chất tối thiểu nhất là ngụm nước, miếng trầu.
? Vậy có phải Nguyễn Khuyến chỉ coi trọng tinh thần, xem thường vật chất, coi vật chất tầm thường, chẳng có ý nghĩa gì chăng? ( HS thảo luận)
Không … lòng chân thành vẫn là ý cốt lõi cho tình bạn lâu bền
Hoạt động 3:
? Vậy tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ bạn đến chơi nhà là gì?
Một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, bất chấp mọi điề kiện
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong bài thơ?
Ngôn ngữ gắn với cuộc sống thôn quê, mang tính chất thuần Việt, đạt đến trình độ giản dị mà trong sáng, nhuần nhuyễn
---> HS đọc lại ghi nhớ
Hoạt động 4:
? So sánh ngôn ngữ của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” với ngôn ngữ của đoạn thơ dịch “Chinh phụ ngâm khúc” đã học
? So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” với cụm từ “ta với ta” trong bài “ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
I/ Đọc-tìm hiểu chú thích
1) Đọc
2) Chú thích
-Nước cả:nước lớn, nước đầy
-Khôn:không thể, khó, e rằng
-Rốn:cuống cánh hoa bao bọc
3) Thể thơ
Thất ngôn bát cú đường luật
4) Tác giả:
- Nguyễn Khuyến(1835 – 1909)
II. Đọc – tìm hiểu văn bản:
Bố cục:
Câu 1:
Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà
Câu 2 ---> 7:
Trình bày hoàn cảnh của mình
Câu 8: Cảm xúc về tình bạn
Phân tích:
Giới thiệu sự việc:
Đã bấy lâu nay Bác tới nha
ø
Hoàn cảnh khi bạn tới chơi nhà:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả khôn chài lưới
Vườn rộng rào thưa khó duổi gà
Đầu trò tiếp khách trầu không có
---> Nói quá, ngôn ngữ giản dị
---> Hoàn cảnh không có gì để thết bạn
Cảm nghĩ về tình bạn:
Bác đến chơi đây ta với ta
---> Tình bạn đậm đả, hồn nhiên, dân dã
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK/105
IV. Luyện tập:
1. Một bên là ngôn ngữ đời thường, một bên là ngôn ngữ bác học, nbu7ng đều đạt đến độ kết tinh, hấp dẫn.
4. Củng cố và luyện tập:
HS đọc lại bài thơ
5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Đọc bài đọc thêm
- Tìm một số câu ca dao tục ngữ nói về tình bạn
- Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư – Lí Bạch
File đính kèm:
- Tiet 30Ban den choi nha.doc