I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: Giúp HS nhận rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ khi diễn đạt nói hay viết.
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng quan hệ từ. Biết chữa được các lỗi về quan hệ từ và biết cách sử dụng đúng lúc.
3.Thái độ: GD HS biết sử dụng QHT khi diễn đạt nói hay viết
II.NỘI DUNG HỌC TẬP :các lỗi thường gặp về quan hệ từ khi diễn đạt nói hay viết
III. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: bảng phụ ghi ví dụ
-Học sinh: SGK, vở bài tập, chuẩn bị bài ở nhà.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS
2. Kiểm tra miệng
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3734 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9
Tiết 33
Tuần 9
Tiếng việt : CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ(GDKNS)
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: Giúp HS nhận rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ khi diễn đạt nói hay viết.
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng quan hệ từ. Biết chữa được các lỗi về quan hệ từ và biết cách sử dụng đúng lúc.
3.Thái độ: GD HS biết sử dụng QHT khi diễn đạt nói hay viết
II.NỘI DUNG HỌC TẬP :các lỗi thường gặp về quan hệ từ khi diễn đạt nói hay viết
III. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: bảng phụ ghi ví dụ
-Học sinh: SGK, vở bài tập, chuẩn bị bài ở nhà.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS
2. Kiểm tra miệng
?Thế nào là quan hệ từ?Cho VD? Đặt câu
- Từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như: sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
? Nêu cách sử dụng quan hệ từ? .Kể vài cặp quan hệ từ thường gặp . Đặt câu .
- Có khi câu không bắt buộc nhưng cũng có trường hợp buộc phải dùng quan hệ từ nếu không câu văn thay đổi ý nghĩa, có quan hệ từ được dùng thành cặp.
? Hơm nay , chúng ta học bài gì và cĩ những nội dung nào.
- Chữa lỗi về qun hệ từ
- Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới(2phút): Khi nói viết, đặc biệt là khi viết, chúng ta vẫn phạm nhiều lỗi về sử dụng quan hệ từ. Lỗi về quan hệ từ rất đa dạng, các lỗi về quan hệ từ làm cho câu văn sai không rõ ý, rối rắm, khó hiểu. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận biết những lỗi sai đó.
Hoạt động 2: (20phút)Phát hiện lỗi và cách chữa
-Treo bảng phụ ghi ví dụ trong mục I SGK.Gọi hs đọc
GV: Hãy tìm chỗ thiếu quan hệ từ trong hai câu văn trên và tìm quan hệ từ thích hợp để chữa lại cho đúng?
HS:+Đừng nên - hình thức( mà ,để) đánh giá kẻ khác- thiếu qht
+ Câu tục ngữ - chỉ dùng đối với xã hội xưa,còn đối với xã hội ngày nay thì không đúng.
GV :Gọi HS đọc và phân tích lần lượt từng câu.
a.Nhà em ở cách xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ
b.Chim sâu rất có ít cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng
GV:Các quan hệ từ và,để trong 2 VD trên có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không?
HS:
+Hai bộ phận của câu 1 diễn đạt hai sự việc có hàm ý tương phản nhau: Nhà ở xa trường thì dễ đến trường muộn ở đây lại đến đúng giờ.
+Câu 2: Người viết muốn giải thích lý do tại sao lại nói chim sâu có ích cho nông dân.
GV: Hãy nhận xét các quan hệ từ “và, để” trong hai câu trên diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không? Nên thay lại bằng quan hệ từ nào?
HS: và=nhưng;để = vì
- Dùng bảng phụ ghi vd mục I3
GV: Phân tích chủ ngữ, vị ngữ các câu trên? Nhận xét?Sửa lại câu văn hoàn chỉnh?
HS: Thiếu chủ ngữ:các quan hệ từ qua,về đã biến củ ngữ của câu thành trạng ngữ.Sửa lại:Bỏ quan hệ từ
- Dùng bảng phụ ghi ví dụ I4 SGK
-Bộ phận kèm theo quan hệ từ phải có tác dụng liên kết với bộ phận khác trong câu.
GV: Các câu “không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn” và “Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị” sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng?
HS:Không có tác dụng liên kết
- Không những giỏi môn toán mà còn giỏi môn văn.
- Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tậm sự với chị.
GV:Hãy cho biết các lỗi về quan hệ từ thường gặp?
HS: Đọc ghi nhớ SGK/107
GD HS biết sử dụng QHT khi diễn đạt nói hay viết
Hoạt động 3(15phút)Hường dẫn HS làm bài tập
Chia bài tập cho tổ thảo luận, giới hạn thời gian.
+ Tổ 1: BT 1/107 SGK
+ Tổ 2: BT 2/107 SGK
+ Tổ 3: BT 3/108 SGK
+ Tổ 1: BT 4/108 SGK
- BT 1,3 có thể cho làm miệng
- Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét, góp ý, chữa lỗi.
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ:
1. Thiếu quan hệ từ :
- Thêm qht: mà hoặc để
-Thêm qht: với hoặc đối với
2.Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghiã:
- Thay “và” = “nhưng”: qh tương phản
- Thay “ để”= “vì”: qh nhân quả
3.Thừa quan hệ từ
-bỏ qht đầu câu
4.Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết:
- Thêm qht, thêm từ sao cho câu thích hợp
*Ghi nhớ: SGK/107
II. Luyện tập:
* BT 1:
a.ừ đầu đến cuối;b.Để /cho
* BT 2:
a.Thay từ “với” bằng từ “như”
b.Thay từ “bằng” bằng từ “về”
c.Thay “tuy” bằng “ dù”
* BT3: Bỏ các quan hệ từ
* BT 4: a, b, d, h đúng;c,e, g, i sai
4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)
-Nêu những lỗi thường mắc khi dùng quan hệ từ?
+ Thiếu quan hệ từ ->hêm qht
+ Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghiã -> thay quan hệ từ
+Thừa quan hệ từ-> bỏ qht
+ Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết-> Thêm qht, thêm từ sao cho câu thích hợp
5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà)
* Đối với bài học ở tiết học này
- Về nhà học bài, học thuộc ghi nhớ , hồn chỉnh các bài tập vào VBT
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
- Chuẩn bị bài “Xa ngắm thác núi Lư.Phong Kiều dạ bạc”.
+ Đọc văn bản
+ Tìm hiểu tác giả , tác phẩm
+ Soạn bài theo câu hỏi SGK.
V. PHỤ LỤC (Nếu cĩ)
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Bai 9Chua loi ve quan he tu.doc