A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. Một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn từ tự nhiên, bình dị; thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, phép đối và nhịp thơ 3/2.
+ Một biểu hiện khác của phong cách thơ Lí Bạch: trầm từ, sâu lắng.
- Kĩ năng:
+ Luyện kĩ năng đọc và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, bước đầu so sánh phiên âm chữ Hán với bản dịch thơ.
- Thái độ:
+ Tích hợp với phần Tiếng Việt và TLV.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 37: Văn bản cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tĩnh dạ tứ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:.........../......./......
NG:.........../......./.....
................./......./.......
Tiết: 37
Văn bản
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
( Tĩnh dạ tứ )
- Lí Bạch –
( Tương Như dịch )
A. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. Một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn từ tự nhiên, bình dị; thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, phép đối và nhịp thơ 3/2.
+ Một biểu hiện khác của phong cách thơ Lí Bạch: trầm từ, sâu lắng.
- Kĩ năng:
+ Luyện kĩ năng đọc và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, bước đầu so sánh phiên âm chữ Hán với bản dịch thơ.
- Thái độ:
+ Tích hợp với phần Tiếng Việt và TLV....
B. Phơng tiện dạy học:
- Đồ dùng:.....................................................................
- Tư liệu tham khảo, ....................................................
C. Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp..
- Hình thức tổ chức..................
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7A.............
- 7B...........
II. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Xa ngắm thác núi Lư và trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Lí Bach?
H: Đọc thuộc lòng bài thơ,.....
GV: - nhận xét...................................................................................
- Cho điểm.................................................................................
III. Bài mới:
G: Sống ở thành thi, nơi chan hoà ánh điện, ai đó có thể thờ ơ với trăng, hoặc khó thấy hết vẻ đẹp và ý nghĩa của vầng trăng. có người đã giật mình khi đã lâu lắm mới chợt gặp vầng trăng, ánh trăng sáng lạnh đến giật mình trên bầu trời được nhìn lên từ sân thượng. (Nguyễn Duy - ánh Trăng). trong một đêm trăng yên tĩnh và trong sáng, ở xa quê nhà hàng nghìn dặm, nhà thơ lãng mạn Lí Bạch đã gói trọn niềm thương nỗi nhớ quê hương của mình bằng một bài tứ tuyện ngũ ngôn bất hủ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ đó.
Hoạt động của Thầy và Trò
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
H:Nhắc lại những nét chính về tác giả
G: bổ sung...........................................
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
H: Lúc tác giả ở xa quê
G: Hướng dẫn H đọc: chú ý giọng chậm, buồn, tình cảm, nhịp 2/3
G: đọc mẫu – H đọc – G nhận xét....
Hướng dẫn H tìm hiểu từ khó.
? Em hãy giải thích nghĩa của các từ: Tĩnh, giạ, tứ ?
H:........................................
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
H: Thất ngôn tứ tuyệt.
? Trước đó chúng ta đã được học bài thơ nào cũng sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn ?
H: Phò giá về kinh.
? Em có nhận xét gì về phần phiên âm và dịch thơ? Hãy so sánh?
H: cả hai đều là ngũ ngôn tư tuyệt. Song ở bản dịch thơ, câu đầu không gieo vần.
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
H: Biểu cảm
? Chủ đề của bài thơ này là gì?
H: Bài thơ tả cảnh đêm trăng thanh tĩnh qua đó thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng, thấm thía.
H: đọc hai câu thơ đầu.
? Hai câu thơ đầu có phải chỉ tả cảnh không? vì sao em biết điều đó?
H: Hai câu đầu không phải chỉ tả cảnh thuần tuý. Vì ở đây chủ thể vẫn là con người.
? Nếu thay từ “sàng”(giường) bằng từ “án”, “trác” thì nghĩa của câu thơ sẽ khác thế nào?
H: Nếu thay từ “sàng”(giường) bằng từ “án”, “trác” thì nghĩa của câu thơ sẽ khác vì người đọc có thể nghĩ là tác giả đang ngồi đọc sách. Còn chữ “sàng” – người đọc hình dung nhà thơ đang nằm trên giường nằm mà không ngủ được thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa .
? Tương tự như vậy nếu ta thay từ “sàng” bằng từ “ đình”(sân) thì ý nghĩa của câu thơ sẽ thế nào?
H: ý nghĩa của câu thơ cũng sẽ thay đổi.
G: bổ sung.............................................
? Trăng được tác giả gợi tả có gì độc đáo?
H: Trăng sáng đầu giường, trăng sáng giống như sương.
? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của chữ “sương”?
H: Xuất hiện một cách tự nhiên và hợp lí bởi vì trăng sáng quá chuyển thành màu trắng giống như sương là một điều có thật.
G: Như vậy ở 2 câu đầu, ta đã thấy sự hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình: ánh trăng dù đẹp đẽ, giàn giụa, vẵn chỉ là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể.
? ở câu thơ thứ hai phần dịch thơ có điểm gì cần chú ý?
H: Xuất hiện 2 động từ “rọi”, “phủ” trong khi ở nguyên văn chỉ có một động từ “nghi”.
? Việc thêm 2 động từ ở câu 2 phần dịch thơ đã làm cho ý vị trữ tình của bài thơ ntn?
H: mờ nhạt, chính vì thế nhiều người lầm tưởng 2 câu đầu chỉ thuần tuý tả cảnh.
? Tóm lại, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong 2 câu thơ này?
H:.......................................
H: đọc hai câu cuối.
? Trong đêm thanh tĩnh đó tâm trạng của nhà thơ ntn?
H: nhớ quê hương.
? Vì sao nhìn trăng sáng nhà thơ lại nhớ về quê hương?
H: Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi quê nhà để ngắm trăng " xa quê, cứ nhìn trăng là lại nhớ quê hương.
? Vậy có phải hai câu cuối này chỉ thuần tuý tập trung tả tâm trạng của nhà thơ hay không? vì sao em biết?
H: Không, vì trong 22 câu đó chie có 3 từ trực tiếp tả tình là: “ tư cố hương”, còn lại đều tả cảnh tả người: vọng minh nguyệt, cử đầu, đê đầu.
G: chỗ thú vị là tả cảnh tả người song tình người lại được thể hiện rõ, thấm đẫm tâm trạng....
? Vì sao tác giả lại “cử đầu” và “vọng”?
H: Tác giả ngẩng đầu và ngắm để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ 2 đặt ra là sương hay chăng.
G: Giảng bình..
? Khi cũng thấy vầng trăng cũng đơn côi và lạnh lẽo như mình, nhà thơ có hành động gì?
H: Hành động “đê đầu” ( cúi đầu) để nhớ về quê hương, nghĩ về quê xa...
? Qua hai hành động đó em có nhận xét gì về tình cảm của nhà thơ với quê hương?
H: Tình cảm quê hương thắm thiết, sâu nặng và luôn thường trực.
? Phép đối đã được sử dụng ntn? Tác dụng của nó ra sao?
H: Phép đối được sử dụng khá triệt để cử đầu - đê đầu; vọng minh nguyệt – tư cố hương
G:........................................................
? Em hãy thống kê các động từ trong bài?
H: 5 động từ: nghi, cử, vọng, đê, tư.
? Tìm các chủ ngữ cho các động từ ấy?
H: Tất cả các chủ ngữ đều bị lược bỏ. Nhưng ở đây vẫn có thể khẳng định là có một chủ ngữ day nhất. đó là chủ thể chữ tình đó cũng chính là điều tạo nên sự thống nhất, liền mạch của các câu thơ của bài thơ....
? Nội dung chính của bài thơ là gì?
H:..............................................
? Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong bài thơ? Tác dụng?
H:.............................................................
G: bổ sung....
H: đọc to, rõ mục ghi nhớ - SGK T 124
G: Hướng dẫn H luyện tập.
Nội dung
I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc
...........................................
2. Tìm hiểu chú thích.
3. Thể loại.
- Thất ngôn tứ tuyệt.
III. Phân tích:
1 Hai câu đầu:
“Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương”
a Không chỉ tả cảnh thuần tuý mà còn thể hiện những khoảnh khắc suy nghĩ của con người.
a Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, đẹp, giàn giụa ánh trăng là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể.
2. Hai câu cuối:
“Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”
" Tình cảm quê hương thắm thiết, sâu nặng và luôn thường trực.
- NT: đối: cử đầu - đê đầu; vọng minh nguyệt – tư cố hương
" Nỗi nhớ quê hương.
IV. Tổng kết:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật
3. Ghi nhớ - SGK – T124.
V. Luyện tập:
IV. củng cố:
? Qua 2 bài thơ đã học “Xa ngắm thác núi Lư và Tĩnh dạ tứ” em hiểu gì về tâm hồn và tài năng của nhà thơ Lí Bạch? ( Yêu thiên nhiên nặng lòng với quê hương, ngôn từ tinh luyện, cô đúc, lồi ít ý nhiều...).
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, cả 3 phần, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Nắm được ND,NT của bài thơ.
- Soạn bài: “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
E. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T37.doc