I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Khái niệm về từ trái nghĩa. Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng: Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. Có ý thức sử dụng phù hợp từ trái nghĩa trong văn cảnh.
3. Thái độ: Yêu từ ngữ Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Giáo án + SGK + Bảng phụ
- HS: Đọc trước bài + làm bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, hỏi đáp, thực hành, đàm thoại, phát vấn, nhóm
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: Ngày soạn: 25/10/2013
Tiết 39: Ngày giảng: 26/10/2013
TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Khái niệm về từ trái nghĩa. Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng: Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. Có ý thức sử dụng phù hợp từ trái nghĩa trong văn cảnh.
3. Thái độ: Yêu từ ngữ Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Giáo án + SGK + Bảng phụ
- HS: Đọc trước bài + làm bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, hỏi đáp, thực hành, đàm thoại, phát vấn, nhóm
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Các loại từ đồng nghĩa? VD? Sử dụng từ đồng nghĩa như thế nào cho tốt?
- Lµm bµi tËp 6,7 (116, 117)
- Đọc bài ca dao và khoanh tròn vào chữ cái có sử dụng cặp từ đồng nghĩa?
Mẹ già trong túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
a. Túp - lều b. Sớm – tối
c. Thăm - viếng d. Mẹ - già
3. Giới thiệu bài: ở tiểu học các em đã được học về từ trái nghĩa. Vậy từ trái nghĩa là gì? Ta nên sử dụng từ trái nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta điều đó …
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: thuyết trình, hỏi đáp, đàm thoại, phát vấn, nhóm
- Thời gian: 1 phút
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cña häc sinh
Nội dung
Hoạt động 2: Bài học.
- Mục tiêu: Khái niệm về từ trái nghĩa. Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 23 phút
GV yêu cầu HS đọc SGK trang 128 tìm hiểu về từ trái nghĩa.
?Dựa vào kiến thức bậc tiểu học. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bài thơ vừa học?
Ngẩng – cúi (hoạt động)
Trẻ - già (tuổi tác)
Đi - về (di chuyển)
? Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ về từ trái nghĩa?
* Tích hợp kĩ năng ra quyết định: lựa chọn từ trái nghĩa phù hợp ngữ cảnh.
?Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong câu
“rau già , cau già”?
Rau già – rau non.
Cau già – cau non.
* Vận dụng phương pháp phân tích tình huống mẫu để hiểu cách dùng các từ trái nghĩa.
GV gọi HS đọc SGK trang 128 tùm hiểu cách sử dụng từ trái nghĩa.
?Trong hai bài dịch thơ trên việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- Ngẩng đầu – cúi đầu: diễn tả tâm trạng của nhà thơ.
- Trẻ - già: đi – về: thay đổi về tuổi tác của nhà thơ.
?Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng?
* Vận dụng kĩ thuật động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ rút ra bài học thiết thực về cách dùng từ đồng nghĩa.
Chân ướt chân ráo, Gương vỡ lại lành
Gần nhà xa ngõ, Gần mũi xa mồm
- Tác dụng: tạo hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh.
?Từ trái nghĩa được sử dụng như thế nào?
* Tích hợp kĩ năng ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp.
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Ví dụ: Chân ướt chân ráo.
Gương vỡ lại lành
HS trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS nêu
HS tìm thành ngữ
Tạo hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh
I. Bài học:
1. Khái niệm:
- Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: thắng – thua.
Mất – còn
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2. Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa:
Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Ví dụ: Chân ướt chân ráo.
Gương vỡ lại lành.
Hoạt động 3: LuyÖn tËp.
- Mục tiêu: Học sinh dựa vào lý thuyết làm bài tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm
- Thời gian: 15 phút
1-Tìm từ trái nghĩa?
Lành – rách, giàu – nghèo, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối.
2- Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm?
* Tích hợp kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thảo luận, và chia sẻ ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ trái nghĩa.
Cá tươi – cá ươn, Hoa tươi – hoa héo
Ăn yếu – ăn khỏe, Học lực yếu – học lực giỏi.
Chữ xấu – chữ đẹp, Đất xấu – đất tốt.
HS tìm
HS cùng bàn luận suy nghĩ,
chia nhãm tr¶ lêi
II. Luyện tập:
3-Tìm từ thích hợp điền vào các thành ngữ?
* Vận dụng kĩ thuật thực hành: sử dụng từ trái nghĩa theo tình huống cụ thể.
- Chân cứng đá mềm.
- Có đi có lại.
- Gần nhà xa ngõ.
- Mắt nhắm mắt mở.
- Chạy sắp chạy ngửa.
- Vô thưởng vô phạt.
- Bên trọng bên khinh.
- Bước thấp bước cao.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
- Phương pháp: Hỏi đáp
- Thời gian: 2 phút
? Thế nào là từ trái nghĩa?
? Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản?
HS nêu
4.Củng cố: 2 phút
- Thế nào là từ trái nghĩa?
- Từ trái nghĩa được sử dụng như thế nào?
5. Dặn dò: 1 phút
- Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người”.
*LƯU Ý SAU TIẾT DẠY:
…………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………..………...................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tu trai nghia(1).doc