Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 9 - Tiết 34 đến tiết 36

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS :

· Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả, văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác nước Lư Sơn qua đó phần nào thấy được 1 số nét trong tâm hồn và tính cách nhà thơ Lý bạch

· Bước đầu có ý thức biết sử dụng phần dịch nghĩa ( Kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong việc phân tích tác phẩmvà phần nào trong việc tích lũy vốn từ Hán Việt

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

· Bảng phụ

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

· Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”- Cho biết ý nghĩa bài thơ ?

· Giới thiệu vài nét về tác phẩm, tác giả Nguyễn Khuyến ?

3. Bài mới

Thác nưốc Lư Sơn nhìn từ xa là 1 bức tranh đẹp đẽ kì vĩ, tráng lệ, huyền ảo được tác giả Lý Bạch một nhà thơ mệnh danh là “tiên thơ”. Thơ ông biểu hiện 1 tâm hồn tự do, phóng khaóng. Cảnh đẹp nuí Lư được thể hiện qua nghệ thuật điêu luyện, ngôn ngữ tự nhiên. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu văn bản “Xa ngắm thác núi Lư” để thấy được vẻ đẹp ấy.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 9 - Tiết 34 đến tiết 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9 ( TUẦN 9) TIẾT 34: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ ( VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ) Lý Bạch A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả, văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác nước Lư Sơn qua đó phần nào thấy được 1 số nét trong tâm hồn và tính cách nhà thơ Lý bạch Bước đầu có ý thức biết sử dụng phần dịch nghĩa ( Kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong việc phân tích tác phẩmvà phần nào trong việc tích lũy vốn từ Hán Việt B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”- Cho biết ý nghĩa bài thơ ? Giới thiệu vài nét về tác phẩm, tác giả Nguyễn Khuyến ? Bài mới Thác nưốc Lư Sơn nhìn từ xa là 1 bức tranh đẹp đẽ kì vĩ, tráng lệ, huyền ảo được tác giả Lý Bạch một nhà thơ mệnh danh là “tiên thơ”. Thơ ông biểu hiện 1 tâm hồn tự do, phóng khaóng. Cảnh đẹp nuí Lư được thể hiện qua nghệ thuật điêu luyện, ngôn ngữ tự nhiên. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu văn bản “Xa ngắm thác núi Lư” để thấy được vẻ đẹp ấy. Tiến trành tổ chức hoạt động Ghi bảng *Hoạt động 1:Tìm hiểu tác giảvà tác phẩm GV đọc mẫu rồi hướng dẫn HS đọc ( giọng nhẹ nhàng và diễn cảm) GV củng cố kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt [?] Số câu, số chữ, cách gieo vần? Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối 1,2,4 GV nói thêm: Câu thứ nhất có thể không gieo vần Nếu là thơ viết theo luật Đường thì chỉ gieo vần bằng Lưu ý :HS ngắt giọng chữ thứ 4 ở mỗi câu *Hoạt động 2: Xác định vị trí đứng ngắm thác của nhà thơ Cho HS đọc lại cách giải thích nghĩa chữ “vọng” ở đề thơ, chữ “dào” ở câu 3 để khẳng định đây là cảnh vật được nhìn ngắm từ xa. Đặc điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật 1 cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có lợi thế là dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh. Để làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác núi Lư, cách chọn đặc điểm nhìn đó là tối ưu *Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghỉa câu thơ đầu 1/ Câu 1 tả cái gì? Và tả như thế nào? Câu mở đầu miêu tả làn khói tiá ( tử yên) đang toả lên từ ngọn núi Hương Lô Làn khói tía được “sinh” ra từ sự giao duyên giữa mặt trời và ngọn núi “nhật chiếu Hương Lô” Nhờ sự giao duyên ấy mà không gian ở đây trở nên thi vị – hữu tình ( tiá: màu tím đỏ như mận chín) Gv nói thêm: Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt buộc Lý BẠch miêu tả khung cảnh thế đứng uy nghi của núi Lư : không tả núi Lư cao mà người đọc thấy được cái bề thế, độ cao của núi Cách miêu tả của tác giả độc đáo, vượt qua cách miêu tả của thiên nhiên ( tả đỉnh cao mây trắng bao phủ). Ơû đây Lý Bạch tập trung những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng nhất 2/ Mặt khác, trước Lý bạch trên 300 năm, nhà sư Tuệ viễn đã từng tả “ Khí bao trùm trên đỉnh Hương Lô” là ở điểm nào? Lý Bạch miêu tả làn hơi bốc lên như sương khói ấy dưới những tia nắng của mặt trời, đã chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ, vừa kì ảo Sự thật hơi khói đó đã có từ trước, nói đúng hơn là nó tồn tại 1 cách thường xuyên, song dưới ngòi bút của Lý Bạch, với động từ “sinh”, ánh sáng mặt trời xuất hiện như một chủ thể làm cho mọi vật sinh sôi nảy nở, trở nên sống động GV so sánh: à Bản dịch nghĩa: nói lên 1 cái mới mà Lý Bạch đem tới cho vẻ đẹp của Hương Lô nhưng quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế trong câu thứ nhất là quan hệ nhân quả, chủ thể xuyên suốt là mặt trời à bản dịch thơ: Lại chuyển vế sau thành cụm C-V “khói tái bay” ( chủ thể là khói tía) mối quan hệ nhân quả nói trên bị xóa bỏ, không khí huyền ảo đã bị xua tan ( so sánh như vậy không nhằm chê người dịch thơ mà là để hiểu, thông cảm cho những người làm công việc dịch già văn học, đặc biệt là dịch thơ) *Hoạt Động 4: Ba câu sau GV gọi HS đọc câu 2 1/ Ở câu 2, vẻ đẹp của thác được miêu tả như thế nào? Câu 2 đã vẽ ra được ấn tượng ban đầu của nhà thơ thác nước vốn tuôn trào đổ ầm ầm xuống nay đã biến tah2nhưng 1 dãi luạ trắng rũ xuống yên ắng, bất đống được treo lên giữa khoảng vách núi đồ sộ 2/ Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ “quải” (câu 2) từ đó chỉ ra được phần hạn chế của bên dịch thơ (thảo luận )? Chữ “quải” đã biến cái động thành cái tĩnh, biểu hiện 1 cách hết sức sát hợp cảm nhận nhìn ra từ dòng thác bằng đỉnh núi khói tía mịt mù, chân núi dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo cao như lụa. Quả là bức danh hoạ tráng lệ Chuyển: Nếu như ở câu 2, từ “quải” biến động thành tĩnh thì ở câu 3 cảnh vật đã chuyển từ tĩnh sang động GV mời HS đọc câu 3 3/ Hai động từ “phi, lưu” (bay, chảy) – 2 tính từ “trực, há” ( thẳng xuống) có ý nghĩa gì trong việc miêu tả cảnh động của dòng thác? Hai động từ “phi, lưu” đặt ở đầu câu 3 miêu tả tốc độ mạnh mẽ, ghê gớm của dòng thác Hai tính từ “trực há” gọn, dứt khoát miêu tả tư thế thiên nhiên của thác núi Lư à Đến đây bức tranh của ngọn thác núi Lư đã được biểu hiện với những nét rõ ràng nhất những từ như “phi, trực” có sức biểu hiện thật là mạnh mẽ, mang lại 1 ấn tượng mạnh của tốc độ, sức lực của dòng chảy đang đổ xuống từ độ cao 3000 thứơc Chuyển: Ngoài vẻ đẹp tráng lệ , kì vĩ thì thác nước này còn có vẻ đẹp nào khác không? à câu 4 GV gọi HS đọc câu 4 4/ Em hiểu thế nào về dải Ngân Hà? Đó là 1 dãi màu sáng nhạt với những tinh tú nhấp nháy vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ à Đấy là 1 dòng sông trong tưởng tượng 5/ Ở câu 3, cảnh thác nước được miêu tả bằng cách nói như thế nào? So sánh bằng cách phóng đại: dòng thác như dải ngân hà tuột khỏi mây 6/ Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ “ nghi” ( ngỡ là), “lạc” ( rơi xuống) và hình ảnh ngân hà (HS thảo luận ) “Ngỡ là “ _ Biết là sự thật không phải là như vậy ( mà giải thích làm sao vừa thấy cả MT , cả dòng ngân hà ) : Biết sự thật không phải là như vậy mà cứ tin là sự thật vì vẻ đẹp huyền ảo của thác nước . Chữ “Lạc” ( rơi) dùng rất đúng vì dòng Ngân Hà uốn nằm theo chiều ngang vắt qua bầu trời , còn dòng thác lại đổ theo chiều đứng thẳng khác gì bị rơi từ trên cao xuống . Từ “ Lạc “ được sử dụng rất tài tình khéo léo khiến thác núi Lư từ trạng thái “ Treo “ ( Quải) , bay chạy ( phi lưu) , cuối cùng LB có cảm giác nó như 1 dải ngân hà từ bầu trời rơi tuột xuống trần gian . 7 / Em hãy giải thích vì sao lối nói phóng đại ở câu trên vẫn tạo nên 1 hình ảnh chân thật ? Vì sự xuất hiện của hình ảnh Ngân Hà ở cuối bài đã được huển bị ở 2 câu đầu , bởi ngọn núi Hương Lô có mây mù bao phủ , nên ở xa trông thác nước đã được hình dung như 1 vật treo lơ lửng , giống từ chân mây tuôn xuống , khiến cho ta liên tưởng tời dãy Ngân Hà . Mặt khác , trong thần thoại truyền thuyết trung hoa , Ngân Hà cũng như 1 dòng sông thật sự . Hoạt động 5 : 1 / Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả , ta có thể thấy những nét gì trong tính cách và tâm hồn nhà thơ ? Nói lên tình yêu quê hương , tình yêu đằm thắm đồng thời thể hiện tính cách hào phóng , mạnh mẹ của nhà thơ è GV cho HS đọc ghi nhớ / 110 I/ Đọc và tìm hiểu chú thích: ( SGK / 112 ) II . TÌm hiểu Văn bản Câu 1 : Cảnh nền của buc tranh : dưới ánh MT , ngọn núi như chiếc bình hương khổng lồ đang nghi ngút trở thành những làn khói túa vào vũ trụ. Câu 2 : Như dải lụa trắng treo lên giữa vách núi và dòng sông à Vẻ đẹp tráng lệ . Câu 3 : Tốc độ mạnh mẽ , ghê gớm của dòng thác à Vẻ đẹp hùng vĩ . Câu 4 : Dải ngân hà rơi à Vẻ đẹp huyền ảo III . Ghi nhớ : ( SGK / 110) 4 . Củng cố :Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ 5 . Dặn dò : Đọc thuộc lòng và học ghi nhớ bài thơ Tiết : TỪ ĐỒNG NGHĨA A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa Phân biệt giữa từ đồng nghĩa và từ đồng nghĩa không hoàn toàn B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ B/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định lớp : Kiểm tra bài cũ : Nêu các lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ ? Bài mới: Trong khi nói và viết có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác xa nhau. Ngược lại, có những từ phát âm khác nhau lại có những nét nghĩa cơ bản giống nhau, ta gọi là từ đống nghĩa, tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó Tiến trình tổ chức hoạt động Ghi bảng Hoạt động 1: Thế nào là từ đống nghĩa? GV ghi ví dụ a,b lên bảng. Chú ý những từ gạch dưới : Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng Chim xanh ăn trái xoài xanh Ăn no tắm mát đậu cành cây đa 1/ Ý nghĩa của quả và trái có giống nhau không? Giống nhau: ( Quả à tên gọi ở bắc, trái ở Nam) 2/ Em có thể thay thế từ trái cho ví dụ a) và từ quả cho ví dụ b) được không? Được 3/ Tìm một số ví dụ khác có các từ đồng nghĩa với nhau? “bố” = cha, ba, tía, thầy “ bàn ủi” = bàn là “ bao diêm” = hộp quỵet “ lợn” = heo GV ghi ví dụ C, D lên bảng chú ý từ gạch dưới: Trước sức tấn công như vũ bảo và tinh thần dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng Công chúa Habana đã hy sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay 4/ Hai từ “ bỏ mạng” – “hi sinh” có nghĩa giống – khác nhau chỗ nào? Giống: Cả 2 từ đều có nghĩa là chết Khác: về sắc thái ý nghĩa Bỏ mạng: có nghĩa là chết vô ích Hi sinh : có nghĩa chết vì nghĩa vụ, vì lý tưởng cao cả à sắc thái kính trọng à Ghi nhớ 2/ 114 Hoạt động 2: 1/ Những từ “hi sinh”, “bỏ mạng”, “trái’, “quả” có thể thay thế cho nhau được không? Không được , mặc dù chúng có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau GV so sánh thêm : 2 từ “ bỏ mạng”, “thiệt mạng” : thiệt mạng cũng có nghĩa là chết nhưng chết vì tai nạn 2 / Từ những điều nêu trên , em có kết luận gì khi sử dụng từ đồng nghĩa? Ghi nhớ 3/ 115 Hoạt Động 3: Luyện Tập Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: Bài 5: Bài 6: Bài 7: Bài 9: I/ Thế nào là từ đồng nghĩa? Ví dụ: a) Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng b) Chim xanh ăn trái xoài xanh Ăn no tắm mát đậu cành cây đa C . Trước sức tấn công …. Bỏ mạng D . Công chúa …..hi sinh à Từ đồng nghĩa Ghi nhớ: SGK/ 114 II/ Các loại từ đồng nghĩa: Quả = trái à đồng nghĩa hoàn toàn Bỏ mạng – hi sinh à đồng nghĩa không hoàn toàn III/ Luyện tập: Bài 1/115 Bài 2/115 Bài 3/115 Bài 4/ 115 Bài 5/ 116 Bài 6/ 116 Bài 7/ 116 Bài 8/1117 Bài 9/ 117 4. Củng cố: Nhắc lại : Thế nào là từ đồng nghĩa ? Các loại từ đồng nghĩa? 5. Dặn dò: Học thuộc lòng 3 ghi nhớ Xem trước: “ CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM” TIẾT 36: CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : Tìm hiểu những cách lập dàn ý đa dạng của biểu cảm , để có thể mở rộng phạm vị , kĩ năgn làm văn biểu cảm Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm , nhận ra cách viết của mỗi đọan văn C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ B / HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho thí dụ. Bài mới: Khi viết bài viết số 2 về “ Lòai cây em yêu thích “ ta có thể dựa vào 1 vài dàn ý ( dàn ý khái quát , dàn ý cụ thể ) hoặc dựa vào trình tự cảm xúc của bài văn về cây phượng , cây sấu HN . Để làm bài văn biểu cảm cho mình . Như vậy văn biểu cảm không chỉ có 1 cách lập dàn ý mà có nhiều cách lập ý đa dạng . Hôm nay ta sẽ học cách lập ý của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi và kỹ năng làm văn biểu cảm . Tiến trành tổ chức hoạt động Ghi bảng Hoạt động 1:Tìm ý thông liên hệ hiện tạivà tương lai GV mời HS đọc đọan văn 1 / 117 . 1/ Cây tre đã gắn bó với con người VN qua công dụng của nó như thế nào ? Tre che bóng mát trên đường , tre mang khúc nhạc , tre làm cổng chào , đu tre bay bổng , sáo diều tre bay cao …( có thể kể thêm những công dụng khác ) 2 / Để thể hiện sụ gắn bó “ còn mãi “ của cây tre , đọan văn đó nhắc đến những gì ? Nứa tre chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi mát còn mãi với chúng ta , vui hạnh phúc hòa bình . Tre cho bóng mát , che mang khúc nhạc . 3 / Người viết đã liên tưởng , tưởng tượng như thế nào ? Liên tưởng đến con người nhọc nhằn , ngay thẳng , thủy chung , cam đảm . Liên tưởng đến con người hiền Mang đức tính của người hiền và là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam . 4 / Dựa vào đặc điểm nào của tre mà người viết đã liên tưởng , tưởng tượng như thế ? Thanh tre dẻo dai , có thể uốn cong , đan lát à Nhũn nhặn Đốt tre mọc thẳng à ngay thẳng Gắn bó với con người à thủy chung Cây chông tre , cây tầm vong theo người ra trận diệt quân thù à cam đảm è Đây là những đức tính của “ Người hiền” ( tức người tốt ) 5 / Như vậy cây Tre đã giúp ích gì cho con người , ngòai những công dụng mà tác giả đã nói trong bài ? Giúp con người trong các sinh họat của đời sốgn : Đòn gách nước , đan rổ , rá, rế ……( dẻo dai) làm đủa (tính chất mọc thẳng ) ngọn ngành để cắm giàn trầu dưa Giúp con người trong việc vui chơi , nghỉ ngơi , giải trí , che mát cho khách bộ hành , làm ống sáo , gốc thì để kê gường , thân làm chỏng tre , nôi tre , đu tre …… ( gắn bó thủy chung ) è KL : Từ đó ta thấy khi ta gợi nhắc đến quan hệ với sự vật thì đó là cách ta bày tỏ tình cảm đối với sự vật . Hoạt Động 2 : A \ Đọan văn về cô giáo GV gọi HS đọc đọan văn (1) / 119 . 1/ Đọan văn đã gợi những kỉ niệm gì về cô giáo ? Cố giữa đàn em nhỏ . Nghe tiếng cô giảng bài . Cô thất vọng khi 1 em cầm bút sai Cô lo cho HS Cô sung sướng khi HS có kết quả xuất sắc è Do có những kỉ niệm nên HS không bao giờ quên cô 2/ Qua đọan văn ta thấy tác giả đã thể hiện tình cảm đối với cô giáo như thế nào ? Dùng những từ ngữ biểu cảm : Ôi ! Cô giáo rất tốt của em ….chẳng bao giờ em lại quên cô được . Sau này , khi em đã lớn , em vẫn sẽ nhớ đến cô . Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như 1 người mẹ . 3/ Xuất phát từ những tình cảm thân yêu đối với cô giáo , tác giả đã tưởng tượng những gì ? Sau này em sẽ tìm gặp cô giữa đám học trò nhỏ . Mỗi bận đi ngag qua 1 trường học và nghe tiếng 1 cô giáo giảng bas2i , em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô . Em sẽ nhớ lại . 4/ Việc nhớ lại kỉ niệm có tác dụng gì đối vối bài văn biểu cảm ? Hs trả lời . è KL : Gợi lại kỉ niệm là 1 cách bày tỏ và đánh giá đối với 1 con người . B \ Đọan văn về cảnh đẹp đất nước : 1 / Cảnh Lũng Cứ gợi cho tác giả những cảm xúc gì ? Từ chỗ cực bắc tác giả nghĩ về cực Nam , ở chỗ núi ông nghĩ về vùn biển , nơi đầy chim ông nhớ về xứ có tôm . 2 / Vì sao ông liên tưởng tới Cà Mau , cực Nam tổ quốc ? Ông liên tưởng vì trong lòng tác giả có 1 khát vọng thống nhất đất nước , điều đó thể hiện tình yêu tổ quốc quê hương è KL : Nhắc đến cảnh vật ấy cũng là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với chúng . Họat động 3 : Đọan văn về người mẹ “ U tôi “ 1 / Đọan văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về “ U tôi “ ? Gợi tả bóng dáng u và gợi tả khuôn mặt u ( cho HS đọc những dẫn chứng cụ thể trong đọan văn ) . 2 / HÌnh bóng và nét mặt U tôi đã được miêu tả như thế nào ? ( Cảm xúc đối với U được diễn tả như thế nào ? ) Gợi tả bóng dáng U và khuôn mặt U đã già với tất cả lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ , vô tình ( cho HS đọc dẫn chứng ) 3 / Như vậy để thể hiện tình thương yêu đối với mẹ , tác giả đã nêu những ý gì trong đoặn văn ? Khắc họa hình ảnh người mẹ . Nêu nhận xét về mẹ . è KL : Khắc họa hình ảnh con người – nêu nhận xét là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó . 4 / Tóm lại , bài văn biểu cảm có những dạng lập ý nào ? HS trả lời è GV cho HS đọc ghi nhớ ( SGK / 121 ) Hoạt động 4 : Luyện tập I/ Những cách lập ý của bài văn biểu cảm : 1 . Liên hệ hiện tại với tương lai : Đọan văn về “ Cây tre “ của Thép Mới “Ngày mai sắt thép ….bay bổng “ è tình cảm của mình đối với sự vật . 2 . Tưởng tượng tình huống , hứa hẹn , mong ước . Đọan văn viết về cô giáo của Et-mônđơ A-mi-xi. è Tác giả bày tỏ lòng yêu mến cô giáo bằng cách gợi lại các kỉ niệm . Đọan văn viết về Mẩn Lũng Cứ của Nguyễn Tuân . Cảnh Lũng Cứ gợi cho tác giả tình yêu quê hương đất nước . 3 . Quan sát suy ngẫm : Đọan văn viết về người mẹ “ U tôi “ của Tô Hòai è khắc họa hình ảnh co người và nêu nhận xét là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với con người . II . Ghi nhớ : ( SGK / 121) III . Luyện tập : 4. Củng cố: Phần luyện tập . 5. Dặn dò: Học thuộc lòng ghi nhớ ( SGK / 121 ) Sọan “ TĨNH DẠ TỨ “

File đính kèm:

  • docTUAN_9.DOC