Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu sơ lược về tác giả

- Gi trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người

- Giá trị nhân đạo: Thể hiện hoài bo cao cả v su sắc của tc giả trước những người nghèo khổ bất hạnh.

- Vai trị v ý nghĩa của yếu tố miu tả v tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ.

2.Kĩ năng:

- Đọc - hiểu VB thơ nước ngoài qua bản dịch TV

- Rèn kỹ năng đọc - hiểu,phân tích bi thơ qua bản dịch TV.

 3.Thái độ:Bước đầu thấy được đặc điểm và bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả tự sự

II.NỘI DUNG HỌC TẬP:tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ

III. CHUẨN BỊ

 -Giáo viên:Sách tham khảo

 -Học sinh:Chuẩn bị bài,SGK, VBT, Vghi

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 Tiết 41 Tuần 11 Văn bản: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ(đọc thêm) - ĐỖ PHỦ- I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu sơ lược về tác giả - Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người - Giá trị nhân đạo: Thể hiện hồi bão cao cả và sâu sắc của tác giả trước những người nghèo khổ bất hạnh. - Vai trị và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ. 2.Kĩ năng: - Đọc - hiểu VB thơ nước ngồi qua bản dịch TV - Rèn kỹ năng đọc - hiểu,phân tích bài thơ qua bản dịch TV. 3.Thái độ:Bước đầu thấy được đặc điểm và bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả tự sự II.NỘI DUNG HỌC TẬP:tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ III. CHUẨN BỊ -Giáo viên:Sách tham khảo -Học sinh:Chuẩn bị bài,SGK, VBT, Vghi IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS 2. Kiểm tra miệng ? Đọc bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Nội dung chính bài thơ -Tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh ? Đọc bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” . Phân tích bài thơ -Tình yêu qhương thấm thiết của1 người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới đặt chân về quê hương 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất của Trung Hoa đời Đường. Nếu Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại, là “Tiên thi” thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại, là “Thi sử thi thánh “ (ông thánh làm thơ ). Cuộc đời của ông long đong khốn khổ, chết vì nghèo đói, bệnh tật. Ông đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, buồn đau, nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là 1 bài thơ như thế. Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích ? Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm? +Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, thời gian ngắn làm quan nhưng sống trong cảnh nghèo khổ. +HCST:8/760 gió thu thổi phá nát mái nhà của ông được bạn bè giúp đỡ. + Thể thơ cổ thể có trước thể thơ Đường:số câu, số chữ, vần rất tự do theo sự biểu cảm của tác giả. -Hướng dẫn đọc- GvĐọc mẫu -Gọi Hs đọc.Nhận xét cách đọc -Đọc chú thích SGK Hoạt động 3: Tìm hiểu bài thơ. ?Xác định giới hạn từng phần và nội dung? -4phần:Cảnh gió thu cuốn mất nhà ĐPhủ(đ1);Cảnh trẻ con cắp tranh.(đ2);Nổi khổ của gia đình Đỗ Phủ.(đ3);Mơ ước cao cả của nhà thơ.(đ4) ? Xác định phương thức biểu đạt trong từng đoạn? + Đ1:Mtả;Đ2:Tsự+bcảm;Đ3:Mtả+bcảm;Đ4: Biểu cảm. ?Nhận xét số câu trong từng khổ và số chứ trong từng câu? + Đ1,2,4có 5 câu; Đ3 có 8 câu ® Đây là hiện tượng hiếm trong thơ TQ vì thường có câu chẵn. Số chữ mỗi câu không đều, khổ thơ cuối các câu có số chữ hơn7.Sau 2 đthơ gieo vần trắc để nói lên nỗi khổ cực,dằn vặc,đến đ4 tgiả dùng vần bằng ba câu liền. +Đ4:thể hiện sự đau khổ tột cùng đã vút lên ước mơ cao cả nên câu thơ cần mở rộng.Tgiả không bị công thức, khuôn khổ gò bó:sốcâu,số chữ, vần mà theo nhu cầu diễn đạt quyết định. -Đọc lại khổ thơ 1. ?NhàĐPbị phá trong hcảnh nào?Qua đó,em nhận xét ngôi nhà và chủ nhân? +Gió thu thổi,nhà đơn sơ,không chắc,chủ nhà là người nghèo. ?Hình ảnh nhà bị phá được mtả tập trung bằng hình ảnh nào? + Mảnh tranh lợp nhà bị gió tốc đi ?Tìm chi tiết mtả cụ thể? Hình ảnh các mảnh tranh gợi nên cảnh tượng như thế nào? Hình dung tâm trạng của tác giả? +Tranh bay … mương xa;Tan tác, tiêu điều;Lo, tiếc, bất lực. àMtả khái quát đến cụ thể ,làm nổi bật hoàn cảnh thực tế. -Đọc đoạn 2: ?Ngoàikhổ vì gió thu,tgiả còn gặp nỗi khổ nào? Qua h/ảnh lũ trẻ cướp tranh,em có suy nghĩ gì về cuộc sống xh thời ĐP? - Cuộc sống nhân dân khốn khổ, nên trẻ thơ mất tính cách ?H.ảnh ĐPhủ trong đthơ cho ta thấy h.ảnh 1 người ntnào? + Già yếu, đáng thương, mang nhiều nỗi ưu tư với đời mặc dù chính mình cũng đang chịu khổ. ?Em hiểu nỗi ấm ức diễn ra trong lòng của Đỗ Phủ là gì? + Cay đắng cho thân phận cùng khổ của mình và sự xót xa cho những mảnh đời nghèo khó bất lực. + Đằng sau sự mất mát là nỗi đau về nhân tình thế thái, cuộc sống cùng cực làm cho trẻ thơ thay đổi tính cách -Đọc đoạn 3. ?Tìm chi tiết mtả cảnh ? Từ đó, nhận xét k/gian như thế nào? +Thời gian:Giây lát,không còn gió,trời đen mù mịt,mưa suốt đêm.Vài nét mtả, nhà thơ làm nổi bật đđiểm mưa thu khác mưa mùa hè:Chớp nhoáng,gió kéo mưa đi,mưa qua nhanh, thường xảy ra lúc ban ngày ® nhà có bị phá nát cũng đỡ khổ. Còn mưa thu kéo dài suốt đêm. ?Tìmchi tiết mtả cảnh nhà của tgiả? Nhận xét về hoàn cảnh của gia đình ông ? + Mền vải lạnh,con đạp nát.Nhà dột>Quá nghèo, không cách nào thoát khỏi. ?Em có ý kiến gì về câu thơ “Từ trải cơn loạn ít ngủ nghèo? Theo em nỗi đau nào nhiều hơn? -Dựa vào chú giải 1. Đau khổ, lo lắng vì thời thế loạn lạc kéo dài làm cho bản thân, gia đình, nhân dân chịu khổ. ? Các câu miêu tả gợi cho em liên tưởng gì về xã hội? + Xã hội đen tối, bế tắc, đói khổ. +Tác giả đã phản ánh hiện thực cuộc sống bế tắc . Nổi khổ của tác giả về cảnh nhà, về thời cuộc, về nhân dân. +Tác giả không dừng lại ở nội dung miêu tả hiện thực và nói lên nỗi lòng của mình trước hiện thực đó, ông còn nâng lên nỗi đau của một gia đình là nỗi đau của muôn người, muôn nhà. Từ đó, đặt nỗi khổ của muôn người lên trên. -Đọc đoạn cuối. ?Tác giả ước nhà rất rộng với mục đích gì? Vì sao ông có mục đích mơ ước đó? Từ đó, em có thể trình bày về thực trạng xã hội thời đó ra sao? + Che cho kẻ sĩ nghèo có tài đức. Vì căn nhà bị phá nát, ông là kẻ sĩ nghèo nên ông thông cảm, thấu hiểu nỗi đau của họ. Mơ ước mang màu sắc ảo tưởng nhưng đẹp vì lòng nhân đạo. Xã hội không công bằng: người có tài lại nghèo khổ. ?Câu thơ nào bcảm trực tiếp? Em hiểu gì về tâm hồn ĐPhủ? + Câu “Than ôi ! …”-tấm lòng nhân đạo cao cả, quên nỗi cơ cực bản thân hướng đến nỗi cực khổ của đồng loại, sẵn sàng xả thân vì hạnh phúc chung. *ĐPhủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại. Ông phanh phui những mặt xấu XH đương thời. Trong nhiều bài thơ, ông còn thể hiện mơ ước cao cả mà ngày nay đã trở thành hiện thực. Do dó, ông được một số người cho là nhà tiên tri. ?Em cảm nhận nội dung nào từ bài thơ? Em học tập được gì từ nghệ thuật biểu cảm của bài thơ? + Tố cáo XH đương thời làm cho nhdân cùng khổ, lòng nhân đạo của tác giả. +Kết hợp biểu cảm với phương thức miêu tả và tự sự. -Đọc ghi nhớ SGK/134 Hoạt động 4: Luyện tập. -Nêu ý chính bài thơ I.Đọc-hiểu văn bản: 1.Tác giả- tác phẩm - Đỗ Phủ. - Viết theo loại cổ thể. 2. Đọc –hiểu chú thích: SGK/132,133 II.Phân tích văn bản 1. Cảnh gió thu cuốn mất nhà Đỗ Phủ: -Gió thổi mạnh -Tranh bay tung toé khắp nơi àbất ngờ nối tiếc trước cảnh thiên nhiên vô tình 2.Cảnh trẻ cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre: - Cuộc sống nhân dân khốn khổ, nên trẻ thơ mất tính cách. - Tâm trạng xót xa vì cảnh nghèo của nhân dân. Nỗi đau về nhân tình thế thái. 3.Nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ: - Khổ vì mưa ướt, lạnh, con trẻ quậy phá. - Lo lắng vì loạn lạc. Tố cáo xã hội đương thời. 4.Ước mơ cao cả của nhà thơ: Nhà thơ có tấm lòng nhân đạo: Quên nỗi đau của bản thân nghĩ đến người cùng cảnh. * Ghi nhớ: SGK/134 III. Luyện tập BT: Ý chính đvăn Đvăn làm nổi bật tinh thần nhân đạo sâu sắc của Đ Phủ 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức) - NhàĐPbị phá trong hcảnh nào?Qua đó,em nhận xét ngôi nhà và chủ nhân? +Gió thu thổi,nhà đơn sơ,không chắc,chủ nhà là người nghèo. - Ngoàikhổ vì gió thu,tgiả còn gặp nỗi khổ nào? Qua h/ảnh lũ trẻ cướp tranh,em có suy nghĩ gì về cuộc sống xh thời ĐP? + Cuộc sống nhân dân khốn khổ, nên trẻ thơ mất tính cách - Tìmchi tiết mtả cảnh nhà của tgiả? Nhận xét về hoàn cảnh của gia đình ông ? + Mền vải lạnh,con đạp nát.Nhà dột>Quá nghèo, không cách nào thoát khỏi. - Tác giả ước nhà rất rộng với mục đích gì? Vì sao ông có mục đích mơ ước đó? Từ đó, em có thể trình bày về thực trạng xã hội thời đó ra sao? + Che cho kẻ sĩ nghèo có tài đức. Vì căn nhà bị phá nát, ông là kẻ sĩ nghèo nên ông thông cảm, thấu hiểu nỗi đau của họ. + Xã hội không công bằng: người có tài lại nghèo khổ. 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà) * Đối với bài học ở tiết học này - Về nhà học bài, học thuộc ghi nhớ , học thuộc thơ, sưu tầm thêm một số bài thơ * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Chuẩn bị bài Kiểm tra văn 1 tiết + Học tất cả các bài văn từ đầu năm đến nay + Học thơ, đọc lại văn bản, học nội dung , nghệ thuật V. RÚT KINH NGHIỆM: a.Nội dung..................................................................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………................................................. b.Phương pháp............................................................................................................................................................ ……………………………………………………………………………………..................................................... c.Đồ dùng thiết bị dạy học ………………………………………………………………………………………................................................. .....................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 11 Tiet 41.doc