A. MỤC TIÊU:
- Đánh giá được kiến thức, kĩ năng tiếp thu, cảm nhận của H về các văn bản trữ tình dân gian và trung đại đã học trong chương trình văn 7.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
G: câu hỏi, đáp án, biểu điểm.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 42: Kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG: 7A:
7B:
Tiết: 42
Kiểm tra văn
A. Mục tiêu:
- Đánh giá được kiến thức, kĩ năng tiếp thu, cảm nhận của H về các văn bản trữ tình dân gian và trung đại đã học trong chương trình văn 7.
B. Phương tiện dạy học:
G: câu hỏi, đáp án, biểu điểm.
C. Cách thức tiến hành:
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7A.............
- 7B...........
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới đề bài
Phần I: Trắc nghiệm:
Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi bằng cách chọn 1 chữ cái trước mỗi câu trả lời ( mỗi câu trả lời đúng được 0.5đ ).
1. Bài Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?
A. Hồi kèn xung trận. B. Khúc ca khải hoàn.
C. áng thiên cổ hùng văn. D. Bản Tuyên ngôn Độc Lập đầu tiên.
2. Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú. B. Ngữ ngôn.
C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Song thất lục bát.
3. Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
A. Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B. Lí Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
C. Trần Quang Khải chống giặc Mông – Nguyên ở bến Chương Dương.
D. Quang Trung đại phá Quân Thanh.
4. Đỗ Phủ được mệnh danh là:
A. Thần thơ. B. Thánh thơ.
C. Tiên thơ. D. Phật thơ.
5. Bài Qua Đèo Ngang thuộc thể thơ nào?
A. Song thất lục bát. B. Lục bát.
C. Thất ngôn bát cú. D. Ngũ ngôn.
6. Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ là tâm trạng ntn?
A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
Phần II. Tự luận ( 7 đ ).
Câu1: ? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Lí Bạch? ( 2 đ ).
Câu2: ? Phân tích bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ? ( 5 đ ).
Đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm: ( mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm).
1
2
3
4
5
6
D
C
B
B
C
D
Phần II: Tự Luận ( 7 điểm).
Câu 1: ( 2 điểm ).
- Lí Bạch ( 701 – 762 ), nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đườn, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc. Từ khi còn trẻ ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp
- Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”. thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do hào phóng.
- Lí Bạch viết nhiều bài thơ rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn....
Câu 2: ( 5 điểm ).
* Nỗi thống khổ của người nghèo trong hoạn nạn.
a. Cảnh nhà tranh bị gió thu phá.
- Đó là một căn nhà đơn sơ, không chắc chắn.
- chủ nhà là người nghèo khổ.
" Gợi lên một cảnh tượng tan tác, tiêu điều.
Thái độ và tâm trạng của gia chủ: lo lắng, tiếc nuối và bất lực trước thực tại nghiệt ngã đó.
b. Cảnh cướp giật khi nhà bị gió thu phá.
“Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật
Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre.
" Cuộc sống nghèo khó, đáng thương của những người dân sống cùng thời với ĐP...
- Hình ảnh một con người già yếu, đáng thương.
- Là nỗi cay đắng cho thân phận nghèo khổ của mình và của những người nghèo như mình
- Là nỗi xót xa cho những đời nghèo khó bất lực trong thiên hạ.
" Đây là nỗi ấm ức của nhà thơ ĐP – người có trái tim nhân đạo lớn.
c. Cảnh đêm trong nhà tranh bị phá.
- Đêm tối và lạnh lẽo, nhà dột nát, chăn mền cũ kĩ và bị rách nát hết....
" Một cuộc sống nghèo khổ, không lối thoát.
2. ước vọng của tác giả
- ước mong cho những kẻ sĩ trong thiên hạ có được một ngôi nhà rất rộng và vững chắc
“rộng muôn ngàn gian, gió mưa chẳng núng, vững văng như thạch bàn”
- Qua đó hình dung được một XH đói khổ, bất công
- Dùng thán từ (Than ôi!)
" Phê phán thực trạng xã hội phong kiến bế tắc, bất công.
NT:
- Kết hợp biểu cảm với miêu tả, từ sự
Duyệt của tổ Duyệt của BGH
File đính kèm:
- T42 Kiem Tra van.doc