A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ HS nắm được bản chất khái niệm từ đồng âm và phân biệt được từ đồng âm với từ gần âm.
- Kĩ năng.
+ Bước đầu có thói quen và kĩ năng sử dụng từ đồng âm trong nói, viết.
- Thái độ:
+ Tích hợp với phần văn ở 2 văn bản thơ Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Với phần TLV ở các bài: các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm, đánh giá.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 43: Tiếng Việt Từ đồng nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 27/11/06.
NG: 7A:30/11/06.
7B: 02/12/06.
Tiết 43
Tiếng Việt
Từ đồng nghĩa
A. Mục Tiêu:
- Kiến thức:
+ HS nắm được bản chất khái niệm từ đồng âm và phân biệt được từ đồng âm với từ gần âm.
- Kĩ năng.
+ Bước đầu có thói quen và kĩ năng sử dụng từ đồng âm trong nói, viết.
- Thái độ:
+ Tích hợp với phần văn ở 2 văn bản thơ Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Với phần TLV ở các bài: các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm, đánh giá.
B. Phương tiện dạy học:
- Đồ dùng: Bảng phụ, Phiếu học tập.................
- Tư liệu tham khảo, ....................................................
C. Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành......
- Hình thức tổ chức..................
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7A.............
- 7B..............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là từ trái nghĩa? Cách sử dụng từ trái nghĩa? Cho VD?
* Yêu cầu nêu được:
+ Nêu được khái niệm và cách sử dụng từ trái nghĩa.
+ cho được ví dụ đúng.
G: - Nhận xét:.............................................................................................
- Cho điểm:.............................................................................................
III. Nội dung bài mới:
G: ở các lớp dưới các em đã tìm hiểu sơ lược về từ đồng âm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm và kĩ năng dùng từ đồng âm.
Hoạt động của Thầy và Trò
G: treo bảng phụ ( ghi ví dụ SGK).
H: Đọc to, rõ ví dụ trê bảng phụ
? Trong 2 VD trên có từ nào đọc giống nhau?
H: Từ “lồng”
? ở câu 1 “con ngựa...lồng lên”. Hãy tìm các từ có thể thay thế cho từ “lồng”?
H: tế, nhảy , phi....
? Vậy từ “lồng” ở đây có nghĩa là gì? thuộc từ loại gì?
? Nhảy dựng lên (động từ).
? Câu 2: “Mua được....nhốt vào lồng” em hãy tìm các từ có thể thay thế được từ “lồng ” này?
H: chuồng, rọ...
? Vậy từ “lồng” trong câu 2 có nghĩa là gì? thuộc từ loại gì?
H: chỉ sự vật bằng gỗ, tre, sắt...dùng để nhốt chim, Ngan, Vịt, Gà...( danh từ)
? Như vậy nghĩa của 2 từ “lồng” trên có liên quan gì với nhau không?
H: Không.
? Nhưng phát âm tì 2 từ đó ntn?
H: giống nhau.
? Vậy em hiểu thế nào là từ đồng âm?
H: Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK.
? Em hãy lấy thêm VD về những từ đồng âm.
H:.....................................
? Nhờ đâu mà em phân biệt được ngiã của các từ “lồng” trong 2 câu thơ trên?
H: Dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.
? Câu “ Đem cá về kho” nếu tách khỏi nngwx cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
H: 2 nghĩa: + Kho (nấu).
+ Kho ( chứa, đựng).
? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?
H: Đem cá về mà kho...
? Như vậy để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
H: Chú ý tới ngữ cảnh khi giao tiếp.
- 2 H đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK.
G: Hướng dẫn H làm các bài tập SGK.
- Bài 1: Hoạt động cá nhân.
H: lên bảng làm.
G: nhận xét, bổ sung.
Bài 2: HĐ nhóm:
Các nhóm phân theo bàn.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- G + H quan sát, nhận xét, bổ sung
.....................................................................
- Bài 3: Hoạt động cá nhân.
H: lên bảng làm.
G: nhận xét, bổ sung.
.....................................................................
- Bài 4: Hoạt động cá nhân.
H: lên bảng làm.
G: nhận xét, bổ sung.
.....................................................................
Nội dung
I. Thế nào là từ đồng âm.
1. Ví dụ:
Bảng phụ.
2. Phân tích ví dụ.
..........................................
..........................................
3. Nhận xét:
- Lồng ( con ngựa lồng).
" Động từ: nhảy dựng lên.
- Lồng (lồng chim) .
" Danh từ: vật dùng để nhốt chim.
a Từ đồng âm.
* Ghi nhớ: SGK. T 135.
II. Sử dụng từ đồng âm:
1. Ví dụ:
SGK.
2. Phân tích ví dụ.
..........................................
..........................................
3. Nhận xét:
a Chú ý đến ngữ cảnh cụ thể.
* Ghi nhớ: SGK_ T136.
III. Luyện tập:
Bài 1:
- Tranh1: nhà tranh.
+ Tranh2: tranh chấp.
- Nam 1: Phương Nam, Miền Nam.
+ Nam 2: nam tính..
- Sang 1: Sang trọng.
+ Sang 2: Sang tên.
Bài 2:
- Cổ: + bộ phận của cơ thể .
+ bộ phận của áo hoặc giày.
+ bộ phạn eo lai ở phần đầu của một số đồ vật giống hình cái cổ...
- Từ đồng âm: cổ động, cổ đại.
Bài 3:
- Trong rừng sâu có nhiều loài sâu lạ.
- Họ đang bàn về chiếc bàn mới.
Bài 4:
a. sử dụng từ đồng âm.
b. Phân xử bằng cách thêm từ “bằng” vào câu hỏi”vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà”.
IV. Củng cố:
G: Hệ thống lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ của bài học
? Thế nào là từ đồng âm? cách sử dụng từ đồng âm?
? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
V. Hướng dẫn về nhà:
- học thuộc 2 phần ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Ôn tập kĩ lại các kiến thức về: từ láy, quan hệ từ, Đại từ, từ Hán Việt, Từ đồng âm, từ trái nghĩa..
- Giờ sau kiểm tra 1 tiết.
E. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T43.doc