1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm, cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ, tăng thêm vốn thành ngữ.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng thành ngữ trong nói viết.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp cho Hs.
2. CHUẨN BỊ:
a. GV:Bảng ghi ví dụ, ghi bài tập, tranh minh họa.
b. HS: VBT , chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phân tích ngôn ngữ, RLTM, trực quan, tổ chức trò chơi.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11286 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH NGỮ
Tiết: 48
ND:
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm, cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ, tăng thêm vốn thành ngữ.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng thành ngữ trong nói viết.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp cho Hs.
2. CHUẨN BỊ:
a. GV:Bảng ghi ví dụ, ghi bài tập, tranh minh họa.
b. HS: VBT , chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phân tích ngôn ngữ, RLTM, trực quan, tổ chức trò chơi.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Không
4.3. Giảng bài mới:
Gv giới thiệu bài: Khi nói hoặc viết chúng ta vẫn thường sử dụng thành ngữ. Vậy thành ngữ là gì, sử dụng thành ngữ như thế nào. Cô mời các em cùng đi vào tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: Thế nào là thành ngữ?
Hs đọc câu ca dao .
Ta có thể thay thế một vài từ trong cụm bằng từ khác được không?Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? có thể đảo vị trí cụm từ được không?
Hs : không.
Gv nhận xét, diễn giảng: Không thể thay đổi hay chêm xen hoặc đảo vị trí của các cụm từ đó.
Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh?.
Gv : Đó là 1 cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Cụm từ ấy gọi là thành ngữ. Vậy thế nào là thành ngữ?
Hs trả lời.
Gv chốt: Là loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Gv treo bảng: các ví dụ sau có phải là thành ngữ không?
Chó treo mèo đậy.
Aên qủa nhớ kẻ trồng cây.
Uống nước nhớ nguồn.
Hs phát biểu: Là tục ngữ.
Vậy tục ngữ khác thành ngữ ở điểm nào?
Hs so sánh.
Gv treo bảng, chốt:
Thành ngữ
Tục ngữ
- Cụm từ cố định dùng để tạo câu.
- Có chức năng định danh- gọi tên sự vật, hiện tượng, tính chất………
- Là một câu hoàn chỉnh.
- Thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
Lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?
Hs thực hiện.
Gv nhận xét, sửa chữa:
+ Thác: Chỗ dòng sông có vực đá làm cho nước chảy dóc xuống.
+ Ghềnh: Vũng sâu nước chảy xoáy mạnh.
àCông việc vất vả, khó khăn, nguy hiểm.
Thấy được nỗi khổ cực của người nông dân xưa.
Thành ngữ này được tạo ra nhờ nghĩa bóng hay nghĩa đen của từ?
Hs phát biểu.
Gv chốt:
Thành ngữ sử dụng nghệ thuật gì?
Hs phát biểu. Gv chốt:
Tương tự Nhanh như chớp có nghĩa là gì?
Hs : rất nhanh, cực kì nhanh.
Thành ngữ này được tạo ra nhờ nghĩa bóng hay nghĩa đen của từ? Sử dụng nghệ thuật gì?
Hs : nghĩa đen.
Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn từ đâu?
Hs trả lời.
Gv : Trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó hoặc thông qua các phép chuyển nghĩa: so sánh, ẩn dụ.
Hs đọc ghi nhớ.
Gv lưu ý hs về sự biến đổi của thành ngữ (Sgk/144).
Em cho ví dụ về thành ngữ?
Hs tự lấy.
Gv treo bảng ví dụ. Hs tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ:
Tham sống sợ chết.
Mưa to gío lớn.
Đi guốc trong bụng.
Khẩu Phật tâm xà.
Gv kết luận: Kho tàng thành ngữ đa dạng phong phú. Có loại dễ hiểu từ nghĩa đen như tham sống sợ chết, song phần lớn thành ngữ mang nghĩa hàm ẩn(ẩn dụ, so sánh, nói quá…)như đi guốc trong bụng. Bên cạnh là thành ngữ Hán Việt như khẩu Phật tâm xà, lại có những thành ngữ hình thành từ truyện dân gian.
Hoạt động 2: Sử dụng thành ngữ.
Gv treo bảng ví dụ.
Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong Ví dụ?
Hs thực hiện.
Gv nhận xét, sửa chữa:
Qua đó em cho biết thành ngữ thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
Hs phát biểu
Gv chốt: Làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu hay làm phụ ngữ của cụm danh từ ,cụm động từ.
Em hiểu nghĩa của 2 thành ngữ này là gì?
Hs nêu nghĩa.
Em hãy tìm 1 cụm từ đồng nghĩa để thay vào thành ngữ sau đó nhận xét xem cách diễn đạt nào hay?
Hs thực hiện.
Gv nhận xét, sửa chữa: cách sử dụng thành ngữ hay hơn.
Vậy thành ngữ có gía trị gì?
Hs : Ngắn gọn, hàm súc , có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Hs đọc ghi nhớ.
Em lấy một thành ngữ và đặt câu?
Hs thực hiện.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Hs đọc bài tập 1.
Gv gọi hs làm.
Hs khác nhận xét.
Gv nhận xét, sửa chữa:
Gv treo bảng bài tập 3.
Hs điền nhanh vào bài tập 3.
Hs khác nhận xét.
Gv sửa chữa:
I. Thế nào là thành ngữ?
1. Khái niệm.
Lên thác xuống ghềnh.à Thành ngữ.
2. Nghĩa của thành ngữ.
- Lên thác xuống ghềnh: khó khăn, nguy hiểm.
ànghĩa bóng, ẩn dụ.
- Nhanh như chớp: rất nhanh, cực kì nhanh.
ànghĩa đen,so sánh.
* Ghi nhớ: Sgk/144
II. Sử dụng thành ngữ:
1. Vai trò ngữ pháp.
- Bảy nổi ba chìm: vị ngữ
- Tắt lửa tối đèn: phụ ngữ của danh từ “ khi”
2. Giá trị của thành ngữ.
- Bảy nổi ba chìm: lận đận, long đong, trôi dạt, không làm chủ đời mình
- Tắt lửa tối đèn : khó khăn , hoạn nạn.
àNgắn gọn, hàm súc,có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
* Ghi nhớ: Sgk/144
III. Luyện tập:
Bài tập 1
a.
- Sơn hào hải vị: Thức ăn quí hiếm, đắt tiền, chế biến bằng sản phẩm lấy ở rừng và biển
- Nem công chả phượng: Thức ăn quí hiếm, sang trọng
b.
- Khoẻ như voi: Khoẻ mạnh vô cùng.
- Tứ cố vô thân: Quay bốn hướng không có người thân, chỉ tình trạng sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa
c. Da mồi tóc sương: Da nổi đốm nâu như màu mai con đồi mồi, tóc bạc trắng như phủ sươngà chỉ sự già nua.
Bài tập 3.
- Lời ăn tiếng nói
- Một nắng hai sương
- Ngày lành tháng tốt
- No cơm ấm cật
- Bách chiến bách thắng
- Sinh cơ lập nghiệp
4.4. Củng cố và luyện tập:
Gv treo tranh.Hs tìm thành ngữ qua các bức tranh.
Gv nhận xét, sửa chữa:
- Ném tiền qua cửa sổ, Chuột sa chĩnh gạo, Lên voi xuống chó, Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3, 4 VBT.
- Chuẩn bị bài “Điệp ngữ”
+ Đọc các ví dụ.
+ Tìm hiểu khái niệm và các dạng điệp ngữ.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 41(1).doc