Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 58: Chơi chữ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

- Hiểu được thế nào là chơi chữ.

- Hiểu được một số lối chơi chữ thường dùng.

- Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ .

 II. Chuẩn bị :

- GV : Giáo án, SGK, SGV, ĐDDH.

- HS : Học bài, ĐDHT.

III. Tiến trình hoạt động dạy - học :

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự hiểu biết của em về nhà văn Thạch Lam và đọc một đoạn văn em thích nhất trong văn bản “Một thứ quà của lúa non : cốm”.

- Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.

3. Bài mới:

Trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày hoặc trong văn chương, người ta thường dùng những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để tạo những sắc thái ý nghĩa với nhiều mục đích khác nhau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4890 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 58: Chơi chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 58 CHƠI CHỮ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : Hiểu được thế nào là chơi chữ. Hiểu được một số lối chơi chữ thường dùng. Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ . II. Chuẩn bị : GV : Giáo án, SGK, SGV, ĐDDH. HS : Học bài, ĐDHT. III. Tiến trình hoạt động dạy - học : Ổn định : Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự hiểu biết của em về nhà văn Thạch Lam và đọc một đoạn văn em thích nhất trong văn bản “Một thứ quà của lúa non : cốm”. Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ. 3. Bài mới: Trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày hoặc trong văn chương, người ta thường dùng những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để tạo những sắc thái ý nghĩa với nhiều mục đích khác nhau. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu thế nào là chơi chữ ? GV: giới thiệu bài ca dao trong SGK. HS : đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi. I. Thế nào là chơi chữ? ? Các từ “lợi” trong bài ca dao có phải là từ đồng âm không? Nghĩa của chúng khác nhau ntn? Lợi 1 : lợi ích, thuận lợi. Lợi 2 và lợi 3 : lợi răng, một bộ phận của mình. ? Việc sử dụng từ “lợi” ở câu cuối của bài ca dao có tác dụng gì? Tạo sự hài hước và trêu chọc. ? Em hãy nói rõ ý hài hước và trêu trọc của thầy bói? Xét câu ca dao sau : “Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non” ? Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong câu ca dao? ? Theo em, từ “non” có mấy nghĩa? Tác giả dân gian có dụng ý gì khi sử dụng từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa trong câu? ? Vậy việc khai thác, vận dụng từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa và đồng âm trong câu văn, thơ để tạo những sắc thái ý nghĩa khác nhau gọi là biện pháp gì? ? Em hiểu thế nào là chơi chữ ? Làm bài tập số 3 và lấy thêm các vd chơi chữ mà em biết. Ghi nhớ : SGK /164 Hoạt động 2 : Tìm hiểu các lối chơi chữ HS đọc các ví dụ trong SGK. II. Các lối chơi chữ : ? Hãy chỉ ra các từ ngưÕ dùng để chơi chữ trong các câu? ? Với từ : “ranh tướng” theo em đồng âm với từ nào? Danh tướng ? Nếu ta thay từ “danh tướng” vào trong câu thơ thì ý nghĩa của câu thơ sẽ ntn so với từ “ranh tướng” ? Tương phản về ý nghĩa tạo sự châm biếm, đả kích. " Dùng từ đồng âm. ? Vậy đây là cách chơi chữ gì? Đồng âm và trái nghĩa ? Hãy cho biết trong vd (2) có hiện tượng gì? Điệp phụ âm đầu M Cho một vd khác dùng cách điệp âm " Dùng cách điệp âm. ? Bài ca dao trong ví dụ (3) được viết theo lối nào thường gặp trong ca dao Câu đối ? Có hiện tượng gì trong cách dùng từ ngữ ? Nói lái. " Dùng lối nói lái. ? Tìm từ trái nghĩa trong vd (4) Sầu riêng – vui chung ? Từ “sầu riêng” có mấy nghĩa? Một trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân " tính từ; Một loại quả ở Nam Bộ " danh từ chung. ? Ví dụ (4) đã sử dụng lối chơi chữ gì? Cách dùng từ nhiều nghĩa và trái nghĩa ? Vậy thường gặp các lối chơi chữ nào? Có thể sử dụng trong các lĩnh vực nào? Ghi nhớ : SGK/165 Hoạt động 3 : Luyện tập III. Luyện tập : Bài tập 1/165. Các từ ngữ dùng để chơi chữ : liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang. Cách vừa chơi chữ đồng âm, vừa chơi chữ theo lối các từ có nghĩa gần gũi nhau. Bài tập 2/165. Chơi chữ bằng những từ có sự liên quan, gần gũi về nghĩa : thịt – mỡ, dò (nem) – nem – chả, nứa – tre – trúc – hóp. Bài tập 3/166. Sưu tầm một số cách chơi chữ Cồn cỏ có con cá đua – nói lái. IV. Củng cố – dặn dò : 1). Củng cố : Phần đọc thêm : sử dụng cách chơi chữ nói lái. Sử dụng biện pháp chơi chữ có tác dụng gì? Chơi chữ có thể sử dụng trong các lĩnh vực nào? 2). Dặn dò : Học bài phần ghi nhớ SGK/165. Làm BTVN : 3/166 Soạn bài : Làm thơ lục bát. _________________________________________________

File đính kèm:

  • docT152.doc