Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ

I/ Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS :

-Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ .

 - Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ , có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết .

II/ Tiến trình lên lớp :

1/ Ổn định lớp .

2/ Kiểm tra bài cũ :

 - Lục bát là thể thơ như thế nào ?Em hãy trình bày những hiểu biết của em về luật thơ lục bát .

 - Đọc bài thơ lục bát mà em sáng tác rồi phân tích cách gieo vần , luật bằng trắc .

3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học .

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5601 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 ,bài 15 Tiết 61 CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : -Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ . - Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ , có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết . II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp . 2/ Kiểm tra bài cũ : - Lục bát là thể thơ như thế nào ?Em hãy trình bày những hiểu biết của em về luật thơ lục bát . - Đọc bài thơ lục bát mà em sáng tác rồi phân tích cách gieo vần , luật bằng trắc . 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học . Hoạt động của GV – HS Nội dung Hđ1 : Tìm hiểu yêu cầu sử dụng đúng âm , đúng chính ta ûđặc biệt coi trọng việc sửa lỗi chính tả. Các từ in đậm trong những câu mục I dùng sai như thế nào ? các em sửa lại cho đúng . - Từ dùi à vùi. - tập tẹ à bập bẹ. Khoảng khắc à khoảnh khắc. Nguyên nhân nào dẫn đến sai âm, sai chính tả ? - Do phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả do liên tưởng sai , do ảnh hưởng tiếng địa phương ( không phân biệt n/l, x/s, ~, ?) - Hđ 2 : Tìm hiểu yêu cầu sử dụng từ đúng nghĩa Các từ in đậm trong những câu mục I dùng sai như thế nào? Hãy thay những từ ấy bằng các từ thích hợp . - Sáng sủa à tươi đẹp . - Cao cả à sâu sắc biết à có. Nguyên nhân nào dẫn đến dùng từ sai nghĩa ? - Do không nắm vững khái niệm của từ , không phân biệt các từ đồng nghĩa ( gần nghĩa ) Muốn dùng từ đúng nghĩa ta cần căn cứ vào những yếu tố nào ? - Căn cứ vào câu cụ thể, vào ngữ cảnh để nhận xét lỗi và tìm từ ngữ thích đáng để thay thế . Hđ 3:- Tìm hiểu yêu cầu sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ Các từ in đậm trong những câu mục III dùng sai như thế nào ? Hãy tìm cách sữa lại cho đúng . - Hào quang à hào nhoáng haò quang là danh từ không thể sử dụng như tính từ . - Aên mặc là động từ phải thêm vào trước ăn mặc hoặc đổi kết cấu của câu thành chị ăn mặc thật giản dị . - Thảm hại là tính từ không thể dùng như danh từ – Câu này bỏ với nhiều,thêm rất - Sự giả tạo phồn vinh à trái với qui tắc trật tự từ tiếng việt . à phồn vinh giả tạo . Hđ 4: - Tìm hiểu yêu cầu sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách . Các từ in đậm trong những câu mục IV sai như thế nào ? Hãy tìm những từ thích hợp để thay thế các từ đó . - Lãnh đạo à cầm đầu . - Từ chú ( hổ) chỉ đặt trước danh từ chỉ động vật mang sắc thái đáng yêu – Nên thay từ chú hổ bằng nó hoặc con hổ . Hđ 5: - Tìm hiểu về yêu cầu không lạm dụng từ địa phương , từ Hán Việt . Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương – tại sao không nên lạm dung từ Hán việt ? Hđ 6: - HS nhắc lại những đã nêu ở phần ghi nhớ I/ Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả . - Một số người ……………dùi đầu …………. Dùià vùi . Em bé đã tập tẹ biết nói . Tập tẹ à bập bẹ. - Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em Khoảng khắc à khoảnh khắc. II / Sử dụng từ đúng nghĩa : - Đất nước ta ngày càng sáng sủa. Sáng sủa à tươi đẹp . -Ông cha ta ……..câu tục ngữ cao cả . Cao cả à sâu sắc . - Con người phải biết lương tâm . Biết à có. III/ Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ : - Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang . Hào quang à hào nhoáng . - Aên mặc ( động từ ) của chị thật là giản dị . Cách ăn mặc ( danh từ ) của chị thật là giản dị . - Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại ……….. à Bọn giặc đã chết rất thảm hại. - Đất nước ………sự giả tạo phồn vinh . à trái với qui tắc trật tự từ tiếng việt . à phồn vinh giả tạo. III/ Sử dung từ đúng sắc thái biểu cảm , hợp phong cách . - Quân thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta. Lãnh đạo à Cầm đầu . Con hổ……….với chú hổ . Chú hổ à nó , con hổ . V/ Không nên lạm dụng từ địa phương , từ Hán Việt - Dùng từ địa phương sẽ gây khó chịu cho người ở vùng khác . - Không nên lạm dụng từ Hán Việt à Làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 4/ Củng cố : Khi sử dụng từ phải cần chú ý những điều gì? 5/ Dặn dò: - Học phần ghi nhớ . - Chuẩn bị bài : Ôn tập văn biểu cảm. Tiết 62 ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM . I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lí thuyết làm văn biểu cảm . - Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm . - Cách lập ý và lập dàn bài cho cho một đề văn biểu cảm . - Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm. II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp . 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học . Hoạt động của GV – HS Nội dung 1/ Đọc lại đoạn văn về Hoa hải đường , Hoa học trò . Hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào. 2/ Đọc lại bài kẹo mầm ( bài 11) . Hãy cho biết văn biểu cảm và văn tự sự khác nhau như thế nào?. 3/ Tự sự và miêu ta ûtrong văn biểu cảm đóng vai trò gì ? Chúng thực hiện nmhiệm vụ biểu cảm như thế nào . 4/ Cho một đề bài biểu cảm : Cảm nghĩ mùa xuân em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào ?. 5/ Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào ? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ , em có đồâng ý không? vì sao ? 1/ Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm : - Văn miêu tả nhằm tái hiện đối tượng ( người , cảnh vật ) sao cho người ta cảm nhận được nó . - Văn biểu cảm : Miêu tả đố tượng nhằm mượn những đặc điểm , phẩm chất của nó, mà nói lên suy nghĩ , cảm xúc của mình . 2/ Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm : - Văn tự sự nhằm kể lại một câu truyện ( sự việc ) có đầu , có cuối có nguyên nhân, diễn biến , kết quả . - Văn biểu cảm : Yếu tố tự sự chỉ để làm nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc . 3/ Vai trò và nhiệm vụ của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm : Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ . 4/ Thực hiện lập ý ,lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm cụ thể : C ảm nghĩ mùa Xuân . a/ Thực hiện qua các bước : - Tìm hiểu đề và tìm dàn ý . ( Xác định biểu hiện những tình cảm gì , đối với người hay cảnh gì ) Lập dàn bài . Viết bài . Đọc lại bài và sửa chữa. b/ Tìm ý và sắp xếp ý: - Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi trong đời . Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành . - Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc của thực vật là mùa sinh sôi của muôn loài . - Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm, mở đầu cho một kế hoạch , một dự định . è Mùa xuân đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình và về mọi người xung quanh . 5/ Tìm các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm : So sánh , ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ. - Ngôn ngữ biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ vì nó có mục đích biểu cảm như thơ. 4/ Củng cố : Thế nào là văn b iểu cảm?. 5/ Dặn dò: Soạn bài : Sài Gòn tôi yêu. Mùa xuân của tôi . ……………………………ẽf……………………………… Tiết 63 SÀI GÒN TÔI YÊU Minh Hương I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn. Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp . 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Tổ chức đọc - hiểu văn bản . Hoạt động của GV – HS Nội dung Hđ 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản HS đọc văn bản . Gioải thích từ khó . Đại ý và bố cục của bài . a/ Qua bài văn tác giả đã cảm nhận SG về những phương diện nào . b/ Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả , hãy tìm bố cục của bài văn . + Đoạn 1: Từ đầu đến “ tông chi họ hàng” : Nêu lên những ấn tượng chung về SG và tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy . + Đoạn 2: “ Ở trên đất này” ………. “hơn năm triệu” : Cản nhận và bình luận phong cách con người SG. + Đoạn 3: Đoạn còn lại : Khẳng định lại tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy . Hđ 2: - Phân tích đoạn 1: Trong phần đầu, tác giả bày tỏ lòng yêu mến của mình với SG qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi ấy . Em hãy nêu lên . a/ nét riêng biệt của thiên nhiên , khí hậu SG qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả . HS đọc và phân tích đoạn văn b/ Tình cảm của tác giả với SG đã được thể hiện như thế nào? biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả ? H đ 3: - Phân tích đoạn 2: Đoạn này tác giả tập trung nói về con người SG , đó chính là cái cơ bản nhất tạo nên sức sống và vẻ đẹp riêng của thành phố ấy . Qua sự trình bày của tác giả , em hãy cho biết nét đặc trưng trong phong cách của con người SG là gì ? Thái độ tình cảm của tác giả đối với con người SG như thế nào ? Hđ 4: - Tổng kết về giá trị nghệ thuật nội dung của bài . Dựa vào phần ghi nhớ tổng kết bài . Hđ 5: - Luyện tập : 1/ Em hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đăc sắc của quê hương em . 2/ Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình đối với quê hương hay một vùng mà mình đã từng gắn bó . I/ Giới thiệu: - Bài tuỳ bút Sài gòn tôi yêu là bài mở đầu trong tập tuỳ bút – bút kí Nhớ ………..Sài Gòn tập 1 của Minh Hương . - Đại ý : Bài tuỳ bút thể hiện tình cảm yêu mén và những ấn tượng bao quát của tác giả về thành phố SG trên các phương diện chính : Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết , cuộc sống của thành phố, cư dân và phong cách con người SG II/ Tìm hiểu văn bản 1/ Sự cảm nhận về thiên nhiên , khí hậu và tình cảm của tác giả với thành phố SG . a/ - Nắng sớm buổi chiều lộng gió, cây mưa nhiệt đới nhiêt đới bất ngờ . Trời đang nắng ui ui bỗng trong vắt lại như thuỷ tinh . Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn phố phường náo động , dập dìu xe cộ ……… buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu . à Cảm nhận tinh tế về sự đổi thay nhanh chóng đột ngột của thời tiết với những nét riêng biệt không kém nhịp sốâng đa dạng của SG . b/ Tôi yêu ……..tôi yêu …….yêu cả cái tĩnh lặêng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu ………………… à Tình yêu nồng nhiệt thiết tha đối với SG . à Nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc câu. 2/ Phong cách con người SG : Nét phong cách nổi bậc của con người SG : Tự nhiên, chân thành , bộc trực , cởi mở. à Tạo sức sống và nét đẹp của thành phố SG . à sự hiểu biết cụ thể , sâu sắc về người SG của tác giả , tình cảm thấm sâu vào lời kể . III/ Tổng kết : Ghi nhớ SGK/ 173 4/ Củng cố : - Qua bài văn này, em cảm nhận được điều gì mới mẻ, sâu sắc về SG và tình cảm với mãnh đất ấy của tác giả? 5/ Dặn dò: Làm phần luyện tập . Chuẩn bị bài : Mùa Xuân của tôi. ……………………………ẽf……………………………… Tiết 64 MÙA XUÂN CỦA TÔI Vũ Bằng I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Cảm nhận nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút. - Thấy được tình quê hương, đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ : Qua văn bản “ Sài Gòn tôi yêu” , em hãy trình bày những cảm nhận của mình về con người và thành phố . Em hãy nêu lên những đặc sắc của thành phố SG và qua đó trình bày những tình cảm của mình đối với mãnh đất SG . 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học . Hoạt động của GV – HS Nội dung Hđ 1: Đọc và tìm hiểu chung vè bài văn : - Đọc văn bản. - Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài văn . - Tìm đại ý và bố cục của bài . Baì văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu ? Hoàn cảnh và tâm trạng tác giả khi viết bài này? Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết của các đoạn Bố cục gồm 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến “ mê luyến mùa xuân” : Tình cảm của con người với mùa xuân là một qui luật tất yếu , tự nhiên . + Đoạn 2: Từ “ Tôi yêu sông xanh” đến “mở hội liên hoan” : Cảnh sắc và mkhông khí mùa xuân ở đất trời và lòng người + Đoạn 3: Từ “đẹp quá đi” đến hết : Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc Hđ 2: Phân tích đọan 2 a/ Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào , qua những chi tiết nào ? b/ Mùa xuân đã khơi dậy sức sống thiên nhiên và con người như thế nào ? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ? HS thảo luận và phát biểu. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này ? Tác giả đã chọn miêu tả những hình ảnh thiên nhiên nào để thể hiện được vẻ đẹp riêng của cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Biện pháp so sánh được sử dụng hiệu quả như thế nào trong miêu tả ? - HS thảo luận và phát biểu. Hđ 4: Tổng kết giá trị nổi bậc về nội dung và nghệ thuật của bài văn. - HS thảo luận : Nêu cảm nhận nổi bậc của mình về cảnh mùa xuân , tình cảm của tác giả và ngòi bút tài hoa, tinh tế của Vũ Bằng . H đ 5: Luyện tập: - Tập đọc diễn cảm . - Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn , câu thơ hay về mùa xuân . - Bài tập 3 kết hợp luyện tập, giải đáp trong giờ Tập làm văn. I/ Giới thiệu : 1/ Tác giả, tác phẩm : SGK / 176 2/ Đại ý: Bài tuỳ bút tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của người xa quê. II/ Tìm hiểu văn bản: 1 / Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người : - Mưa riêu riêu, gió lành lạnh , tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo , câu hát huê tình . - Khung cảng gia đình với bàn thờ, đèn nến , hương trầm ………và tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết . - Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai , như mầm non của cây cối ……..trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti . à Sức sống mạnh mẽ của mùa xuân trong thiên nhiên và ở lòng người. à Hình ảnh gợi cảm , so sánh cụ thể , giọng điệu sôi nổi thiết tha . 2/ Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Đất trời : Trời hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn ………thấy những vệt xanh tươi hiện trên trời . Thiên nhiên đào hơi phai nhưng nhuỵ vãn còn phong , cỏ không xanh mướt như cuối đông , đầu giêng , nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mát . à Cảnh sắc thay đổi chuyển biến à Chi tiết tiêu biểu đặc sắc thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh tế . III/ Tổng kết Ghi nhớ : SGK/ 178 4/ Củng cố : Nội dung của bài tuỳ bút và bài “Mùa xuân của tôi” 5/ Dặn dò: Làm phần luyện tập 2,3 Chuẩn bị bài : Luyện tập sử dụng từ . ………………………………….o0o………………………………. Bài 16, Tuần 17 : LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ Tiết 65: I/ Mục tiêu cần đạt : Rèn kĩ năng sử dụng từ . Phát hiện và sửa lỗi sai khi dùng từ trong khi nói và viết . II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học . Hoạt động của GV – HS Nội dung Hđ 1: Cho hs nhắc lại kiến thức về chuẩn mực sử dụng từ : Đúng âm , đúng chính tả . Đúng nghĩa . Đúng sắc thái biểu cảm hợp với tình huống giao tiếp . Đúng tính chất ngữ pháp của từ . Không lạm dụng từ địa phương , từ Hán Việt. Ghi lại các từ HS đã sử dụng trong bài TLV ( Về âm, chính tả , nghĩa , tính chất ngữ pháp và sắc thái biểu cảm ) Gọi HS lên bảng điền vào mẫu có sẵn , ghi lỗi và tự sửa chữa ( chủ yếu là sai chính tả do sử dụng tiếng địa phương , do liên tưởng sai ) à GV nhận xét . H đ 2: Chia lớp thành 4 nhóm: Cho các em trao đổi bài TLV với nhau rồi yêu cầu các em đọc bài làm của mình . sau đó các em thảo luận với nhau , cử đại diện lên sửa bài và nhận xét các lỗi dùng từ . Nhóm 1: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa . Nhóm 2: Lỗi dùng từ không đúng tính chất ngữ pháp . Nhóm 3: Lỗi dùng từ không đúng sắc thái biểu cảm Nhóm 4: Lỗi dùng từ không hợp với tình huống giao tiếp. H đ 3 : GV cho từng nhóm lên bảng cử đại diện lên bảng ghi vào khung mẫu cho sẵn , ghi lỗi sai và sửa chữa. Gọi các nhóm còn lại nhận xét về cách sửa chữa của nhóm bạn . GV nhận xét và góp ý cho điểm để dộng viên tinh thần học tập của HS. 1/Từ sai âm, sai chính tả: Bàng quang à Bàng quan Sáng lạng à Xán lạn. Bá cá à Báo cáo Tre trở à che chở Thăm quan à Tham quan 2/ Từ sai về nội dung, ý nghĩa: Cuộc tranh cãi về vấn đề phương pháp học tậpdiễn ra rất sôi nổi . à Cuộc tranh luận ………… 3/ Câu văn có từ sai . Cây phượng làloài cây gắn bó thân thiết với tuổi học trò hồn nhiên và cây phượng là loài cây em yêu . à Quan hệ từ sử dụng không đúng chỗ . ……………. cây phượng là loài cây em yêu . - Em rất quí trọng cây tre . Em mong rằng chính phủ sẽ có nhiều biện pháp bảo vệ cây tre. à sắc thái biểu cảm Em rất yêu quí cây tre………… - Năm ngoái, em cùng gia đình về tham quan quê nội à Lạm dụng từ Hán Việt …………..thăm quê nội 4/ Củng cố : Em hãy nhắc lại các chuẩn mực khi sử dụng từ trong tiếng Việt. 5/ Dặn dò: -Xem lại các bài tập của tiết này . - Soạn bài : Ôn tập tác phẩm trữ tình . ……………………o0o……………………. Tiết 66 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS: Thấy được chức năng làm văn biểu cảm về một con người, thể hiện qua những ưu điểm , nhược điểm của bài viết . Biết bám sát yêu cầu của đề ra , yêu cầu vận dụng những phương thức tự sự , miêu tả và biểu cảm trực tiếp để đánh giá bài viết của mình và sửa lại những chỗ chưa đạt . II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học : Hoạt động của GV – HS Nội dung H đ 1: Nêu lại bài văn . Đề bài: Em hãy nêu cảm nghĩ của em về một người thân (ông , bà,cha, mẹ ,anh , chị, bạn , thầy, cô, …….) - Nêu yêu cầu của bài làm : Văn biểu cảm đối với con người đòi hỏi phải chú ý tới con người một cách đầy đủ. Phải có con người làm nền cho những tình cảm , cảm xúc , suy nghĩ . Cần chú ý yếu tố tự sự và miêu tả . Vận dụng các hình thức biểu cảm như : So sánh , lối trùng điệp , hình thức liên tưởng, tưởng tượng . - Lập ý cho đề bài cả nghĩ về người thân. H đ 2: - Nêu nhận xét chung về bài làm: Các ẹm đã hiểu được yêu cầ của đề bài và chuẩn bị tốt cho bài viết số 3. H đ 2: - Nêu ưu điểm , khuyết điểm từng mặt: - Cần chú ý các lỗi : Mở bài, chuyển mạch , kết bài . - Chọn kể và miêu tả chi tiết về người thân giàu sức biểu cảm . - Bài làm có kết hợp tự sự và miêu tả giúp cho việc biểu cảm có hiệu quả . - Một số bài viết các đoạn mở bài , kết bài phù hợp với yêu cầu của bài văn biểu cảm . - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, liên tưởng, tưởng tượng . - Một số bài còn sai lỗi chính tả dùng từ không đúng, viết câu, cách diễn đạt dài dòng , không mạch lạc , lạc kiểu loại sang văn miêu tả và kể chuyện . Hđ 4: - Trả bài cho HS đọc lại và sửa chữa tại lớp . Đọc bài làm và hoàn chỉnh đạt yêu cầu . Khen thưởng , biểu dương các em rút ra được cái hay cho bài làm của mình. Đề bài : Em hãy nêu cảm nghĩ của em về một người thân (ông , bà,cha, mẹ ,anh , chị, bạn , thầy, cô, …….) Lập ý: - Xác định người thận định viết là aivà mối quan hệ thân tình của mình đối với người đó . - Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ - Nêu lên sự gắn bó của mình đã có với người đó trong niềm vui, nỗi buồn , trong sinh hoạt, học tập vui chơi. - Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm , sự quan tâm , lòng mong muốn . 4/ Củng cố : Nhắc lại yêu cầu cơ bản của một bài văn biểu cảm về con người 5/ Dặn dò: Chuẩn bị bài : Ôn tập tác phẩm trữ tình. Tiết 67, 68 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS: Bước đầu nắm được khái niệmtrữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện , trong đó cần đặc biệt lưu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình. II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ : Giới thiệu về tác giả Vũ Bằng và tác phẩm “ Mùa xuân của tôi”. Qua bài văn, em cảm nhận được gì đậm nét nhất về Cảnh sắc mùa xuân miền Bắc và ngòi bút tài hoa tinh tế của tacù giả . Kiểm tra đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về mùa Xuân ở thành phố Hồ Chí Minh. 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học : Hđ 1: Kiểm tra và đánh giá sự chuẩn bị của HS trong việc xác định tác giả của các tác phẩm đã học. Hđ 2: - Kiểm tra và đánh giá sự chuẩn bị của HS trong việc sắp xếùp lại cho khớp tên tác phẩm với nội dung tư tưởng , tình cảm biểu hiện . Cho biết đặc điểm nghệ thuật nổi bậc của tác phẩm trên ? Nam quốc sơn hà : Biểu cảm trong trạng thái ẩn kín vào bên trong ý tưởng . Bài ca Côn Sơn : Dùng hình ảnh liên tưởng gợi tả , sử dụng điệp ngữ ta, như. Qua đèo ngang: Lời thơ trang nhã sử dụng từ láy , phép đối , đão ngữ , chơi chữ . Tĩnh dạ tứ: Bố cục chặt chẽ, từ ngữ đơn giản, chắt lọc, nhẹ nhàng, thấm thía, sử dụng phép đối ở hai câu cuối. Mao ốc vị thu phong sở phá ca: Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như : miêu tả tự sự, biểu cảm trực tiếp. Hđ 3: Sắp xếp cho khớp tác phẩm và thể thơ . Hđ 4: - Hướng dẫn HS chỉ ra đúng những ý kiến chính xác bàn về thơ, tác phẩm trữ tình và văn biểu cảm . Hđ 5: Hướng dẫn HS điềøn đúng vào chỗ trống. a/ tập thể, truyền miệng b/ Lục bát . c/ So sánh , ẩn dụ nhân hoá, điêïp ngữ . Ngôn ngữ giản dị, trong sáng , mọc mạc, tự nhiên, có hình ảnh . Hình thức và kết cấu thơ ngắn gọn . Hđ 6: GV thuyết giảng để khắc sâu 3 nội dung cơ bản trong phần Ghi nhớ . Nội dung 1: Cần uốn nắn quan niệm lệch lạc : Đã là thơ thì nhất thiết phải trữ tình , đã là văn xuôi thì nhất thiết phải tự sự . Chuẩn để xác định “trữ tình” là “biểu hiện tình cảm, cảm xúc” chứ không phải là thơ hay văn xuôi . Nội dung 2: Cần phân biệt sự khác nhau giữa c

File đính kèm:

  • docTiet 61 Chuan muc su dung tu.doc