A. MỤC TIÊU:
- Nắm vững khái niệm, bản chất của văn bản biểu cảm, đánh giá.
- Phân biệt văn bản biểu cảm với văn bản tự sự và miểu tả.
- thấy rõ vai trò cảu tự sự và miêu tả đối với biểu cảm, đánh giá.
- giải thích được tại sao văn bản biểu cảm gần với thơ?
B. PHƠNG TIỆN DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 62 Tập làm văn: Ôn tập văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG:7A:
7B:
Tiết: 62
Tập làm văn
Ôn tập văn biểu cảm
A. Mục tiêu:
- Nắm vững khái niệm, bản chất của văn bản biểu cảm, đánh giá.
- Phân biệt văn bản biểu cảm với văn bản tự sự và miểu tả.
- thấy rõ vai trò cảu tự sự và miêu tả đối với biểu cảm, đánh giá.
- giải thích được tại sao văn bản biểu cảm gần với thơ?
B. Phơng tiện dạy học:
- Đồ dùng:.....................................................................
- Tư liệu tham khảo, ..........................
C. Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành...
- Hình thức tổ chức..................
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7A.............
- 7B.............
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Bài mới:
G: Giới thiệu....................
Hoạt động của Thầy và Trò
? H nhắc lại ngắn gọn thế nào là văn biểu cảm?
H:..
? Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình, trước hết cần phải có các yếu tố gì? tại sao?
H:............
G: cảm xúc là yếu tố đầu tiên và hết sức quan trọng trong văn biểu cảm. đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của TN và cuộc sống. chính sự xúc động áy đã làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người.
? các em đọc lại 2 đoạn văn, bài văn về Hoa Hải Đường (bài 5). Về hoa học trò (bài 6) cây sấu Hà Nội (bài 7) và cho biết các văn bản biểu cảm đó đã dùng yếu tố miêu tả để làm gì? có phải để tái hiện lại các đối tượng miêu tả ấy không? nếu không thì nhằm mục đích gì?
H: so sánh sự khác nhau giữa văn miêu tả.
? Các em đọc lại bài “Kẹo mầm” ( bài 14) và cho biết các yếu tố tự sự trong bài nhằm mục đích gì? có phải để kể lại câu chuyện ấy không? từ đó tìm ra sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm?
G: lưu ý: tự sự trong văn biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, chứ không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả.
? Em hãy cho biết vai trò, nhiệm vụ của tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm?
- Tự sự: tái hiện sự kiện
- Miêu tả: Dựng chân dung đối tượng.
- Biểu cảm: mượn tự sự và miêu tả để bộc lộ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của người viết.
? Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào?
H: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ....
? Các hình ảnh của văn bản biểu cảm ntn? Tình cảm của người viết?
H:..........................
? Học sinh đọc đề bài luyện tập
? Để làm được đề bài bày, chúng ta sẽ phải thực hiện qua các bước nào?
H:.........................
Học sinh PBCN về mùa xuân và viết thành bài viết hoàn chỉnh. ( Viết ở nhà).
Nội dung
I. Khái niệm văn biểu cảm.
- Là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống.
- các yếu tố cần có để qua đó để hthành và thể hiện cảm xúc, thái độ tự sự và miêu tả...
II. Phân biệt Biểu cảm với tự sự và miêu tả
1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và biểu cảm
Miêu tả
- Tái hiện lại đối tượng ( người, vật
Biểu cảm
- MTả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình ( sử dụng nhiều BPNT: so sánh, ẩn dụ).
2. Sự khác nhau giữa văn tự sự và miêu tả
Tự sự
- Kể lại một câu chuyện ( sự việc) có đầu có đuôi có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
Miêu tả
- Tự sự chỉ là làm nền để nói lên cảm xúc qua sự việc.
III. Đặc trưng của văn biểu cảm
- sử dụng các biện pháp tu từ
- Hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng.
- Tình cảm người viết: rõ ràng, trong sáng, chân thực.
IV. Luyện tập
Đề bài: Cảm nghĩ mùa xuân
1.Tìm hiểu đề:
- Kiểu VB: Biểu cảm
- Đề tài: Mùa xuân
- Yêu cầu: bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá đối với mùa xuân.
2. Tìm ý:
a. Mùa xuân của thiên nhiên:
- Cảnh sắc, thời tiết, cỏ cây.
b. Mùa xuân của con người:
c. Phát biểu cảm nghĩ
- Thích hay không thích mùa xuân, vì sao?
3. Viết bài hoàn chỉnh.
iv. củng cố:
G: Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài ôn tập
? Học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản của bài học.
v. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập kĩ lại nội dung ôn tập, xem lại đề bài viết số 3 và dàn bài của đề bài viết số 3.
- Soạn bài “ Sài Gòn tôi yêu”.
e. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T62.doc