Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 74: Tiếng Việt - Tìm hiểu tên làng và các địa danh ở kon tum theo tên gọi của người dân tộc bản địa (2 tiết – tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Có thêm một số hiểu biết về cách đặt tên của một số làng và một số địa danh ở Kon Tum theo tên gọi của người dân tộc bản địa.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng nhận biết, tìm hiểu và phát hiện nét độc đáo trong cách đặt tên làng và các địa danh của các tộc người thiểu số ở Kon Tum.

3. Giáo dục: Thấy được ý nghĩa trong việc đặt tên làng và các địa danh của các tộc người thiểu số ở Kon Tum; tăng thêm vốn hiểu biết; lòng tự hào, yêu mến và gắn bó với địa phương.

II. Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu sách học sinh nghiên cứu sách giáo viên, soạn bài.

HS: Đọc sách, hỏi và tìm hiểu một số từ ngữ bản địa.

III. Phương pháp.

Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại.

IV. Tiến trình lên lớp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 74: Tiếng Việt - Tìm hiểu tên làng và các địa danh ở kon tum theo tên gọi của người dân tộc bản địa (2 tiết – tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 74 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Tiếng Việt TÌM HIỂU TÊN LÀNG VÀ CÁC ĐỊA DANH Ở KON TUM THEO TÊN GỌI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC BẢN ĐỊA. (2 tiết – tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Có thêm một số hiểu biết về cách đặt tên của một số làng và một số địa danh ở Kon Tum theo tên gọi của người dân tộc bản địa. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, tìm hiểu và phát hiện nét độc đáo trong cách đặt tên làng và các địa danh của các tộc người thiểu số ở Kon Tum. 3. Giáo dục: Thấy được ý nghĩa trong việc đặt tên làng và các địa danh của các tộc người thiểu số ở Kon Tum; tăng thêm vốn hiểu biết; lòng tự hào, yêu mến và gắn bó với địa phương. II. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu sách học sinh nghiên cứu sách giáo viên, soạn bài. HS: Đọc sách, hỏi và tìm hiểu một số từ ngữ bản địa. III. Phương pháp. Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại. IV. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: GV nêu mục đích, yêu cầu và giới thiệu nội dung bài học. Phần này GV giới thiệu chung không yêu cầu ghi. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm. Gv cho HS thống nhất lại nội dung đã tìm hiểu theo nhóm, sau đó cử đại diện trình bày. H: Đặt tên làng có gốc là Plei có nghĩa là gì? H: Plei Kly có nghĩa là gì? H: Làng có gốc là Kon có nghĩa là gì? H: Làng có gốc là Bon ama và Bon mi có nghĩa là gì ? H: Làng có gốc là Bon Rưng ma nghĩa là gì ? H: Làng có gốc là Plei Rơngol ama nghĩa là gì ? Hoạt động 3: Các em tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của tên làng và tên các địa danh ở địa phương Kon Tum theo tên gọi của người dân tộc ít người theo các cách sau: - Tìm hỏi người địa phương. - chép lại từ sách báo địa phương. - Tìm trong các tài liệu viết về địa phương hoặc tìm trên internet - Tìm trên cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum. - Ghi chép từu những lần tham quan các làng, xã… ở địa phương mình. 1. Giới thiệu chung. Đối với người Kinh, việc đặt tên làng và các địa danh thường dựa trên ý niệm về cái đẹp, cái đức, về ý nghĩa của nó đối với đời sống con người hoặc gắn liền với tên tuổi của một nhân vật có công nào đó như : Tân Hương (nơi sinh sống mới); Phương Nghĩa (nơi có lòng nhân ái); Phương Hòa (nơi đoàn kết, thuận ý nhau), Phương Quý, Phú Bổn…Trái lại, người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên không sử dụng ngôn ngữ trừu tượng siêu hình để đặt tên, họ quan tâm đặt biệt đến những vật thể, các hiện tượng thiên nhiên, địa lí gắn chặt với cuộc sống như đồ vật, đất đá, sông, suối, ao hồ, núi rừng, sản vật… xung quanh họ để đặt tên cho buôn làng thân yêu của mình. Ví dụ: Đăk Bla: nước ăn thịt; Đăk Tô: nước nóng; Kon Tum: làng hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước…), làng gần chỗ có hồ nước 2. Tìm hiểu cụ thể tên một số địa danh. a. Đặt tên làng theo phương hướng vùng đất. - Pleiku: làng đuôi. - Pleiku Roh: làng ngoài bìa. b. Đặt tên làng theo thổ sản. - Đăk Sút: làng có nhiều mật ong. - Kon tơneh: làng có nhiều mây. - Kon xơmluh: làng có nhiều cây như cây le. c. Đặt tên làng dựa vào loại đất, đá: Plei Kly (Plei Tơly): làng có nhiều đá. d. Đặt tên làng dựa vào sông suối, núi rừng. - Kon Tum: làng có hồ, làng hồ - Kon Tum Kơnâm: làng có hồ phía dưới. - Kon Tum Kơpơng: làng có hồ phía trên. - Đăk Tô: làng có suối nước nóng. - Đăk Tơkan: làng sống Tơkan. e. Đặt tên làng thêm tên chủ làng.(Gọi tên con của chủ làng) - Bon ama Djơng: làng của cha ông Djơng - Bon ama H’Nher: làng của cha bà H’Nher - Bon mi Hoanh: làng của mẹ ông Hoanh. - Ban mi (mê) Thuột: làng của mẹ ông Thuột (Cũng có lúc gọi Buôn ma Thuột – làng của cha ông Thuột) g. Đặt tên làng theo tên chủ làng. - Bon Rưng ma Rin: làng có đất sỏi đá của cha ông Rin. - Plei Rơngol ama Drung: làng cũ của cha ông Drung. 3. Thu thập, sưu tầm tên một số làng ở địa phương đang sống. 4. Củng cố: H: Người ta đặt tên làng dựa theo những tiêu chí nào? H: Tìm tên một làng nào đó rồi giải thích? 5. Hướng dẫn tự học ở nhà. - Về nhà sưu tầm thêm tên một số làng có gốc là Đăk. - Chuần bị bài mới. V. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTuần 20 Tiếng Việt.doc
Giáo án liên quan