Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 83, 84

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết được cách xác định luận điểm, luận cứ, lập luận và bố cục trong một bài văn nghị luận.

- Nắm được khái niệm lập luận, luận điểm, luận cứ.

2. Tích hợp với phần văn ở bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, với phần Tiếng Việt ở bài: Câu đặc biệt.

3. Kĩ năng:

Lập bố cục, từ luận điểm đến hệ thống luận cứ trong bài nghị luận để tìm hiểu và lập dàn ý cho 1 đề cụ thể.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 83, 84, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: NG:7A: 7B: Tiết: 83 Tập làm văn Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được cách xác định luận điểm, luận cứ, lập luận và bố cục trong một bài văn nghị luận. - Nắm được khái niệm lập luận, luận điểm, luận cứ. 2. Tích hợp với phần văn ở bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, với phần Tiếng Việt ở bài: Câu đặc biệt. 3. Kĩ năng: Lập bố cục, từ luận điểm đến hệ thống luận cứ trong bài nghị luận để tìm hiểu và lập dàn ý cho 1 đề cụ thể. B. Phơng tiện dạy học: - Đồ dùng:..................................................................... - Tư liệu tham khảo, .......................... C. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành... - Hình thức tổ chức.................. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7A............. - 7B............. II. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là đề văn nghị luận? Các bước tìm hiểu đề, lập ý cho bài văn nghị luận? Yêu cầu cần đạt: phần ghi nhớ SGK-T23. G: + nhận xét:............................................ + Cho điểm:.............................................. III. Bài mới: G: ở các bài trước, các em đã nắm được nội dung tính chất của đề văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề, tìm ý. Vậy bố cục của một bài văn nghị luận gồm những phần nào? vai trò, nhiệm vụ của từng phần là gì? phương pháp để lập luận như thế nào? bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm rõ vấn đề đó. Hoạt động của Thầy & Trò H: đọc lại bài văn nghị luận: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và quan sát sơ đồ trong SGK – T30. ? Bài có mấy phần? Mỗi phần có mấy đoạn? mỗi đoạn có những luận điểm nào? H: MB: Nêu vấn đề ( Dân ta...yêu nước) - TB: Chúng minh lòng yêu nước: + Lịch sử đã chứng tỏ điều đó... + Hiện tại cũng chứng tỏ điều đó... - KB: Nêu nhiệm vụ ( phải phat huy lòng yêu nước vào công cuộc kháng chiến. ?Như vậy, m ột bài văn nghị luận gồm mấy phần? H:................... G: Như vậy qua bài văn ta thấy luận điểm hiện lên qua bố cục, gắn bó với bố cục, tạo thành bố cục của bài. Đó chính là mqh giữa bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận. H: quan sát sơ đò hình vẽ SGK trang 30. theo các mũi tên, em hãy chỉ ra những phương pháp lập luận. + Theo hàng ngang: (1),(2): lập luận theo quan hệ nhân quả. (3) Quan hệ: tổng – phân – hợp. (4) Suy luận tương đồng. - Theo hàng dọc: + (1): Suy luận tương đồng theo thời gian. G: Để xác lập luận điểm từng phần, và mqh giữa các phần người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng. ? Bố cục của một bài văn nghị luận gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? ? Để xác lập mqh giữa các phần người ta có thể sử dụng các phương pháp nào? H: đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK. G: Hướng dẫn H luyện tập H: đọc bài văn phần luyện tập. ? Bài văn nêu lên tư tưởng gì? ? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? H: Luận điểm phụ. ? Tìm những câu mang luận điểm ? H: ? Bài có bố cục mấy phần? H: ? Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng trong bài văn đó? H:.............................. ? Câu mở đầu của bài dùng phép lập luận gì? H:.................................... ? Câu chuyện Đơ - vanh-xi vẽ trứng đóng vai trò gì trong bài? ? Hãy chỉ ra đâu là nhân? đâu là quả trong lập luận ở đoạn kết bài? H:.................. Nội dung I. Mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận. 1. Bố cục của bài văn nghị luận: - Gồm 3 phần + Mở bài: Nêu vấn đề ( luận điểm tổng quát). + TB: Trình bày nội dung chủ yếu của bài. + KB: Nêu kết luận " khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. 2. Phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận: - Suy luận nhân quả. - Suy luận theo quan hệ Tổng – phân – hợp. - Suy luận tương đồng... * Ghi nhớ: SGK – T31. III. Luyện tập: - Bài văn: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn. - Luận điểm: Học cơ bản...lớn. - Luận điểm phụ: + ở đời có...thành tài. + chỉ ai...tiền đồ. + chỉ có những...nhất. + Chỉ có thầy...sai. * Bố cục: 3 phần. - MB: câu đầu ( nêu luận điểm) - TB: Đoạn giữa ( chứng minh luận điểm = câu chuyện kể). - KB: Đoạn cuối: ( rút ra những kết luận từ câu chuyện). IV. Củng cố: G: Hệ thống lại nội dung, kiến thức cần ghi nhớ của bài . ? Bố cục của bài văn nghị luận. ? Các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận? V. Hướng dẫn về nhà: - Học kĩ nội dung bài học, làm hoàn thiện bài văn nghị luận phần luyện tập. - chuẩn bị bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận. E. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************************************* NS: NG:7A: 7B: Tiết: 84 Tập làm văn Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khắc sâu kiến thức về khái niệm lập luận trong văn nghị luận. 2. Tích hợp với phần văn ở bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, với phần Tiếng Việt ở bài: Câu đặc biệt. 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập luận điểm, luận cứ và lập luận. B. Phơng tiện dạy học: - Đồ dùng:..................................................................... - Tư liệu tham khảo, .......................... C. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành... - Hình thức tổ chức.................. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7A............. - 7B............. II. Kiểm tra bài cũ: ? Bố cục một bài văn nghị luận gồm mấy phần? để xác lập mqh giữa các phần người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau ntn? - Yêu cầu nêu được: Ghi nhớ – SGK – T31. G: + nhận xét:............................................ + Cho điểm:.............................................. III. Bài mới: G: Trong khi nói và viết người ta cũng cần sử dụng phương pháp lập luận. Vậy chúng có sự khác nhau ntn? Bài hôm nay sẽ đề cập đến vấn đề này. Hoạt động của Thầy & Trò ? Thế nào là lập luận. H: là cách đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà KL đó là tư tưởng, quan điểm của người viết, người nói. H đọc các ví dụ- SGK-T32 Những câu nói trên đã hàm chứa lập luận trong đó. ? Em hãy tìm xem đâu là luận cứ, đâu là kết luận? H:.................... ? Xác định mqh của chúng? ? Vị trí của luận cứ? Kết luận ở trong câu? H: KL đứng sau luận cứ (a, c) + KL đứng trước luận cứ (b). ? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không? H: ? Tìm luận cứ cho các kết luận trong VD2 mục I SGK – T33? H: làm, G lưu ý cho HS. Mỗi kết luận có thể có nhiều luận cứ khác nhau miễn là hợp lí. VD: Em yêu trường em:+ Vì nó rất đẹp + Vì trường đã để lại trong em nhiều kỉ niệm. - Tương tự H tìm luận cứ cho các kết luận còn lại. H: Tìm kết luận cho các luận cứ trong VD3. G: lưu ý cho HS: một luận cú có thể có nhiều kết luận khác nhau miễn là hợp lí. G: Như vậy lập luận là đưa ra luận cứ dẫn dắt người nghe đến 1 kết luận mà KL đó là tư tưởng, quan điểm của người nói. Lập luận trong đời sống thường mang tính cảm tính, hàm ẩn, không tường minh. H: đọc VD SGK-T33 ? Em hãy nêu các luận điểm trong các văn bản đã học và luận tập. - Chống nạn thất học - Dân ta...nồng nàn yêu nước. - Cần tạo ra...đời sống xã hội.. ? So sánh với một số kết luận ở mục I để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận? H: Luận điểm mang tính khái quát có ý nghĩa phổ biến đối với XH. - Lập luận chặt chẽ, được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. G: Luận điểm trong văn nghị luậ có tầm quan trọng như vậy đòi hỏi phải có phương pháp lập luận khoa học, chặt chẽ, nó phải trả lời các câu hỏi: ? Vì sao nêu ra luận điểm đó? ? Luận điểm có nội dung gì? ? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? ? Luận điểm đó có tác dụng gì? ? Vận dụng những điều trên, em hãy xây dựng lập luận cho luận điểm “Sách là ... của con người”? ? Luận điểm đó có nội dung gì? H: Sách mở mang trí tuệ, sách đưa ta vượt, sách đưa ta vượt thời gian để biết về quá khứ..., sách đưa lại cho con người những giây phút thư giãn...) ? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? H: hầu hết những người học tốt là do đọc sách nhiều. ? Luận điểm đó có tác dụng gì? H: Thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn, trí tuệ ? HS đọc yêu cầu bài tập 3: rút ra kết luận của truyện “Thầy bói xem voi” và “ếch ngồi đáy giếng” " Chuyển KL đó thành luận điểm ( Khái quát hơn). ? Xây dựng lập luận cho luận điểm đó? H: thực hiện " G hướng dẫnn. Nội dung I. Lập luận trong đời sống: 1. a. Hôm nay trời mưa, chúng ta....nữa b. Em rất thích đọc sách, vì ...điều. c. Trời nóng quá, đi ăn kem đi. 2. Cho kết luận, tìm luận cứ: - Em yêu trường em vì nó rất đẹp - Học căng thẳng qúa, nghỉ một lát nghe nhạc thôi. - Nói dối rất có hại vì nó hạ thấp uy tín của con người. 3. Cho luận cứ, tìm kết luận. - Ngồi mãi ở nhà chán lắm, đi đá bóng thôi. - Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải học thôi. - Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, cần phải suy nghĩ kĩ trước khi nói. .... * Nhận xét: - Thường mang tính cảm tính hàm ẩn, không tường minh. - Đưa ra luận cứ dẫn đến một kết luận. II. Lập luận trong văn nghị luận: 1. VD: Chống nạn thất học - Dân ta có....... 2. Nhận xét: - Luận điểm mang tính khái quát có ý nghĩa phổ biến đối với XH. - Lập luận chặt chẽ, tường minh, được sắp xếp theo trình tự hợp lí. 3. Lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” III. Luyện tập: - Rút ra KL từ truyện: “ Thầy bói xem voi” + KL rut ra: chỉ sờ từng bộ phận nên năm ông thầy bói đều đoán sai hình thù con voi. + Chuyển thành luận điểm: Phải nhìn nhận con người, sự việc toàn diện thì mới hiểu đúng, nhận thức đúng về sự vật và con người. + Xây dựng lập luận cho luận điểm đó. - nêu luận điểm: cách nhìn nhận của con người phải toàn diện, khoa học. - Vì sao? - Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? ( HS lấy dẫn chứng trong thực tế để chứng minh). - luận điểm đó có tác dụng gì? ( Nhấn mạnh ý nghĩa của cách nhìn đó). IV. Củng cố: G hệ thống lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ của bài học V. Hướng dẫn về nhà: Hoàn thành phần còn lại, soạn bài: “Sự giàu đẹp của TV” E. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT83+84.doc