A. Mục tiêu bài học
1- KiÕn thøc
- Khái niệm câu đặc biệt. Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản
2-Kỹ năng
- Nhận biết câu đặc biệt. Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
3- Thái độ
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
B. Chuẩn bị
- Gv: Bài soạn, ví dụ mẫu
- HS: Đọc trước nội dung bài học
C. Kĩ năng sống
- Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3265 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 83: Câu đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/1/2013
Ngày dạy: 7A : 18 /1/2013
7B: 19/1/2013
Tiết 83
CÂU ĐẶC BIỆT
A. Mục tiêu bài học
1- KiÕn thøc
- Khái niệm câu đặc biệt. Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản
2-Kỹ năng
- Nhận biết câu đặc biệt. Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
3- Thái độ
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
B. Chuẩn bị
- Gv: Bài soạn, ví dụ mẫu
- HS: Đọc trước nội dung bài học
C. Kĩ năng sống
- Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;…………………….
2- Kiểm tra bài cũ(10’) Thế nào là rút gọn câu? Tác dụng của rút gọn câu?
3- Bài mới
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu khái niệm câu đặc biệt
- Mục tiêu: Khái niệm câu đặc biệt .Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản Nhận biết câu đặc biệt . Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ.
- Thời gian: 15p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Học sinh đọc VD SGK-27, sau đó quan sát ví dụ trên bảng phụ.
- Em hãy đọc câu in đậm? Câu đó có phải là câu rút gọn không? Vì sao?
-Không. Vì không thể khôi phục được thành phần bị lược bỏ.
- Câu in đậm có cấu tạo ntn?
HS lựa chọn đáp án
=>Giáo viên khái quát: Những câu như câu vừa tìm hiểu là câu đặc biệt.
- Em hiểu thế nào là câu đặc biệt?
-2 học sinh đọc ghi nhớ -SGK(28).
*Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập nhanh: Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn:
-Rầm! Mọi người ngoảnh lại nhìn. Hai chiếc xe máy đã lao vào nhau. Thật khủng khiếp.
(Câu đặc biệt: Rầm!)
*Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập 1(29)
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm: Nhóm 1: ý a, b.
Nhóm 2: ý c, d.
Đại diện từng nhóm trả lời. Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Câu đặc biệt có gì khác với câu rút gọn?
-Câu đặc biệt không khôi phục được chủ ngữ, vị ngữ.
-Câu rút gọn dựa vào văn cảnh tái tạo được chủ ngữ, vị ngữ
-Kết thúc câu đặc biệt thường có dấu chấm(.) hoặc dấu chấm than(!)
-Học sinh đọc lại khái niệm về câu đặc biệt.
-Học sinh quan sát bảng phụ đã ghi nội dung cần tìm hiểu theo SGK-28.
-Gọi 2 học sinh lên bảng đánh dấu theo yêu cầu.
- Sử dụng câu đặc biệt có tác dụng gì?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK-29.
I, Thế nào là câu đặc biệt?
* Ví dụ: SGK-27.
* Nhận xét
- Câu in đậm là câu đặc biệt
*Ghi nhớ: SGK-28.
*Bài tập 1(29)
Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn.
a,Câu đặc biệt: Không có.
-Câu rút gọn:
+Có khi được trưng bày…
+Nghĩa là phải ra sức…
b, Câu đặc biệt: Ba giây…
bốn giây…năm giây…lâu quá!
+ Câu rút gọn: Không có.
c, Câu đặc biệt:Một hồi còi.
+ Câu rút gọn:Không có.
d, Câu đặc biệt:Lá ơi!
+ Câu rút gọn:
-Hãy kể chuyện.
-Bình thường lắm…
II, Tác dụng của câu đặc biệt
*Ghi nhớ: SGK(29)
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
- Phương pháp: Thực hành
- Thời gian: 15p
- Em hãy nêu tác dụng của từng câu đặc biệt trong bài tập 1
-Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 3
-Học sinh thực hành viết đoạn văn-> trình bày . Giáo viên nhận xét và sửa chữa đoạn văn (nếu cần) cho học sinh.
III, Luyện tập
Bài tập 2(29)
Tác dụng của câu đặc biệt:
b, Xác định thời gian.
c,Thông báo sự tòn tại của sự vật, hiện tượng.
d, Gọi-đáp.
Bài tập 3(29):
Viết đoạn văn có câu đặc biệt.
4, Củng cố:Gv khái quát bài học, cho Hs làm bài tập củng cố
Câu đặc biệt là gì?
A, Là câu cấu tạo theo mô hình C-V.
B, Là câu không cấu tạo theo mô hình C-V.
C, Là câu chỉ có chủ ngữ.
D, Là câu chỉ có vị ngữ.
- Nêu tác dụng của câu đặc biệt?
5, Hướng dẫn về nhà
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3.
-Đọc trước bài :Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 16 / 1 / 2013
Ngày dạy : 7A : 21 / 1 / 2013
7B: 22 / 1 / 2013
Tiết 84
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Hướng dẫn tự học: BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học
1-KiÕn thøc
- Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận. Cách lập luận trong văn nghị luận .
2-KÜ n¨ng: Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài làm văn nghị luận .
3- Th¸i ®é: Yêu văn nghị luận..
B. Chuẩn bị
- Gv: Bài soạn, đoạn văn mẫu
- HS: Đọc trước nội dung bài học
C. Kĩ năng sống
- Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;…………………….
2- Kiểm tra bài cũ(5’) Đặc điểm của đề văn nghị luận? Yêu cầu của việc tìm hiểu đề văn nghị luận?
3- Bài mới
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu lập luận trong đời sống
- Mục tiêu: Cách thể hiện của lập luận trong đời sống, ý nghĩa của lập luận
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ.
- Thời gian: 15p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Trong các câu trên bộ phận nào là luận cứ? bộ phận nào là kết luận?
- Mối quan hệ của luận cứ và kết luận như thế nào?
- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
-Được.
Bổ sung luận cứ cho các kết luận ở bài tập 2 và viết tiếp kết luận cho các luận cứ ở bài tập 3.
-Học sinh làm bài tập theo 2 nhóm,
Nhóm 1: VD 2. Nhóm 2: VD3.
Đại diện từng nhóm viết câu trả lời vào bảng, Giáo viên nhận xét, bổ sung.
=> Giáo viên chốt:
- Lập luận trong đời sống được thể hiện ntn?
- Lập luận nhằm mục đích gì?
Trong đời sống hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ thường nằm trong một cấu trúc nhất định như : Nếu A thì B( B1,B2…)
Nếu A( A1,A2…) thì B.
I. Lập luận trong đời sống
1. Ví dụ/32,33
2. Nhận xét
- Ví dụ 1
+ Luận cứ ở bên trái dấu phẩy +Kết luận ở bên phải dấu phẩy
- Quan hệ nhân quả
=>Có thể thay đổi
- Ví dụ 2
a…………vì trường em đẹp
b…………vì nó làm mất lòng tin nơi mọi người.
c.Mệt quá………….
d. Cha mẹ luôn mong muốn điều tốt đẹp cho con cái.
e. Nước ta có nhiều cảnh đẹp nên………..
- Ví dụ 3
a. ……………ra hiệu sách đi
b. ……………hôm nay nên nghỉ các việc khác.
c…………….mà sao chẳng gương mẫu tí nào.
d……………..chúng ta phải góp ý để bạn sữa chửa.
e……………..nên ngày nào cũng thấy có mặt ở sân.
Kết luận: + Trong đời sống, hình thức mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận thường nằm trong một cấu trúc nhất định.
+ Mỗi luận cứ có thể đưa tới một hoặc nhiều kết luận và ngược lại.
* Hoạt động 3 . HDHS tìm hiểu lập luận trong văn nghị luận.
-Mục tiêu: Cách lập luận trong văn nghị luận .
-Phương pháp: Hỏi đáp, thuyết trình.
-Thời gian: 15p
-Học sinh đọc mục II 1.
- Em hãy so sánh với một số kết luận ở mục I. 2?
?So sánh lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận ?
Lập luận trong đời sống thường đi đến những kết luận thu hẹp trong phạm vi giao tiếp của cá nhân hay tập thể nhỏ.
Ví dụ “đi ăn kem đi”àviệc rất thường của cá nhân.
Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ.
- Tác dụng của luận điểm trong văn nghị luận là gì?
=>Là cơ sở để triển khai luận cứ .
Là kết luận của lập luận
- Vậy đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận là gì?
-Học sinh đọc BT (34)
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập:
-Mở bài: Nêu luận điểm.
-Thân bài:
+Sách mở mang trí tuệ
+Sách đưa ta về quá khứ.
+Sách dùng để thư giãn.
+Thực tế trong học tập.
-Kết luận:Sách là báu vật
+Phải biết chọn sách, nâng niu, giữ gìn sách.
-1 Học sinh kể lại chuyện “ Ếch ngồi đáy giếng”
- Nghe câu chuyện này em hãy rút ra kết luận( luận điểm) và lập luận cho luận (luận cứ) cho luận điểm đó?
-Học sinh thảo luận và làm bài tập theo nhóm . Đại diện của 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
II. Lập luận trong văn nghị luận
1. Ví dụ
2. Nhận xét
a. Giống nhau :
Đều là những kết luận .
b. Khác nhau :
- Ở mục I.2 : Lời nói trong giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân
- Ở mục II Các luận điểm mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh .
Kết luận
-Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát,có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội
4, Củng cố:Gv khái quát bài
- Một bài văn nghị luận được lập luận theo những cách nào? Bài văn nghị luận gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
5, Hướng dẫn về nhà:
- Hướng dẫn học sinh tự học bài Bố cục và phương pháp lập luận....
-Học bài, làm các bài tập vào vở.
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA VAN 7 HMY.doc