Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 9 đến tiết 12

A- Mục tiêu bài học:

1/ Kiến thức:

 - Hiểu khái niệm ca dao - dân ca

 - Nắm được ND, ý nghĩa và 1 số hình thức NT tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình.

- Thuộc 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và biết thêm một số bài ca dao thuộc chủ đề này.

2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận ca dao.

3/ Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình.

B-Chuẩn bị:

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 9 đến tiết 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :23 / 8 / 2012 Ngày dạy : 7A: 29 / 8/ 2012 7B: 28/8/2012 Tiết 9 Văn bản : CA DAO, DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH A- Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: - Hiểu khái niệm ca dao - dân ca - Nắm được ND, ý nghĩa và 1 số hình thức NT tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình. - Thuộc 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và biết thêm một số bài ca dao thuộc chủ đề này. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận ca dao. 3/ Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình. B-Chuẩn bị: GV: - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học. - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. Soạn giáo án. HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV. C- C¸c kü n¨ng sèng c¬ b¶n ®­îc gi¸o dôc trong bµi: - Kü n¨ng: T­ duy, nhËn biÕt, ph¸t hiÖn, ph©n tÝch... D- Tiến trình tổ chức dạy - học: 1- Ổn định tổ chức: (1p): 7A: …………………….……………………….7B: …………………….……………… 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? Trả lời: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người nên bảo vệ và giữ gìn. 3- Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. -Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh -Phương pháp thuyết trình -Thời gian: (1p) Mỗi người đều được sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi gia đình. Mái ấm gia đình dẫu có đơn sơ đến đâu cũng là nơi nuôi dưỡng suốt cuộc đời ta. Bởi thế tình yêu gia đình như nguồn mạch chảy mãi trong lòng mỗi con người. Bài học này sẽ giúp em cảm nhận rõ hơn điều đó. * Hoạt động 2: Tìm hiểu chung. -Mục tiêu:Khái niệm ca dao, dân ca: -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: (7p) Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc chú thích (*) sgk. - Thế nào là ca dao, dân ca? GV: Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình phản ánh thế giới tâm hồn của con người. -GV hướng dẫn cách đọc: Chú ý nhịp ngắt ở câu dòng 8 chữ (ngắt 2/2/2/2 hoặc 4/4 - GV đọc mẫu và yêu cầu HS đọc. -Yêu cầu HS đọc các từ chú thích I- Tìm hiểu chung: *Khái niệm ca dao, dân ca: sgk/35 * Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết. -Mục tiêu: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề tình cảm gia đình. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: (20p) Gv hướng dẫn hs tìm hiểu hai bài ca dao(1,4) -Theo em những bài ca dao này ra đời trong thời gian nào? - Người xưa sáng tác các bài ca đó để làm gì? -Lời của bài ca dao1 là lời của ai, nói về ai? Tại sao em khẳng định như vậy? Có thể đó là lời mẹ ru con, nói với con dựa vào ND và cách dùng từ : con ơi ta xác định được như vậy Gv: Nhân vật trữ tình trong bài ca là người mẹ còn đối tượng được hướng tới là đứa con - Bài ca dao này đã sử dụng biện pháp tu từ nào? - Nhận xét của riêng em về hai hình ảnh: “núi ngất trời”, “biển rộng mênh mông”? Gợi ý: Được miêu tả như thế nào? Xuất hiện như thế nào trong câu ca dao? Những điều đó có tác dụng gì? Đây là hình ảnh của thiên nhiên, to lớn, mênh mông vĩnh hằng được chọn làm biểu tượng cho công cha, nghĩa mẹ - Nhận xét về việc lựa chọn hình ảnh so sánh trong bài ca? - Câu ca dao mang âm điệu gì? Âm điệu ấy giúp thể hiện điều gì? -> bài ca như lời tâm tình sâu lắng. - Nhận xét về ngôn ngữ của bài ca dao? Lời ru gần gũi, ấm áp, thiêng liêng ngôn từ giản dị dễ hiểu - Tìm những câu ca cũng nói về công cha nghĩa mẹ như bài 1? “Ơn cha nặng lắm … chín tháng cưu mang”. “ Công cha như núi …đạo con”;“Ngày nào em bé … ngày ước ao” - Như vậy, tình cảm mà bài ca 1 muốn diễn tả là gì? -> Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con trước công lao to lớn ấy. - GV yêu cầu HS đọc bài 4. - Em hãy xác định đối tượng trữ tình trong bài ca? Đối tượng được hướng tới là anh em trong một gia đình - Bài ca có hướng đến đối tượng cụ thể nào không? - Theo em bài ca muốn nói tới những ai? Nói chung về anh em ruột thịt -Tình cảm thân thương ấy được diễn tả thông qua những từ ngữ nào? nào phải người xa cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Theo em hiểu thì người xa, bác mẹ, cùng thân có nghĩa là gì? Tình cảm anh em ruột thịt được diễn tả cụ thể ntn? Yêu nhau như thể tay chân Em hiểu sự so sánh đó ntn? Chân tay liền một cơ thể, không thể dời xa nhau-> anh em không thể chia lìa - Em hãy nhận xét cách thể hiện tình cảm trong từng câu lục bát cuối cùng? anh em hòa thuận cha mẹ vui lòng-> đó chính là hạnh phúc gia đình -Bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? Anh em phải biết hòa thuận và nương tựa vào nhau. - Em hãy khái quát nội dung bài ca dao 4? GV: tình anh em hòa thuận là nét đẹp truyền thống của đạo lí dân tộc ta các em cần học tập và phát huy Em có biết câu chuyện dân gian hay câu ca nào cũng nói về tình cảm anh em không hãy lấy ví dụ? -Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong bài ca dao1,4 là gì? - Dùng thể thơ lục bát. - Các hình ảnh ẩn dụ,so sánh mộc mạc, quen thuộc gần gũi, dễ hiểu gv khái quát lại nội dung, nghệ thuật hai bài ca dao - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk. II. Tìm hiểu chi tiết. Bài 1 - Hình ảnh so sánh mang tính biểu tượng sâu sắc. - Âm điệu lời ca nhẹ nhàng, biểu lộ tình cảm sâu lắng. ->Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con và nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của con trước công lao to lớn ấy. * Bài 4 - Hình ảnh so sánh diễn tả sự gắn bó, keo sơn, không thể chia cắt. => Bài ca là tiếng hát về tình cảm anh em yêu thương gắn bó đem lại hạnh phúc cho nhau. * Ghi nhớ/36 * Hoạt động 4 HDHS luyện tập -Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận. -Thời gian: 8p - Gọi HS đọc bài ca dao 2,3 Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung HS đọc phần đọc thêm. - Những bài ca dao ấy nói về tình cảm gì? Qua đây chúng ta có thể nói như thế nào về tình cảm ấy của con người Việt Nam ? -Em nào có thể đọc thuộc lòng chùm ca dao vừa học? Trong chùm ca dao ấy, em thích nhất bài nào?Vì sao? III. Luyện tập Bài tập 1 Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. 4, Củng cố:(2p) Gv khái quát bài học 5, Hướng dẫn về nhà:(1P) Học thuộc lòng 4 bài ca dao. Sưu tầm các bài ca dao có nội dung tương tự. Soạn VB: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người. * Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. ********************* Ngày soạn:26 / 8 / 2012 Ngày dạy: 7A: 31 / 8 / 2012 7B: 1/ 9/ 2012 ………………………… Tiết 10 Văn bản : NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI A- Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề: tình yêu quê hương, đất nước, con người; Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài thuộc hệ thống của chúng. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận, phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong ca dao. 3/ Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người. B- Chuẩn bị: GV: - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học. Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. Soạn giáo án. C. Các kỹ năng sống cần được giáo dục trong bài: - Nhận thức, tư duy, liên hệ.... HS: bài soạn theo yêu cầu hướng dẫn của GV. D- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: 1- Ổn đinh tổ chức: (1p) 7A:…………………….……………………….7B: …………………….………… 2- Kiểm tra bì cũ: (5p) ? Thế nào là ca dao - dân ca? Phân tích một bài ca dao mà em thích nhất? 3- Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. -Mục tiêu:tạo tâm thế cho học sinh -Phương pháp thuyết trình -Thời gian: (1p) I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói: “ Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những cái tầm thường nhất: yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông…”. Quả thật trong mỗi con người chúng ta ai cũng có một tình yêu quê hương tha thiết. Tiết học này ta cùng cảm nhận tất cả những tình cảm ấy qua “ Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”. * Hoạt động 2:Tìm hiểu chung. -Mục tiêu:Kĩ năng đọc và tìm hiểu chú thích: -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 10p Hoạt động của GV và HS Nội dung Gv hướng dẫn đọc: giọng ấm áp, tươi vui, biểu hiện tình cảm thiết tha, gắn bó. GV đọc mẫu, gọi hs đọc tiếp - Hướng dẫn HS hiểu nghĩa của các chú thích trong bài I.Tìm hiểu chung. - Đọc văn bản: -Tìm hiểu chú thích: *Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết. -Mục tiêu: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề: tình yêu quê hương, đất nước, con người. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: (20p) Gọi 1hs nam, 1hs nữ đọc bài ca dao 1 - Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào: a,b,c,d, sgk/39 Gv khẳng định kết quả đúng ý b,c - Bài ca có 2 phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái. - Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao- dân ca. - Câu hát 1, tác giả dân gian đã gợi cho ta những liên tưởng nào? các địa danh nổi tiếng Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp ? hs dựa vào chú thích để trả lời -Em hiểu biết gì về những địa danh, phong cảnh ấy? - Theo em hình thức đối- đáp được thể hiện cụ thể ở từ ngữ nào trong bài ca? Ở đâu, sông nào, núi nào, đền nào chàng ơi, nàng ơi Những từ này có ý nghĩa gì? Nêu lên sự thắc mắc của chàng trai- có ý hỏi Phần trả lời của cô gái chứng tỏ cho điều gì? Bày tỏ sự hiểu biết về về kiến thức địa lí, lịch sử Ngoài ý bày tỏ sự hiểu biết hỏi -đáp trong ca dao còn có ý bày tỏ điều gì? Thể hiện niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất, nước giàu đẹp. Em có nhận xét gì về lời của người hỏi và người đáp? Tế nhị, nhã nhặn Gv khái quát => Hỏi - đáp về... là hình thức để đôi bên thử sức, thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch sử của đất nước. Những địa danh mà câu đố đặt ra ở vùng Bắc Bộ. Những địa danh đó vừa mang đặc điểm địa lí tự nhiên vừa có dấu vết lịch sử, văn hoá tiêu biểu. - Trong ca dao hình thức đối đáp có phổ biến không? - Em hãy tìm ví dụ? Đến đây thiếp mới hỏi chàng. Cây chi hai gốc nửa vàng nửa xanh ? -Nàng hỏi chàng kể rõ ràng. Cầu vồng hai cội nửa vàng nửa xanh. - Thông qua lời đối đáp của chàng trai cô gái đã giúp em nhận được bài học nào? Hai dòng đầu bài 4 có nét đặt biệt gì về từ ngữ? Cách diễn đạt đó có tác dụng, ý nghĩa gì? 4Mỗi dòng 12 tiếng; sử dụng điệp ngữ;đảo ngữ,phép đối xứng => Cánh đồng không chỉ rộng mà còn đẹp, nhiều sức sống, trù phú. gv khái quát Phân tích hình ảnh cụ thể trong 2 câu cuối bài ? chẽn lúa đòng đòng có nghĩa ntn? Kuas sắp trổ bông, đang trưởng thành ở thời kỳ căng nhất mẩy nhất, đầy sức sống nhất hình ảnh so sánh;thân em với chẽn lúa có nghĩa là gì? Người con gái ở tuổi dậy thì; tuổi đẹp nhất, tràn đầy sức xuân như chẽn lúa đang vươn lên tươi đẹp. Em nhận thấy cách dùng từ trong câu ca “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” ntn? Cách dùng từ mới lạ tạo hình ảnh cụ thể đầy ấn tượng. Gv: Hai câu ca gợi sự trẻ trung, hồn nhiên và sức sống đang xuân của cô thôn nữ đi thăm đồng. - Theo em lời trong bài ca là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? có thể là lời cô gái, trước cánh đồng cô nghĩ về thân phận mình…Đó cũng là một cách cảm nhận -Em có cách hiểu nào khác về bài ca dao này? * GV: Có thể hiểu nhiều cách khác nhau theo những tiếp nhận chủ quan của mỗi người Tuy nhiên bài này được hiểu theo cách (1) là phổ biến hơn. - Theo em bài ca dao 4 bày tỏ tình cảm gì? gv khái quát chung II. Tìm hiểu văn bản Bài 1: Hình thức hát đối đáp. - Bài ca bày tỏ sự hiểu biết, niềm tự hào và tình yêu đối với quê hương đất nước. Bài 4: - Dòng thơ kéo dài, có sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng, so sánh - Gợi sự rộng lớn mênh mông và gợi vẻ đẹp trù phú của cánh đồng. - Bài ca là niềm tự hào về vẻ đẹp thanh bình của làng quê và niềm tin tưởng vào cuộc sống. * Ghi nhớ: (40) * Hoạt động 4 : Luyện tập. -Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận. -Thời gian: (5p) Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Em có nhận xét gì về thể thơ của 4 bài ca dao? Tình cảm chung thể hiện trong 4 bài ca dao là gì? - Để thể hiện tình cảm đó tác giả đã lựa chọn những hình thức nào? III. Luyện tập Bài 1 Chủ yếu là thể lục bát quen thuộc Bài 2 Tình yêu, lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước, thể hiện qua hình thức hỏi, đáp; lời mời; lời nhắn gửi. 4, Củng cố:(2p) Học sinh đọc lại toàn bộ 4 bài ca dao. Hãy điểm lại những nghệ thuật đặc sắc mà 4 bài ca dao đã sử dụng. 5, Hướng dẫn về nhà:(1p) Học thuộc lòng 4 bài ca dao. Sưu tầm những bài ca dao có cùng chủ đề với nội dung bài học. * Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. ********************* gày soạn :26 / 8 / 2012 Ngày dạy: 7A: 31 / 9 / 2012 7B: 1 / 9 / 2012 Tiết 11 TỪ LÁY A-Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm từ láy,cấu tạo của 2 loại từ láy: Từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ. - Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt 2/ Kĩ năng: - Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản. - Hiểu nghĩa và biết sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình gợi tiếng, biểu cảm.... 3/ Thái độ: - Giáo dục lòng yêu mến và ham thích tìm hiểu tiếng Việt. B- Chuẩn bị: *GV: : SGK, SGV, thiết kế Ngữ văn,Tư liệu tham khảo, bảng phụ, ví dụ mẫu. *HS: SGK-Vở ghi - soạn bài, chuẩn bị bài tập, C-C¸c kü n¨ng c¬ b¶n ®­îc gi¸o dôc trong bµi *Kü n¨ng:T­ duy, nhËn biªt, ph¸t hiÖn, ph©n tÝch, gi¶i thÝch… D- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1- Ổn định tổ chức: (1p) 7A: …………………….…………7B: …………………….………… 2- Kiểm tra bài cũ: (5p) ? Từ phức gồm những loại nào? Cho VD? Có mấy loại từ ghép? (Từ phức gồm 2 loại : Từ ghép và từ láy. Từ ghép có 2 loại là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. 3- Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. - Mục tiêu:tạo tâm thế cho học sinh - Phương pháp thuyết trình - Thời gian: (1p) Yêu cầu HS nhắc lại :Thế nào là từ láy?. Trong tiết học này, chúng ta sẽ nắm được cấu tạo của từ láy và từ đó vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy. * Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại từ láy. -Mục tiêu:-Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 10p Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS đọc VD 1 - SGK (41) - Chú ý những từ in đậm. Từ đăm đăm có đặc điểm âm thanh và hình thức ntn? GV: Từ láy có hai tiếng giống nhau hoàn toàn về mặt âm thanh, tiếng gốc -> gọi là láy toàn bộ Trong thực tế có những từ như thăm thẳm, bần bật, đèm đẹp đây có được coi là từ láy hoàn toàn không? Gv: Đây chính là các từ láy toàn bộ(hoàn toàn)nó xuất hiện là do có hiện tượng biến đổi thanh điệu ở tiếng thứ nhất, do quy luật hòa phối âm thanh; đây thực chất là việc lặp lại tiếng gốc nhưng biến đổi như vậy để xuôi tai hơn. chính vì vậy mà không thể nói thẳm thẳm, bật bật đẹp đẹp - Các từ láy vừa xét trên là từ láy toàn bộ. Thế nào là từ láy toàn bộ? -Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn,cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối - Hs tìm thêm các ví dụ khác về từ láy toàn bộ VD: đo đỏ, xôm xốp, biêng biếc, trăng trắng, nhàn nhạt Chỉ ra tiếng gốc của hai từ láy đó? Tiếng gốc: mếu, xiêu - Hai từ mếu máo, liêu xiêu là từ láy bộ phận. Thế nào là từ láy bộ phận? Từ láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần - Qua tìm hiểu các bài tập,em cho biết từ láy có mấy loại?Từng loại có cấu tạo như thế nào? -Gọi HS đọc ghi nhớ I- Các loại từ láy: * VD: - Đăm đăm: giống nhau cả âm lẫn tiếng(Láy hoàn toàn). - Mếu máo: giống nhau ở phụ âm đầu: m-> (Láy phụ âm đầu). - Liêu xiêu: giống nhau ở phần vần: iêu ->(Láy phần vần). -> Miếu máo, liêu xiêu là từ láy bộ phận Ghi nhớ 1: SGK (42) * Hoạt động 3: Nghĩa của từ láy -Mục tiêu: Hiểu được cơ chế tạo nghĩa trong tiếng Việt -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 10p - Nghĩa của từ láy: Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh ? Chúng được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh. - Tìm thêm một số từ láy khác có nghĩa tạo thành từ sự mô phỏng âm thanh? Xào xạc,rì rào,róc rách,ầm ầm, ào ào,… - Từ các VD trên,em rút ra kết luận gì về nghĩa của từ láy? Nghĩa của từ láy được tạo thành do đặc điểm hoà phối âm thanh giữa các tiếng. - Các từ láy lí nhí, li ti, ti hí có điểm chung gì về âm thanh và về nghĩa? Đây là những từ láy bộ phận (giống nhau phần vần) -Âm thanh: có âm lượng nhỏ(i) -Nghĩa: giống nhau đều chỉ sự nhỏ bé - Các từ láy nhấp nhô,phập phồng, bập bênh có điểm gì chung về âm thanh và nghĩa? Nhấp nhô: khi nhô lên,khi hạ xuống. Phập phồng:khi phồng khi xẹp. Bập bênh:khi chìm khi nổi =>Đây là những từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau. -Tiếng láy lặp lại phụ âm đầu của tiếng gốc và phần vần của tiếng láy giống nhau -Nghĩa cùng biểu thị một trạng thái vận động. - So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại,đo đỏ, mờ mờ,tim tím, ầm ầm, ào ào…với nghĩa của các tiếng gốc mềm,đỏ, mờ, tím, ầm, ào? So với mềm thì mềm mại mang sắc thái biểu cảm. -So với đỏ, mờ, tím thì đo đỏ ,mờ mờ, tim tím có sắc thái giảm nhẹ. -So với ầm, ào, vang thì ầm ầm, ào ào, vang vang có sắc thái nhấn mạnh. - Như vậy nghĩa của từ láy được tạo thành như thế nào? II- Nghĩa của từ láy: * Ví dụ 1/42 - Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu: =>nghĩa được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh. * Ví dụ 2/42 a, Lí nhí, li ti, ti hí: gợi tả những hình dáng âm thanh nhỏ bé. b, Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: Biểu thị một trạng thái vận động khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng, khi xẹp, khi nổi, khi chìm. * Ví dụ 3/42 .- Mềm mại, đo đỏ: Mang sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ. - Đỏ đỏ: sắc thái mạnh hơn. * Ghi nhớ 2: SGK (42 * Hoạt động 4: Luyện tập. -Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận. -Thời gian: 15p - Đọc đoạn văn: “Mẹ tôi, giọng khản đặc...nặng nề thế này”(Cuộc chia tay của những con búp bê): + Tìm các từ láy trong đoạn văn? + Xếp các từ láy theo 2 loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận? - Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy? - Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống? Đặt câu có sử dụng từ láy. III-Luyện tập: Bài 1/43 - Từ láy toàn bộ: thăm thẳm, bần bật, chiêm chiếp - Từ láy bộ phận: Nức nở, tức tưởi, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nhảy nhót, nặng nề. Bài 2/43 - Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách. Bài 3 /43 a, Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên con. b, Làm xong công việc nó thở phào nhẹ nhõm như trút đựơc gánh nặng. Bài 4/43 Hoa có dáng người nhỏ nhắn , rất ưa nhìn. 4, Củng cố(2p) - Giáo viên hệ thống lại bài 5, Hướng dẫn về nhà(1p) - Học thuộc ghi nhớ, hoàn chỉnh các bai tập còn lại - Xem trước bài mới Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. ********************* Ngày soạn: 30 / 8 / 2012 Ngày dạy : 7A: 4/ 9 / 2012 7B: 6/ 9 / 2012 Tiết 12 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 (LÀM Ở NHÀ) A- Mục tiêu bài học:: 1/ Kiến thức: -Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn; Củng cố lại những liến thức và kĩ năng đã học về liên kết, về bố cục và mạc lạc trong văn bản. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc. 3/ Thái độ: Ý thức tạo lập văn bản một cách tự giác. B- Chuẩn bị: GV: - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi,tổ chức các hoạt động,bảng phụ. HS: - Xem trước nội dung bài học, làm trước phần luyện tập. C.Kü n¨ng sèng c¬ b¶n ®­îc gi¸o dôc trong bµi *Kü n¨ng: T­ duy, nhËn biÕt, ph¸t hiÖn, ph©n tÝch… D- Tiến trình tổ chức hđ dạy và học: 1- Ổn định tổ chức:(1p) 7A: …………………….………………………. 7B: …………………….………………………. 2- Kiểm tra:(5p) ? Thế nào là một văn bản có tính mạch lạc? Cho VD? Trả lời: Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài,biểu hiện một chủ đề xuyên suốt; được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe). 3- Bài mới * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. -Mục tiêu:tạo tâm thế cho học sinh -Phương pháp thuyết trình -Thời gian: (1p) Các em vừa học về bố cục, liên kết và mạch lạc trong một văn bản để làm gì? Không chỉ để hiểu biết thêm về văn bản mà còn để tạo lập một văn bản đạt yêu cầu. * Hoạt động 2: Các bước tạo lập văn bản. -Mục tiêu: Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Tình huống1: Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập. Tan học, em muốn về nhà thật nhanh để báo tin vui cho cha mẹ. Em sẽ kể cho mẹ nghe em đó cố gắng như thế nào để có kết quả học tập tốt như hôm nay. Em tin rằng mẹ sẽ vui và tự hào về đứa con yêu quí của mẹ lắm - Trong tình huống trên em sẽ báo tin cho mẹ bằng cách nào? ( Kể ) - Em sẽ xây dựng vb nói hay vb viết? - Văn bản nói ấy có nội dung gì ? Nói cho ai nghe ? Để làm gì ? * Tình huống 2: Vừa qua em được nhà trường khen thưởng vì có nhiều thành tích trong học tập. Em hãy viết thư cho bạn để bạn cùng chia sẻ niềm vui với em. - Trong tình huống trên em sẽ làm ntn? ? Muốn xây dựng một văn bản thì em phải làm gì? - Xác định vb đó viết cho ai - Viết về vấn đề gì? - Giải thích lý do đạt kết quả trên. >> Tóm lại khi có nhu cầu giao tiếp ta phải xây dựng vb. Muốn vb tốt ta phải định hướng được về nội dung, mục đích, và đối tượng cách thức trình bày. ? Để mẹ hiểu được những điều em muốn nói một cách dễ dàng thì em phải làm gì? Phải xây dựng bố cục vb. Gồm có 3 phần. - Mở bài: Giới thiệu buổi lễ khen thưởng của nhà trường. - Thân bài: lý do em được khen thưởng. - Kết bài: Cảm nghĩ của em. GV hướng dẫn HS lập dàn ý chi tiết phần thân bài. VD: Trước đây em học chưa tốt. - Mỗi khi thấy các bạn được khen em có suy nghĩ gì? - Từ đó em quyết tâm phấn đấu ra sao? - Em được khen thưởng có xứng đáng không? GV chốt: ?. Như vậy xây dựng bố cục vb sẽ giúp em điều gì? * GV: Xây dựng bố cục văn bản sẽ giúp em nói, viết chặt chẽ, mạch lạc và giúp người nghe (người đọc) dễ hiểu hơn. - Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đó tạo được 1 văn bản chưa? Hãy cho biết việc viết thành văn bản ấy cần đạt đựơc những yêu cầu gì? ? Vậy sau khi có bố cục thì ta phải làm gì? Phải diễn đạt thành lời văn, bao gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết với nhau. ? Em hãy cho biết, việc viết thành văn cần đạt được những yêu cầu gì trong những yêu cầu dưới đây? Cần phải diễn đạt các ý đã ghi trong dàn ý thành lời văn, đoạn văn, chính xác và mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ. đây là khâu quan trọng nhất, công phu nhất. ?. Với một vb khi viết xong có cần kiểm tra lại không? ?. Nếu kiểm tra lại dựa theo những tiêu chuẩn nào? Sửa chữa những sai sót, bổ sung thiếu... HS đọc ghi nhớ I- Các bước tạo lập văn bản : 1. Định hướng: Tình huống 1 * Xây dựng văn bản nói: - Nội dung: Giải thích lí do đạt kết quả tốt trong học tập - Đối tượng: Nói cho mẹ nghe - Mục đích: Để mẹ vui và tự hào về đứa con ngoan ngoãn, học giỏi. Tình huống 2 * Xây dựng văn bản viết : - Viết thư cho ai ? (Đối tượng) Viết cho bạn - Viết để làm gì?( mục đích) - Viết về cái gì? (nội dung) - Viết như thế nào?( cách thức trình bày) 2- Xây dựng bố cục văn bản (Tìm ý, sắp xếp ý ) * Bố cục: 3 phần 3- Diễn đạt thành bài văn: - Câu văn, đoạn văn rõ ràng, chính xác, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau 4- Kiểm tra văn bản: - Đó đạt yêu cầu chưa. - Cần sửa chữa gỡ. * Ghi nhớ: SGK (46) * Hoạt động 3:Luyện tập. -Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thực hành. -Thời gian: 15p Hướng dẫn HS làm BT1.Định hướng HS vào 2 câu (c )và(d) HS Thảo luận nhóm, ghi ý kiến trả lời. HS thảo luận nhóm, làm vào phiếu HT, cử đại diện trình bày II-Luyện tập: Bài 1/46 Chú ý (c,d) Bài 2/46 a- Không chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích. Điều quan

File đính kèm:

  • docGA VAN 7 TUAN 3 HMY.doc