Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 98: Ôn văn

Yêu cầu: Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật, nội dung chính và ý nghĩa văn bản:

A/ Hệ thống văn bản từ tuần 19 đến tuần 25:

 1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

 2. Tục ngữ về con người và xã hội

 3. Tính thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

 4. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

5. Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

B/ Kiến thức cần nhớ

* Khái niệm tục ngữ: (SGK)

* Đặc điểm trong cách diễn đạt:

- Ngắn gọn - ít lời, nhiều ý

- Vần lưng. Các vế đối xứng nhau

- Hình ảnh cụ thể, sinh động .

- Thường sử dụng lối nói quá

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 98: Ôn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN VĂN BẢN Yêu cầu: Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật, nội dung chính và ý nghĩa văn bản: A/ Hệ thống văn bản từ tuần 19 đến tuần 25: 1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2. Tục ngữ về con người và xã hội 3. Tính thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) 4. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) 5. Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) B/ Kiến thức cần nhớ * Khái niệm tục ngữ: (SGK) * Đặc điểm trong cách diễn đạt: - Ngắn gọn - ít lời, nhiều ý - Vần lưng. Các vế đối xứng nhau - Hình ảnh cụ thể, sinh động .. - Thường sử dụng lối nói quá 1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất a) Nội dung - Kinh nghiệm quí báu của nhân dân về thiên nhiên (1-4) - Kinh nghiệm quí báu của nhân dân về LĐSX (5-8) -> Có liên quan đến nhau; đều dựa vào qui luật thiên nhiên. b) Nghệ thuật - Cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc - Sử dụng kết cấu diễn đạt: đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết... - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng c) Ý nghĩa: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quí giá của nhân dân ta. 2. Tục ngữ về con người và xã hội a) Nội dung - Thể hiện truyền thống tôn vinh giá trị con người (đạo lí, lẽ sống nhân văn ...) - Bài học, lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực. b) Nghệ thuật - Cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc - Sử dụng các phép so sánh: (1, 6, 7), ẩn dụ (8, 9), đối, điệp từ, ngữ ... - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng c) Ý nghĩa: Không ít câu tục ngữ về con người và xã hội à những bài học quí giá của nhân dân ta. 3. Tính thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) - Văn chính luận chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh - Yêu nước là truyền thống đáng tự hào của nhân dân ta được hình thành qua trường kì líchử và ngày càng được bồi đắp thêm. - Hiểu rõ và phát huy ... là nhiệm vụ hết sức quan trọng. - Xuất xứ: (SGK) a) Nội dung - Luận điểm khái quát: Lòng yêu nước nồng nàn là truyền thống quí báu của dân tộc VN - Chứng minh: + Luận điểm 1: Truyền thống yêu nước ... theo dòng thời gian lịch sử + Luận điểm 2: "Đồng bào ta ..." bằng thực tế cuộc KC chống Pháp xâm lược. + Luận điểm 3: Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước . Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước. . Tuyên truyền, tổ chức ... (SGK) b) Nghệ thuật: - Xây dựng hệ thống luận điểm ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng - Lập luận chặt chẽ - Dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc (phong phú với các biểu hiện đa dạng) của tinh thần yêu nước ... (thời gian, lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền, giới tính ...) - Từ ngữ gợi hình ảnh làn sóng, lướt qua, nhấn chìm, kết thành ... -> thể hiện cụ thể, sinh động những sắc thái khác nhau về sức mạnh của tinh thần yêu nước - Phần cuối: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí.... trong hòm. so sánh -> Khẳng định giá trị quí báu, giúp người đọc hình dung hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo hoặc bộc lộ rõ ràng ... - Biện pháp liệt kê theo mối quan hệ cùng bình diện: (nêu tên các anh hùng, các biểu hiện khác nhau ...) - Mô hình câu có quan hệ từ sóng đôi: từ ... đến. c) Ý nghĩa: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta cần được phát huy trong mọi hoàn cảnh để bảo vệ và xây dựng đất nước. 4. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) - Tác giả: (1906 – 2000) + Một trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ... từng là Thủ tướng chính phủ trên 30 năm đồng thời cũng là một nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng. + Những tác phẩm của ông hấp dẫn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng. - Văn bản trích từ diễn văn Chủ tịch Hô Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác 1970. + Phương thức biểu đạt: nghị luận + Vấn đề nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hồ a) Nội dung: Luận điểm chính: + Sự nhất quán giữa đời hoạt động cách mạng với đời sống bình thường giản dị của Hồ chủ tịch -> Phẩm chất cao quí của người chiến sĩ cách mạng - Chứng minh từ các phương diện: bữa ăn, đồ dùng, nơi ở, lối sống, quan hệ với mọi người, tác phong… - Nghệ thuật chứng minh trong đoạn văn 3 + Nêu vấn đề cần chứng minh: Con người Bác, đời sống của Bác giản dị (Bữa cơm: (…) -> nhận xét, lời bình ... Cái nhà: (…) -> lời bình, việc làm (…), đời sống sinh hoạt thường ngày (…), trong lời nói và bài viết - Chứng cứ giàu sức thuyết phục: + Luận cứ toàn diện (nhiều mặt) + Dẫn chứng phong phú, xác thực, cụ thể, rõ ràng … ,đáng tin cậy. + Sau mỗi luận cứ, thường kết thúc bằng một lời đánh giá, bình luận. - Thái độ của tác giả đối với Bác: cảm phục, ngợi ca chân thành, nồng nhiệt. Thể hiện niềm tự hào sâu sắc đói với lãnh tụ. - Nghệ thuật lập luận trong đoạn văn 4 (Chớ hiểu lầm … không phải lối sống khắc khổ … -> giải thích, bình luận. Đó thực sự là …-> khẳng định ) b) Nghệ thuật: - Kết hợp chứng minh, đánh giá, bình luận - Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, xác thực - Tình cảm ngưỡng mộ, trân trọng, tự hào c) Ý nghĩa - Bài văn ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 5. Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) - Tác giả (1909 - 1982) + Nhà phê bình văn học xuất sắc TKXX + Giải thưởng Hồ Chí Minh ... (2000) + Tác phẩm NT: Thi nhân Việt Nam Văn bản in trong cuốn Văn chương và hành động a) Nội dung: * Các luận điểm Luận điểm 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương - Cốt yếu: chính, quan trọng nhất - Theo Hoài Thanh: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, thương muôn vật, muôn loài. Luận điểm 2: Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Văn chương sáng tạo ra sự sống. - Hình dung sự sống: Phản ánh cuộc sống thực tại - Sáng tạo sự sống: Góp phần giúp con người phấn đấu, xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. => Đời sống nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương. Luận điểm 3: Công dụng của văn chương - Câu văn: Và vì thế, công dụng của văn chương ...và gợi lòng vị tha - Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn có b) Nghệ thuật * Là văn bản nghị luận văn chương: - Có luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục - Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn ... - Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc. c) Ý nghĩa: Quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.

File đính kèm:

  • docOn van ban KT t98.doc
Giáo án liên quan