Giáo án Toán học 7 - Đại số - Tiết 41: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: - Học sinh hiểu được bảng “tần sô” là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.

- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng.

- Học sinh: Đồ dùng học tập, bảng phụ, bút dạ.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Đại số - Tiết 41: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 41 Ngày soạn: 02 / 01/ 2013 Lớp 7A1 Ngày soạn: 03 / 01 / 2013 BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: - Học sinh hiểu được bảng “tần sô” là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng. - Học sinh: Đồ dùng học tập, bảng phụ, bút dạ. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Tổ chức: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Em hãy cho biết thế nào là giá trị của dấu hiệu ? Tần số của mỗi giá trị ? Yêu cầu HS đó làm bài tập 2 (SBT/T3) Gọi HS nhận xét bài làm của bạn sau đó chuẩn hoá và cho điểm. HS: Trả lời Giá trị của dấu hiệu là số liệu ứng với mỗi đơn vị điều tra Tần số của mỗi giá trị là sô lần xuất hiện của mỗi giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu. HS: Làm bài tập 2 SBT Trước hết bạn Hương phảI hỏi từng bạn trong lớp xem các bạn thích màu gì và ghi lại. Có 30 bạn HS tham gia trả lời Dấu hiệu là Màu mà bạn HS trong lớp ưa thích nhất Có 9 màu khác nhau Lập bảng tương ứng giá trị và tần số Giá trị Đ Xt T V Tn Ts Xb H Xc Số lần 6 3 4 4 3 3 1 3 1 Hoạt động 2: Lập bảng “tần số” Yêu cầu HS làm ?1(SGK/T9) theo nhóm Quan sát bảng 7 SGK. Hãy vẽ một khung HCN gồm 2 dòng: ở dòng trên ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần. ở dòng dưới ghi lại các tần số tương ứng ? Em hãy cho biết các giá trị khác nhau ở bảng 7 ? Số lần xuất hiện các giá trị khác nhau đó ? GV: Nhận xét và chuẩn hoá GV: Bảng như trên gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu. Tuy nhiên để cho tiện, từ nay trở đi ta sẽ gọi bảng đó là bảng “ tần số ”. Ví dụ từ bảng 1 SGK ta có bảng tần số sau: Giá trị(x) 35 30 28 50 Số lần(n) 7 8 2 3 N = 20 HS: Quan sát bảng 7 SGK và tìm các giá trị khác nhau Các giá trị khác nhau là: 98 , 99 , 100 , 101 , 102 Số lần xuất hiện tương ứng là: 3 , 4 , 16 , 4 , 3 Lập bảng tần số: Giá trị 98 99 100 101 102 Tần số 3 4 16 4 3 Hoạt động 3: Chú ý GV: Giới thiệu chú ý SGK a) Có thể chuyển bảng tần số dạng ngang như bảng trên thành bảng dọc (chuyển dòng thành cột) Giá trị (x) Tần số (n) 28 2 30 8 35 7 50 3 N = 20 b) Từ bảng tần số giúp chúng ta quan sát, nhận xét về giá trị của dấu hiệu một cách dễ dàng hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu, đồng thời sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tính toán sau này. Từ bảng trên em hãy cho biết số lớp trồng được ít cây nhất ? Số cây của các lớp trồng được chủ yếu là ? GV: Ví dụ từ bảng trên ta có thể nhận xét: - Tuy số các giá trị của X là 20, song chỉ có 4 giá trị khác nhau - Chỉ có 2 lớp trồng được 28 cây, song lại có 8 lớp trồng được 30 cây. - Số cây trồng được chủ yếu của các lớp là 30 , 35 cây HS: Nghe GV giới thiệu chú ý và ghi lại bảng trên vào vở HS: Trả lời Số lớp trồng được ít cây nhất là: 2 với 28 cây Số cây trồng được chủ yếu là 30 , 35 cây với 15 lớp. 4. Củng cố: Qua bài học trên em hãy cho biết điều chúng ta cần chú ý là gì ? GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi: thống kê ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp và lập bảng tần số. GV: Lập bảng gồm 14 cột, 2 dòng và ghi ở dòng trên từ tháng 1 đến tháng 12 sau đó hỏi HS tháng sinh và điền vào bảng. Bài tập 6: (SGK/T11) (Bảng phụ) Yêu cầu HS hoạt động nhóm Nhóm chẵn: a) Nhóm lẻ: b) HS: Trả lời Từ bảng số liệu thống kê ban đầu có thể lập bảng tần số (bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu) Bảng tần số giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này. Lập bảng: X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 n N= HS làm bài 6 (SGK/T11) theo nhóm Kết quả: a) Dấu hiệu: Số con của mỗi gia đình. + Bảng “tần số”: Số con (X) 0 1 2 3 4 Tần số (n) 2 4 17 5 2 N = 30 b) Nhận xét: - Số con từ 0 đến 4 con - Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Về nhà ôn tập bài cũ. Chuẩn bị bài mới 2. Giải các bài tập 7, 8, 9 SGK trang 11, 12 HD: Bài 7: - Dấu hiệu: Tuổi nghề của môic công nhân. Số các giá trị 25 - Lập bảng tần số Tuổi nghề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số N = 25 Giờ sau: “ Biểu đồ ”

File đính kèm:

  • docTiết 42 .doc
Giáo án liên quan