Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho đề văn nghị luận

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Làm quen với các đề văn NL, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn NL.

b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập ý cho bài NL.

c. Thái độ Giáo dục tính cẩn thận khi tìm hiểu đề, lập ý cho bài văn NL.

2. CHUẨN BỊ:

GV: Bảng ghi đề văn.

HS: SGK ,VBT , chuẩn bị bài.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp gợi tìm,giao tiếp, trực quan

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho đề văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN Tiết 80 ND: 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Làm quen với các đề văn NL, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn NL. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập ý cho bài NL. c. Thái độ Giáo dục tính cẩn thận khi tìm hiểu đề, lập ý cho bài văn NL. 2. CHUẨN BỊ: GV: Bảng ghi đề văn. HS: SGK ,VBT , chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp gợi tìm,giao tiếp, trực quan 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận? (10đ) - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn. - Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. - Lập luận là cách luận cứ để dẫn đến luận điểm. 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Mỗi một phương thức biểu đạt sẽ có một dạng đề tập làm văn khác nhau . Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu “Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận” để so sánh đề và cách lập ý của văn nghị luận có gì khác với đề và cách lập ý của các dạng đề khác HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS PHẦN GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu đề văn nghị luận. Hs đọc đề trong Sgk. Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? - Được (đề văn NL cung cấp đề bài cho bài văn nên không thể đề ra làm đề bài). Nếu dùng được đề bài cho bài văn sắp xếp có được không? - Thông thường đề bài của 1 bài văn thể hiện chủ đề của nó. Do vậy đề ra như trên hoàn toàn có thể làm đề bài cho bài văn sẽ viết. Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề bài trên là đề văn NL? - Mỗi đề đều ra 1 số KN, 1 vấn đề lí luận. - Khi đề nêu lên 1 tư tưởng, 1 quan điểm thì người viết hoặc là đồng tình ủng hộ hoặc là phản đối. Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? Đề: Chớ nên tự phụ. Đề nêu lên vấn đề gì? Hs nêu vấn đề. Đối tượng và phạm vi NL ở đây là gì? Hs xác định. Khuynh hướng tư tưởng của đề là KĐ hay PĐ. Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì? Xác định. Trước 1 đề văn, muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều gì trong đề? Hoạt động 2: Lập ý cho bài văn nghị luận. . Theo em lập ý cho bài văn NL là làm những gì? - Xác lập luận điểm, tìm luận cứ, xây dựng lập luận. GV yêu cầu HS xác lập luận điểm cho đề bài “Chớ nên tự phụ”. - Đó là 1 ý kiến đúng, chúng ta tán thành ý kiến đó và lập luận cho ý kiến đó. Để lập luận cho tư tưởng chớ nên tự phụ, chúng ta nêu ra những luận cứ nào? Với đề bài trên chúng ta xây dựng lập luận như thế nào? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Nêu ND và TC của đề văn NL? Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là gì? lập ý cho đề văn NL là làm những gì? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. HS đọc ghi nhớ SGK/23. Hoạt động 3: Luyện tập. Gọi HS đọc BT VBT. GV hướng dẫn HS làm. Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét, sửa chữa. I. Tìm hiểu đề văn nghị luận. 1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận. Các đề văn: SGK/21 - ND: Nêu ra 1 vấn đề bàn bạc và đòi hỏi người viết phải bày tỏi ý kiến của mình đối với vấn đề đó. - Tính chất: Có tính định hướng cho bài viết. 2. Tìm hiểu đề văn nghị luận. Đề: Chớ nên tự phụ. - Vấn đề: Lời khuyên nên tránh thói tự phụ. - Đối tượng và phạm vi NL: Những biểu hiện của tính tự phụ và những tác hại của tính tự phụ. - Khuynh hướng tư tưởng của đề: Phủ định tính tự phụà Tán đồng với lời khuyên đó. - Đề đòi hỏi người viết phải giải thích rõ thế nào là tự phụ và phân tích tác hại của tính tự phụ. à Xác định đúng vấn đề, phạm vi tính chất của bài NL. II. Lập ý cho bài văn nghị luận. Đề: Chớ nên tự phụ. 1. Xác lập luận điểm: - Luận điểm: Chớ nên tự phụà là 1 ý kiến thể hiện 1 tư tưởng thái độ đối với thói tự phụ. 2. Tìm luận cứ: - Tự phụ là gì (Là tự đánh giá quá cao tài năng, thành tíchà coi thường mọi người). - Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? (Vì thói tự phụ gây ra nhiều tác hại đối với mọi người, đối với bản thân). 3. Xây dựng lập luận: * Ghi nhớ: SGK/23 III. Luyện tập: 1. Tìm hiểu đề - Lợi ích của việc đọc sách - Việc đọc sách và ích lợi của việc đọc những cuốn sách tốt - Khuynh hướng: Khẳng định lợi ích của việc đọc sách 2. Lập ý - Luận điểm: Sách … hàng ngày - Luận cứ + Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta + Sách cho ta thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người + Sách đem lại cho ta đời sống nội tâm phong phú …hiểu rõ về bản thân mình. + Phải biết chọn sách mà đọc và biết chân trọng nâng niu những cuốn sách quí - Lập luận: Bắt đầu từ luận điểm rồi phân tích dần từng luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm 4.4. Củng cố và luyện tập: Tính chất nào phù hợp với đề bài “Có công mài sắc, có ngày nên kim”? A. Phân tích. B. Ca ngợi. C. Tranh luận. D. Khuyên nhủ. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài : Bố cục và phương pháp lập luận…. + Tìm hiểu qua bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 80.doc