I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Hiểu được trên những nét chung sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả .
- Nắm được những điểm nổi bậc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn : Lập luận chăt chẽ, chứng cứ toàn diện , văn phong có tính khoa học .
II/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Tổ chức Đọc –hiểu văn bản :
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 85 , ( tuần 22) SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
Ngày soạn :………………. Đặng Thai Mai
Ngày dạy:….................
I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Hiểu được trên những nét chung sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả .
- Nắm được những điểm nổi bậc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn : Lập luận chăït chẽ, chứng cứ toàn diện , văn phong có tính khoa học .
II/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Tổ chức Đọc –hiểu văn bản :
Hoạt động của GV –HS
Nội dung
Hđ 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Gọi HS đọc và chọn đọc mẫu 1 đoạn .
Giải thích một vài từ ngữ khó.
Tìm và nêu luận điểm của bài ( Tiếng Việt …..tiếng hay)
Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn .
+ Đoạn 1: “ Người Việt Nam ……..lịch sử”:
Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy .
+ Đoạn 2: Phần còn lại : chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú ( cái hay) của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp ,sự giàu đẹp ấy cũng là chứng cứ về sức sống của tiếng Việt.
Hđ 2: - Phân tích đoạn 1 .
Hãy cho biết nhận định “Tiếng Việt …..tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như thế nào?
- HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi .
Hđ 3: -Phân tích đoạn 2.
- Tác giả đã chứng minh cho nhận định cơ bản ở phần đầu của bài bằng những chứng cứ giàu sức thuyết phục , trình bày lập luận chặt chẽ .
- HS suy nghĩ, phát hiện và đánh giá được nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn .
- Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gìvà sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?
- Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào?
- Yêu cầu HS tìm những dẫn chứng cụ thể trong tiếng Việt, đặc biệt là trong thơ văn để làm rõ các nhận định của tác giả .
Hđ 4: - Nhận xét chung về nghệ thuật nghị luận của bài văn .
Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là gì?
Dựa vào phần Ghi nhớ tổng kết chung về bài văn.
Hđ 5: - Luyện tập :
1-“ Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báocủa dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quí trọng nó , làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” ( Hồ Chí Minh)
2- Tiếng suối tronh như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
( cảnh khuya- Hồ Chí Minh)
I- Giới thiệu:
1- Tác giả và bài viết SGK /36
2 – Thể loại văn bản :
Nghị luận chứng minh. Luận đề sự giàu đẹp của tiếng Việt .
3- Bố cục : 2 đoạn .
- Đoạn 1: Người Việt Nam ……..lịch sử
- Đoạn 2: Phần còn lại.
II- Tìm hiểu văn bản:
1 – Nhận định tổng quát về tiếng Việt .
- “ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp , một thứ tiếng hay”
- Giải thích ngắn gọn về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt .
2 – Chứng minh vẻ đẹp và phong phú của tiếng Việt .
a- Vẻ đẹp của tiếng Việt .
- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp à vềø mặt ngữ âm .
- Ý kiến của người nước ngoài .
- Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu .
-Cú pháp cân đối , nhịp nhàng.
- Từ vựng dồi giàu giá trị thơ, nhạc, hoạ.
b- Sự phong phú, cái hay của tiếng Việt
- Có khả năng dồi giàu về từ ngữ và hình thức diễn đạt .
- Có khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt .
- Thoả mãn được nhu cầu văn hoá của dân tộc .
3- Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn:
- Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận .
- Lập luân chặt chẽ.
- Dẫn chứng bao quát, toàn diện .
- Sử dụng biện pháp mở rộng câu.
III – Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/ 37
4/ Củng cố :
Tác giả đã chứng minh đăïc điểm đẹp và hay của tiếng Việt như thế nào? Bằng những chứng cứ gì?
5/ Dặn dò:
Làm bài tập 1.
Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu.
Đọc bài đọc thêm : Tiếng Việt giàu và đẹp.
Tiết 86 , ( tuần 22) THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
Ngày soạn :……………….
Ngày dạy:….................
I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.
Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở Tiểu học.
II/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
-Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì ?
- Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào ?
- Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là gì?
3/ Tổ chức các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hđ 1: -Tìm hiểu đăïc điểm của trạng ngữ :
Chép đoan trích ở phần I lên bảng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
1- Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học , hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên .
Bước 1: Xác định trạng ngữ trong mỗi câu.
2- Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
Bước 2: - Tìm hiểu nội dung và trạng ngữ bổ sung cho câu .
- HS trao đổi trả lời.
3- Có thể chuyển những trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu ?
Bước 3: Tìm hiểu vị trí của trạng ngữ trong câu.
Về nguyên tắc, có thể đặt trạng ngữ ở những vị trí khác nhau trong câu ( ở đầu câu, cuối câu, hoặc giữa câu). Giữa trạng ngữ với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nốihặc một dấu phẩy khi viết; trong trường hợp trạng ngữ được đăït ở cuối câu thì yêu cầu này là bắt buộc vì nếu không nó sẽ được hiểu là phụ ngữ của một cụm động từ hay một cụm tính từ trong câu .
Hđ 2:- Hệ thống hoá kiến thức .
HS róm tắt nội dung Ghi nhớ .
Hđ 3: - Luyện tập :
Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 SGK /40 .
1- HS đọc 4 câu trong bài tập 1 và trả lời trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ . Trong những câu còn lại cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?
2- Yêu cầu HS đọc và tìm trạng ngữ trong đoạn trích a,b
I – Đặc điểm của trạng ngữ.
Ví dụ: SGK/39
- Dưới bóng tre xanh à trạng ngữ bổ sung thông tin về địa điểm .
- Đã từ lâu đời.
- Đời đời , kiếp kiếp.
- Từ nghìn đời nay.
à Trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian .
có thể chuyển các trạng ngữ sang các vị trí khác nhau .
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời người dân cày VN dựng nhà , dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
Người dân cày VN, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời………..
* Ghi nhớ SGK /39.
II - Luyện tập :
1-
- Câu b là câu có cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ .
- Trong các câu còn lại ,cụm từ mùa xuân làm :
+ Chủ ngữ và vị ngữ(a)
+ Phụ ngữ trong cụm đôạng từ (c)
+ Câu đặc biệt (d)
4/ Củng cố :
Trạng ngữ có thể bổ sung cho câu những nội dung gì?
Đặc điểm về hình thức của trạng ngữ
5/ Dặn dò:
Làm bài tập 3.
Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh .
…………………………………….¯…………………………..
Tiết 87, 88 , ( tuần 22) TÌM HIỂU CHUNG
Ngày soạn :………………. VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Ngày dạy:….................
I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : Nắm được mục đích , tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
II/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Tổ chức các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hđ 1: - Nêu câu hỏi để HS hiểu nhu cầu chứng minh trong đời sống .
Hãy nêu ví dụ và cho biết : Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh ? khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh ?
Trong văn bản nghị luận khi người ta chỉ được sử dụng lời văn ( không được dùng nhân chứng, vật chứng ) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy ?
Hđ 2: - Tìm hiểu chứng minh qua văn bản chứng minh .
Bước 1: Cho HS đọc bài văn Đừng sợ vấp ngã.
Bước 2: Tìm luận cần chứng minh .
Luận điểm cơ bản của bài văn nàu là gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.
Bước 3: Tìm hiểu quá trình chứng minh và cách chứng minh .
Để khuyên người ta “ đừng sợ vấp ngã” Bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin hay không ? Qua đó em hiểu phép lập luận chứng minh là gì ?
Trước tư tưởng “Đừng sợ vấp ngã” Người đọc sẽ thầm thắc mắc tại sao không sợ ? và bài văn phải trả lời , tức là chứng minh chân lí vừa nêu cho sáng tỏ, vì sao mà không sợ vấp ngã – Bài viết nêu ra mấy ý :
a- Vấp ngã là thường và lấy ví dụ mà ai có kinh nghiệm để chứng minh .
b- Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã , nhưng vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng – Bài viết nêu 5 danh nhâaai cũng phải thừa nhận.
Kết bài , bài viết đưa ra cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng .
Bước 4 – Xem xét cách chứng minh và luận cứ để chứng minh .
Bài viết dùng toàn sự thật ai cũng công nhận. Chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác à lập luận chặt chẽ .
Bước 5: - Hướng dẫn học Ghi nhớ .
Hđ 3: - Củng cố kiến thức .
Bước 1: - HS đọc bài văn
“ không sợ sai lầm” và trả lời câu hỏi .
a- Bài văn nêu lên luận điểm gì ? Hãy tìm những câu mang những luận điểm đó .
Bước 2: - Cho HS chỉ ra luận điểm.
b- Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào ? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không ?
Bước 3: - Yêu cầu HS tìm ra cách chứng minh của bài văn . Ở đây khác bài trên , người viết dùng lí lẽ để chứng minh . Yêu cầu các em chỉ ra các lí lẽ và sự phân tích dùng để chứng minh.
c- Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã .
Bước 4 : Khẳng định lại những điều Ghi nhớ .
I – Mục đích và phương pháp chứng minh .
1- Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến ( luận đỉêm) nào đó là chân thực.
2 – Trong văn bản nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ , dẫn chứng nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng đắn.
3- Bài văn nghị luận “Đừng sợ vấp ngã”.
a- Luận điểm cơ bản.
Luận điểm cơ bản thể hiện ngay ở nhan đề “Đừng sợ vấp ngã” , được nhắc lại ở câu kết: “Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại”
b- Lập luận chứng minh .
- Nêu luận điểm chứng minh “Đừng sợ vấp ngã” .
- nêu một số ví dụ về việc vấp ngã trong đời sống hàng ngày .
- Nêu năm danh nhân thế giới đã từng vấp ngã nhưng thất bại không ngăn cản họ trở thành nổi tiếng .
- Kết luân điều đáng sợ hơn là không cố gắng hết mình .
à Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ , bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đúng sự thật .
Ghi nhớ: SGK/ 42 .
II- Luyện tập :
Bài văn “ khong sọ sai lầm”
Luận điểm :
Luận điểm nằm trong nhan đề của bài : không sợ sai lầm được khẳng định trong câu văn cuối : Không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận.
Luận cứ:
- Lí lẽ , phân tích:
+ Sợ thất bại , trốn tránh thực tế, không bao giờ có thể tự lập được .
+ Sai lầm có hai mặt tổn thất- bài học kinh nghiệm .
+ Tiếp tục tiến vào tương lai và hành động , dù có gặp thấùt bại vì thất bại là mẹ thành công .
+ Phải biết suy nghĩ , rút ra kinh nghiệm
- Dẫn chứng .
+ Tập bơi lội .
+ Học ngoại ngữ .
Cách lập luận chứng minh :
Trong bài “Đừng sợ vấp ngã” người viết dngf lí lẽ và dẫn chứng ( chủ yếu là dẫn chứng) để chứng minh.
Trong bài “ Không sợ sai lầm” người viết chỉ dùng lí lẽ và phân tích các lí lẽ để chứng minh cho luận điểm . Đó là những lí lẽ đã được thừa nhận .
4/ Củng cố :
Thế nào là chứng minh trong văn nghị luận .
5/ Dặn dò:
Đọc bài đọc thêm .
Chuẩn bị bài thêm trạng ngữ cho câu( tt)
File đính kèm:
- Tiet 85 Su giau dep cua tieng Viet.doc