Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.

 - Ôn lại các trạng ngữ đã học ở tiểu học.

b. Kĩ năng:Rèn kĩ năng thêm trạng ngữ vào câu khi cần thiết.

c. Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận khi làm bài.

2. CHUẨN BỊ:

GV:.Bảng bài tập

HS: SGK ,VBB, chuẩn bị bài.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: RLTM ,phương pháp hợp tác

4. TIẾN TRÌNH:

4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4311 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU Tiết 86 ND: 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu. - Ôn lại các trạng ngữ đã học ở tiểu học. b. Kĩ năng:Rèn kĩ năng thêm trạng ngữ vào câu khi cần thiết. c. Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận khi làm bài. 2. CHUẨN BỊ: GV:.Bảng bài tập HS: SGK ,VBB, chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: RLTM ,phương pháp hợp tác… 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện 4.2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? (7đ) - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN – VN. - Câu đặc biệt thường được dùng để: + Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. + Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. + Bộc lộ cảm xúc. + Gọi đáp. Trong các câu sau, câu nào là câu ĐB? (3đ) A. Trên cao, bầu trời trong xanh không 1 gợn mây. B. Lan học rất giỏi. C. Hoa sim D. Mưa rất to. 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Ở cấp I các em đã biết thế nào là trạng ngữ nhưng ở mức độ kiến thức thấp. Tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu sâu thêm về trạng ngữ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS PHẦN GHI BẢNG Hoạt động 1: Đặc điểm của trạng ngữ HS đọc ví dụ Sgk. Hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên? Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những ND gì? Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào khác trong câu? HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét, diễn giảng. - Người dân cày VN, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. à Người dân cày VN dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời. - Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người. à Tre đời đời, kiếp kiếp ăn ở với người. - Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc. à Cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc từ nghìn đời nay. Nêu đặc điểm của trạng ngữ: Về ý nghĩa, về hình thức? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Cho VD các loại trạng ngữ của câu? Gv treo bảng bài tập, chỉ ra trạng ngữ? + Chỉ nơi chốn: Trên hươg án, trầm hương toả khói thơm. + Chỉ thời gian: Mùa xuân, chim én bay đầy trời. + Chỉ nguyên nhân: Vì bị bệnh, bạn Phong không thể đi học được. + Chỉ phương tiện: Với chiếc xe đạp, bạn ấy đi đến trường. + Chỉ cách thức: Nhanh như cắt, bạn ấy đã làm xong bài tập. Hoạt động 2: luyện tập Hs đọc các bài tập. Gv gọi hs lên làm Hs nhận xét. Gv nhận xét, sửa chữa: I. Đặc điểm của trạng ngữ: VD: - Dưới bóng tre xanhà bổ sung thông tin về địa điểm. - Đã từ lâu đờià Thời gian. - Đời đời, kiếp kiếpà TG. - Từ nghìn đời xưầ TG. è Trạng ngữ đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. * Ghi nhớ: SGK/39 II. Luyện tập: Bài tập 1. - “ Mùa xuân” trong câu (b) là trạng ngữ - “Mùa xuân” trong câu (a): làm CN ở đầu câu, VN ở cuối câu - “Mùa xuân” trong câu (c): phụ ngữ cho cụm động từ - “Mùa xuân” trong câu (d): là câu đặc biệt Bài tập 2 a)Đoạn văn a - (1) như báo trước mùa về của một thứ quà bánh thanh nhã và tinh khiết. - (2) Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi - (3) Trong cái vỏ xanh kia - (4) Dưới ánh nắng b) Đoạn văn b (5) Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây Bài tập 3 - Phân loại trạng ngữ: + (1), (5): cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu + (2): xác định thời gian + (3), (4): xác định nơi chốn b) Kể thêm các loại trạng ngữ - Xác định nguyên nhân: 4.4. Củng cố và luyện tập: Trạng ngữ là gì? A. Là thành phần chính của câu. B. Là thành phần phụ của câu. C. Là biện pháp tu từ của câu. D. Là 1 trong số các từ loại của TV. Hs cho ví dụ trạng ngữ. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc nội dung bài, hoàn chỉnh các bài tập. - Chuẩn bị bài : Thêm trạng ngữ cho câu tt. + Tìn hiểu các ví dụ trong Sgk. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 86(1).doc