I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1) Kiến thức :
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
2) Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ghép, phân tích tâm trạng của nhân vật. Viết văn tự sự kể về kỉ niệm đáng nhớ.
3) Thái độ : Giáo dục HS tình cảm yêu thương cha mẹ, yêu mến trường lớp.
II. Chuẩn bị : - Thầy : Giáo án, Sgk, bảng phụ,tranh.
- Trò : Soạn bài, SGK, Vở bài tập
118 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuiần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cổng Trường Mở Ra
Lí Lan
Tuần :1
Tiết :1
Ngày dạy: 27/08
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Kiến thức :
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
Kĩ năng :
Rèn kĩ năng sử dụng từ ghép, phân tích tâm trạng của nhân vật. Viết văn tự sự kể về kỉ niệm đáng nhớ.
Thái độ : Giáo dục HS tình cảm yêu thương cha mẹ, yêu mến trường lớp.
II. Chuẩn bị : - Thầy : Giáo án, Sgk, bảng phụ,tranh.
- Trò : Soạn bài, SGK, Vở bài tập
III. Phương pháp dạy học:
Khai thác nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của người mẹ, bảo đảm tiến trình khai thác bài văn theo logic giảng văn, chú ý đến các yếu tố tích hợp với TV và TLV, áp dụng các phương pháp:
Gợi mở
Phát vấn
Thảo luận nhóm
Dụng cụ trực quan
IV. Tiến trình lên lớp:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
1) Ổn định: Kiểm diện sỉ số HS
2) KTBC: Kiểm tra việc chuẩn bị sách, tập vở của học sinh
3) Bài mới:
@Giới thiệu bài: GV cho học sinh phát biểu tâm trạng của mình vào ngày đầu tiên đến lớp 1
GV giới thiệu: Tất cả chúng ta đều trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Còn vương vấn trong trí nhớ của ta xiết bao bồi hồi xao xuyến …. cả lo lắng và sợ hãi mơ hồ. Bây giờ nhớ lại ta thấy cảm giác ấy thật ngây thơ và ngọt ngào. Tâm trạng của người mẹ như thế nào khi cổng trường mở ra đón con trai yêu quí của mẹ vào lớp 1.
Họat động1 : Đọc - tìm hiểu chú thích và chia bố cục:
@ Hướng dẫn đọc : Chú ý đọc diễn cảm thể hiện tình cảm, tâm trạng của mẹ, giọng dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thầm thì (khi nhìn con ngủ), cókhi giọng xa vắng, hơi buồn buồn .
GV Đọc mẫu 1 đoạn
Gọi HS đọc – HS khác nhận xét
GV nhận xét chung
(?) Dựa vào phần cuối văn bản em hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm.
(?) Thể lọai và phương thức biểu đạt của văn bản này là gì (?)
@ Giải thích từ khó : Nhạy cảm, háo hức, bận tâm, can đảm.
@Bố cục: Văn bản này chia làm mấy phần (?) Ý chính mỗi phần (?)
O 2 phần :
Phần 1 : Từ đầu ………………… “ngày đầu năm học” -> Tâm trạng của 2 mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con.
Phần 2 :Còn lại -> Ấn tượng tuổi thơ và sự liên tưởng của mẹ.
Hoạt đôïng 2 : Tìm hiểu văn bản
(?) Văn bản viết về ai(?) Về việc gì(?)
O Viết về tâm trạng người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con
@ Hoạt động 2.1: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con.
(?) Đêm trước ngày khai trường , người con có tâm trạng như thế nào (?) Tìm chi tiết biểu hiện (?)
O Háo hức , thanh thản, vô tư
“Còn bây giờ ………………… đang mút kẹo”
“Cứ mỗi lần …………………… cho kịp giờ”
@ Giảng và chuyển ý tâm trạng của mẹ
@ Gọi HS đọc lại đoạn văn : “Mẹ thường ………
……….cả thế giới mà mẹ vừa bước vào”(SGK/6-7)
(?) Trong đêm trước ngày khai trường của con mẹ đã làm gì?
O Đắp mền cho con, buông mùng ém góc (chăm sóc cho con). Thường ngày mẹ dọn dẹp nhưng hôm nay mẹ không tập trung vào việc gì cả, mẹ đi ngủ sớm nhưng trằn trọc không ngủ được, suy nghĩ triền miên. Mẹ lo lắng cho ngày đầu đi học của con.
(?) Theo em, mẹ có những biểu hiện khác thường nào? Tại sao?
O Không tập trung vào việc gì cả, trằn trọc không ngủ được ,suy nghĩ triền miên. Vì mẹ quá lo lắng cho ngày đầu con đi học.
(?) Trong đêm không ngủ mẹ nghĩ gì?
ONghĩ đến ngày mai con đi học, tin vào con không bỡ ngỡ.
- Nhớ lại kỉ niệm ngày đầu tiên mẹ đi học.
- Nghĩ đến ngày khai trường ở Nhật.
- Nghĩ đến thế giới kì diệu của trường học
(?) Vì sao mẹ tin con không bỡ ngỡ ?
O Con đã vào lớp Mẫu giáo, có sự chuẩn bị chu đáo.
(?) Ngày đầu tiên mẹ đi học, mẹ có tâm trạng như thế nào ?
O Tâm trạng nôn nao, hồi hộp và chơi vơi hốt hoảng khi vào trường.
GV : Mẹ nghĩ đến tâm trạng của con trong ngày đầu vào lớp 1, sống trong tâm trạng ngày xưa của mình để nghĩ đến con ngày mai => Sự thông cảm dành cho con.
(?) Em có nhận xét gì về tình cảm của người mẹ dành cho con trong văn bản này ?
O Thương yêu, lo lắng, chăm sóc chu đáo, thông cảm chia sẻ với con.
Hoạt động 2.2 :Tìm hiểu nhà trường là thế giới kì diệu :
(?) Tìm chi tiết cho thấy : Ngày khai trường ở Nhật là ngày lễ của toàn xã hội ?
O Quan chức nhà nước dự lễ khai giảng, gặp gỡ Ban giám hiệu “Mẹ nghe nói ở Nhật ………………… giáo dục”
(?) Tìm câu nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ?
. “Sai lầm trong giáo dục ……….. hàng dặm sau này”.
(?) Em có suy nghĩ gì về câu nói này ?
=> HS phát biểu, GV uốn nắn sửa chữa.
(?) Mẹ dự định sẽ nói với con câu gì khi đưa con đến trường vào ngày mai ?
. “Đi đi con, ………………… mở ra”
(?) Em có suy nghĩ gì về câu nói này của người mẹ? Nếu em cũng được mẹ nói với em câu nói đó thì em cảm thấy ntn?
O Lời động viên, an ủi như tiếp thêm sức mạnh để em can đảm và tự tin hơn khi đến trường.
(?) Tại sao mẹ nghĩ : Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra ?
O Sẽ có mối quan hệ mới, học tri thức, rèn nhân cách, tình cảm, khám phá điều hay …
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu nghệ thuật của văn bản:
(?) Nghệ thuật của văn bản ?
4). Củng cố và luyện tập
@ HS đọc ghi nhớ Sgk/9
(?) Nêu suy nghĩ của em về người mẹ ? Em có nhận xét gì về tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con ?
=> Học sinh tự phát biểu, Giáo viên uốn nắn : Mẹ thương yêu, lo lắng, chăm sóc con chu đáo, hiểu con và thông cảm với con
(?) Tại sao văn bản Cổng trường mở ra viết về ngày đầu tiên đi học của con mà lại nói về tâm trạng của người mẹ ?
O Một ngày quan trọng trong đời của con -> Mẹ thương yêu lo lắng cho con. Đó là tình cảm sâu nặng của người mẹ. => Tác giả muốn khắc sâu tình thương yêu con của người mẹ để gdục HS lòng yêu kính cha mẹ.
(?) Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về công lao tình cảm của mẹ (?)
Thảo luận nhóm :
- Nhóm 1,2,3 bài tập 1 SGK trang 9
- Nhóm 4,5,6 bài tập 2 SGK trang 9
@ Đại diện nhóm lên trình bày, nhận xét góp ý
I./ Đọc , tìm hiểu chú thích
- Tác giả : Lí Lan
- Tác phẩm : Văn bản nhật dụng trích từ “Báo Yêu trẻ”,số 166,TP HCM ngày1 /9/2000.
+ Thể lọai :Bút kiù- biểu cảm
+ Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
II./ Tìm hiểu văn bản:
1) . Tâm trạng của con:
- Háo hức.
- Thanh thản, vô tư
2). Tâm trạng của mẹ:
- Thao thức không ngủ được
- Lo lắng cho con
- Suy nghĩ triền miên
3). Nhà trường là thế giới kỳ diệu
- Có mối quan hệ mới; học tri thức; rèn nhân cách, tình cảm; khám phá điều hay,
- Thi đua, phấn đấu thành người tốt,
- Vui, khỏe, bổ ích, …
4). Nghệ thuật :
- Ngôn ngữ độc thoại bộc lộ nội tâm
* Ghi nhớ : SGK/trang 9
III/ Luyện tập.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
Đọc lại văn bản và bài đọc thêm “Trường học”
Học bài phần ghi nhớ, làm bài tập.
Hoàn chỉnh vở bài tập.
Chuẩn bị bài mới “Mẹ Tôi”. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK
V. Rút kinh nghiệm :
Mẹ Tôi
Et-môn-đô đơ A-mi-xi
Truền
Tuần: 1
Tiết: 2
Ngày dạy:
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Kiến thức :
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
Kĩ năng : Rèn kỹ năng sử dụng từ ghép, viết băn bản tự sự biểu cảm
Thái độ : Giáo dục thái độ kính trọng thương yêu cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Phương pháp dạy học: Khai thác nghệ thuật của một bức thư mang tính văn học để thấy được sự thuyết phục của lời thư, tiếp tục tích hợp với TV về từ ghép và với TLV về cách liên kết văn bản.
Gợi mở
Phát vấn
Thảo luận nhóm
Dụng cụ trực quan
IV. Tiến trình giảng dạy:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:
(?) Phân tích diễn biến tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con ? (9 điểm)
(?) Bài học sâu sắc nhất em rút ra từ bài Cổng trường mở ra ? (1 điểm)
3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta ,người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức hết được điều đó.Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm,ta mới nhận ra tất cả.Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ý Et-môn-đô-đơ A-mi-xi sẽ cho ta một bài học như thế
Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chú thích
HS đọc chú thích SGK trang 11.
(?) Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm (?)
(?) Thể loại của văn bản ?
2) Hướng dẫn đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm,tha thiết và nghiêm. Chú ý các câu cảm, câu cầu khiến, đọc với giọng thích hợp -> thể hiện tình cảm và tâm trạng của cha trước lỗi lầm của con.
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn.
- Gọi HS đọc và nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung.
3). Giải từ khó: Cảnh cáo, quằn quại, lương tâm, khổ hình, vong ân bội nghĩa.
Hoạt động 2 : Đọc và tìm hiểu văn bản.
(?) Văn bản viết về điều gì ?
. Lời khiển trách và răn dạy con của một người bố khi đứa con “Nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”đối với mẹ
1) Tìm hiểu thái độ của người bố :
(?)Thái độ của bố En-ri-cô trước lỗi lầm của En-ri-cô ?
O Tức giận, nghiêm khắc, đau khổ
(?) Tìm chi tiết thể hiện thái độ của người bố ?
O Việc như thế ………..tái phạm nữa.
O Sự hỗn láo của con ……………… tim bố vậy.
O Thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.
(?) Vì sao người bố có thái độ như thế ?
O Vì En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ.
(?) Lời lẽ của người bố như thế nào ?
O Chân tình, tế nhị nhưng nghiêm khắc.
(?) Người bố vạch cho En-ri-cô biết điều gì và mong gì ở En-ri-cô ?
O Vai trò của mẹ trong cuộc sống của con, hiểu được công lao và sự hy sinh của mẹ. Mong con hãy yêu quý kính trọng mẹ.
(?) Theo em điểu gì khiến en-ri-cô xúc động khi đọc thư bố ?
@Học sinh thảo luận nhóm trình bày
@GV nhận xét-chốt :
- Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. Chỉ cho con thấy sự hi sinh lớn lao của mẹ.
- Vì lời nói chân tình sâu sắc của bố.
- Vì thái độ nghiêm khắc và kiên quyết của bố.
(?) Trong những lời khuyên của bố em tâm đắc nhất câu nào(?) vì sao (?)
O “Trong đời con ….mất mẹ”
(?) Tại sao bố không trực tiếp nói En-ri-cô mà lại viết thư(?)
O Vì tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không nói trực tiếp được. Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng, chạm tự ái. Mặt khác, đối với văn viết chúng ta dễ dàng sử dụng những từ ngữ chứa chan tình cảm sâu lắng, dễ gây được tình cảm đối với người mà mình muốn thổ lộ tình cảm.
2)Tìm hiểu hình ảnh người mẹ của En –ri –cô:
(?) Qua lời lẽ trong thư em hiểu mẹ En-ri-cô là người như thế nào (?) Có diểm nào giống mẹ em (?)
OThương con sẵn sàng hy sinh vì con.
(?) Trong bức thư người bố bắt con phải lập tức làm gì để nhận lỗi, để được mẹ tha thứ (?)
OThành khẩn xin lỗi mẹ.
O Cầu xin mẹ hôn con.
(?) Em hiểu chi tiết chiếc hôn của mẹ sẽ xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con như thế nào (?)
O Chiếc hôn mang ý nghĩa tượng trưng đó là chiếc hôn tha thứ, cái hôn của lòng mẹ bao dung, cái hôn xóa đi nỗi ân hận của đứa con và làm dịu nỗi đau của người mẹ.
(?) Em có lỗi với mẹ chưa ? Nếu có thì tâm trạng và thái độ của em lúc ấy ntn ?
- Học sinh tự do phát biểu.
(?) Văn bản là bức thư của bố gởi cho con nhưng tại sao lấy nhan đề là “ Mẹ tôi” (?)
=> Vì tác giả muốn khắc sâu :
O Hình ảnh người mẹ cao cả lớn lao.
- Tình cảm và thái độ quý trọng của bố đối với mẹ.
- Sự xúc động và hối hận của En-ri-cô.
4 ) Củng cố và luyện tập
(?) Theo em chủ đề của văn bản là gì ? Tập trung ở câu nào ? Vì sao ? (Ghi nhớ)
(?) Qua văn bản này, em rút ra bài học gì cho chính mình? (Thương yêu, kính trọng và vâng lời mẹ cha)
(?) Bức thư mang tính biểu cảm đặc sắc ở chỗ nào? (Giọng điệu chân thành, tha thiết vừa nghiêm khắc, dứt khoát vừa phân tích thiệt hơn đầy sức thuyết phục , phù hợp với tâm lí trẻ lần đầu phạm khuyết điểm mong được tha thứ, mong có cơ hội sửa chữa)
(?) Chọn nhan đề khác cho văn bản?
@ HS đọc phần luyện tập, GV hướng dẫn HS thảo luận tại lớp.
O Thao thức, không ngủ, suy nghĩ, lo lắng cho việc học tập của con, nhớ tâm trạng ngày xưa lần đầu mẹ đến trường và thế giới kì diệu sẽ mở ra.
OTình cảm thương yêu sâu nặng của mẹ đối với con cái. Từ đó, em tự suy nghĩ mình nên làm gì để đền đáp công ơn đó.
I/ Đọc - tìm hiểu chú thích
- Tác giả : Nhà văn Ý Et-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846 – 1908).
- Tác phẩm: “Mẹ tôi” trích từ những tấm lòng cao cả
+ Thể loại : Thư từ – biểu cảm.
II/ Đọc và tìm hiểu văn bản
Thái độ của người bố :
- Buồn bã, tức giận,
- Chân tình, tế nhị nhưng nghiêm khắc
- Vạch cho con hiểu được công lao và sự hy sinh to lớn của mẹ.
- Mong con kính trọng mẹ.
Hình ảnh người mẹ.
- Hết lòng thương yêu con, sẵn sàng hy sinh vì con
@Ghi nhớ: Sgk/ trang 12
IV/ Luyện tập: (Sgk/12)
1. Đoạn “Khi đã lớn khôn …………… khổ hình”
2. Kể lại 1 sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
- Đọc lại văn bản
Học bài phần ghi nhớ.
Làm bài tập 2
- Chuẩn bị bài “Từ ghép”
V. Rút kinh nghiệm:
TỪ GHÉP
Tuần: 1
Tiết: 3
Ngày dạy:
I .Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Kiến thức :
Nắm được cấu tạo của hai loại : từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Hiểu được nghĩa của từ ghép.
- Tích hợp với văn bản nhật dụng : cổng trường mở ra, mẹ tôi.
- Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép.
Kĩ năng : Vận dụng được từ ghép trong nói , viết.
Thái độ : Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đúng nghĩa khi tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, bảng phụ, SGK
Trò: SGK, vở bài tập, chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp dạy học: Vận dụng phương pháp quy nạp để hình thành kiến thức, vận dụng các ví dụ đã được học tìm kiếm từ văn bản để làm ngữ liệu quy nạp thành tri thức và luyện tập, kết hợp:
Gợi mở
Phát vấn
Thảo luận nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn.
2) Kiểm tra bài cũ: (Cho học sinh ôn lại định nghĩa về từ ghép đã học ở lớp 6)
(?) Nhắc lại khái niệm về từ ghép?
=> Từ ghép được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Ở lớp 6, các em được tìm hiểu về khái niệm của từ ghép. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và nghĩa của các loại từ ghép.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại từ ghép, nghiã của từ ghép.
@ GV gọi học sinh đọc phần 1,2 trong SGK
@ Treo mô hình lên bảng
Từ ghép
Tiếng chính
Tiếng phụ
Loại
Nghĩa
Bà ngoại
Thơm phức
Quần áo
Trầm bổng
Bà
Thơm
Quần áo
Trầm bổng
Ngoại
Phức
Chính
Phụ.
Đẳng lập
- Hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
-Có tính chất phân nghĩa. –Khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- Có tính chất hơp nghĩa.
(?) Từ ghép có mấy loại?
(?) Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong từ ghép chính phụ?
=> Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
(?) So sánh nghĩa của từ “ bà ngoại” với nghĩa của từ “bà”, em thấy có gì khác nhau?
-> Bà : người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha (có nghĩa chung)
Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ
=> Nghĩa của bà ngoại hẹp hơn, cụ thể hơn nghĩa của bà.
(?) Nghĩa của từ Bà ngoại và Bà nội có gì khác nhau ?
-> Bà ngoại : Người đàn bà sinh ra mẹ.
Bà nội : Người đàn bà sinh ra cha.
* GV : Nhờ có tiếng phụ : Ngoại, Nội đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính Bà mà ta dễ dàng phân biệt được sự khác nhau giữa Bà ngoại và Bà nội.=> Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
# Tương tự : Thơm phức( thơm lừng, thơm ngát)
Thơm : có mùi như hương của hoa, dễ chịu…
Thơm phức : Mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.
-> Thơm phức # Thơm lừng < Thơm
(?) Nghĩa của từ ghép chính phụ có tính chất gì?
-> Có tính chất phân nghĩa.
* HS đọc Vd mục 2/I và trả lời câu hỏi:
(?) Các tiếng trong 2 từ ghép : Quần áo, Trầm bổng có phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ không?
-> Không. Vì không có tiếng nào bổ sung nghĩa cho tiếng nào cả. Cả 2 tiếng đều bình đẳng nhau về mặt nghữ pháp.=> Từ ghép đẳng lập.
(?) So sánh nghĩa của từ “ Quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần” , “áo”. “ Trầm bổng” với nghĩa của mỗi tiếng “ trầm” , “bổng”. Em thấy có gì khác nhau?
=> Quần áo: Quần và áo nói chung
Trầm bổng : (âm thanh) lúc trầm, lúc bổng nghe rất êm tai.
* GV : Quần áo có nghĩa khái quát hơn Quần (Áo), Trầm bổng có nghĩa khái quát hơn Trầm(Bổng)
=> Từ ghép đẳng lập có nghĩa khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
=> Có tính chất kết hợp nghĩa
Hoạt động 2: HS đọc ghi nhớ 1,2 SGK /14 .
** Chú ý:
Dưa hấu, cá trích, ốc bươu: Những tiếng “hấu”, “trích”, “bươu” không vô nghĩa nhưng khẳng định đây là từ ghép chính phụ vì có nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Giấy má, viết lách, quà cáp: Là từ ghép đẳng lập vì có nghĩa khái quát hơn.
4). Củng cố và luyện tập:
Chia bài tập cho tổ làm, tổ cử đại diện trình bày, nhận xét, uốn nắn.
Những bài tập khó, GV nên gợi ý cho HS làm.
-Tổ1: bài tập 4,7 trang 15
- Tổ2: bài tập 2,5-a, 5b trang 15,16
- Tổ3: bài tập 3,5c,5d trang15,16
- Tổ4: bài tập 1,6 trang 15
@ GV Dự kiến câu trả lời bài tập.
Câu 4:
- Sách, vở là những danh từ chỉ sự tồn tạicủa sự vật dưới dạng cá thể có thể đếm được còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói “một cuốn sách vở”
Câu 6:
- Mát tay: Dễ đạt được kết quả tốt.
+ Mát : nhiệt độ vừa phải, cảm giác dễ chịu
+ Tay : một bộ phận cơ thể
- Nóng lòng: Tâm trạng mong muốn cao độ, muốn làm việc gì.
- Gang thép: Cứng cỏi, vững vàng
Câu 7:
Cá đuôi cờ
@Máy hơi nước
@Than tổ ong
@ Bánh đa nem
I ./ Các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép:
Từ ghép
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
* Ghi nhớ : Trang 14/ SGK
II – Luyện tập:
5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học ghi nhớ, làm bài tập hoàn chỉnh.
Soạn bài “Liên kết trong văn bản”, xem trước các bài tập sgk/18
V. Rút kinh nghiệm:
……….
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
Tuần:1
Tiết: 4
Ngày dạy:
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS thấy:
Kiến thức :
Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự kiên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: Hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
Kĩ năng :Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
Thái độ : Có ý thức thức viết đoạn đúng tiến lên hay.
II Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, bảng phụ, SGK
Trò: SGK, vở bài tập, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài ở nhà
III. Phương pháp dạy học :Sử dụng phương pháp dùng mẫu để khái quát phần lý thuyết và phương pháp dùng bài tập để HS sử dụng các phương tiện liên kết. Tận dụng các dữ kiện có sẵn để liên kết với tiết học về văn bản cùng với sự vận dụng sáng tạo các yếu tố tích hợp khác
IV.Tiến trình giảng dạy:
1) Ổn định : Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn.
2) Kiểm tra bài cũ: GV ôn lại kiến thức cũ cho HS
Trong phần Tập làm văn lớp 6, em đã học những phương thức biểu đạt nào?
=> Kể, tả.
Giáo viên dùng bảng phụ hoặc đèn chiếu hai đoạn văn. Học sinh đọc đoạn văn a.
Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. Mẹ cũng không làm việc ấy tối nay. Nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã xem lại cho con. Mẹ tự bảo mình cũng không nên đi ngủ sớm.
(?) Đoạn văn trên sử dụng phương thức diễn đạt nào?
=> Kể.
* Đọc đoạn b
b. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay con không tập trung vào việc gì cả. Ai ai cũng không định làm việc tối nay. Ngủ một lát, sau đó, mọi người xem lại những thứ đã chuẩn bị. Mẹ tự bảo mình cũng không nên đi ngủ sớm.
3) Bài mới:
** Giới thiệu bài:
(?) Đoạn văn nào em dễ dàng tìm hiểu nội dung?
=>Đoạn a. Vì tất cả các câu cùng hướng vào một việc.
@ Sở dĩ đoạn a chúng ta hiểu được vì có sự liên kết. Vậy thế nào là liên kết và liên kết có tác dụng gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
@HĐ 1.1 : Dùng bảng phụ hoặc đèn chiếu ghi nội dung gợi ý sau.
(?) Đoạn b em không hiểu vì lý do sau :
Vì có câu văn viết chưa đúng cú pháp.
Vì vó câu văn nội dung chưa thật rõ ràng.
Vì giữa các câu chưa có sự liên kết (Đúng).
@ Nếu HS chọn hai lý do trên, GV cần phân tích cho HS thấy cú pháp và nội dung từng câu đúng. Cần hướng dẫn HS kiểm nghiệm lại câu 3 là đúng.
@ Câu chính xác rõ ràng, đúng cú pháp vẫn chưa đảm bảo sẽ tạo nên văn bản.
(?)Vậy muốn cho văn bản có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?
=> Có sự liên kết.
** Ghi nhớ :SGK trang 18. Phần 1.
Hoạt động 1.2:
(?) Nội dung các câu trong đoạn b như thế nào?
=> Không cùng hướng vào sự vật, sự việc, đối tượng……….
(?) Hãy sửa lại đoạn văn b để người đọc hiểu nội dung..
* Học sinh tự sửa, nhận xét góp ý
(?) Nhận xét nội dung của các câu trong đoạn văn b khi sửa xong?
=> Nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ.
(?) Vậy để đoạn có liên kết, trước hét chúng ta cần phải làm gì?
=>Cần làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ.
** Chuyể
File đính kèm:
- giao an ngu van 7 tuan 1-10.doc