A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Rèn luyện kỹ năng nói theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn ý.
- Rèn luyện nói, tư thế trước tập thể, trước đám đông.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3483 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 10 – Tiết 40: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/10/2005
Tuần 10 –Tiết 40
LUYỆN NÓI
VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Rèn luyện kỹ năng nói theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn ý.
- Rèn luyện nói, tư thế trước tập thể, trước đám đông.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày
Tiết
Lớp
SS
VM
2/. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra tập bài soạn của HS
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: “Nói” là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người, nói cũng là một phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất, đạt kết quả cao nhất. Nói cũng là dụng cụ sắc bén giúp con người thành công trong cuộc sống. Hôm nay các em tiến hành tiết Luyện nói về văn biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: GV trình bày dàn ý đã chọn (trong 4 đề SGK)
HĐ2: Thực hành luyện nói.
GV theo dõi -> hướng dẫn chính xác.
GV nhận xét.
=> HS bổ sung, nhận xét
=> HS chia nhóm phát biểu dàn ý đã phần công
* DÀN BÀI THAM KHẢO
Đề : Cảm nghĩ về thầy, cô giáo “những người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
1/. Mở bài: Giới thiệu thầy (cô) giáo, người mà yêu yêu mến.
- Thầy (cô) giáo nào? Lớp mấy?
2/. Thân bài:
- Những kỉ niệm, tình cảm với thầy (cô).
+ Vì sao em yêu mến? (Nét tiêu biểu: ngoại hình, tính cách)
+ Hình ảnh trước học sinh: giọng nói ấm áp, trìu mến, thân thương khi thầy (cô) giảng bài.
+ Những lúc theo dõi lớp học: Lúc học sinh làm bài kiểm tra, lao động,…
+ Sự vui mừng khi học sinh được điểm cao, đạt thành tích tốt.
+ Sự thất vọng khi học sinh vi phạm.
+ Hình ảnh chia sẻ với những học sinh có cảnh đời khó khăn, đau khổ.
=> Do đó hình ảnh thầy (cô) để lại trong em kỉ niệm tốt đẹp -> không bao giờ quên được.
3/. Kết bài: Cảm nghĩ của em về thầy (cô) giáo.
4/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
+ Đọc bài thơ.
+ Tìm hiểu vài nét về tác giả Đỗ Phủ?
+ Tìm hiểu ý nghĩa của bài thơ?
File đính kèm:
- TIET40.doc