Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 32 - Tiết 31: Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận: Cách làm bài văn lập luận giải thích

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là bài văn sử dụng lập luận giải thích

 - Nắm được mục đích, tính chất và hình thức của phép lập luận giải thích

 - Biết cách làm bài văn lập luận giải thích.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu phép lập luận giải thích.

 - Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận giải thích.

3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng văn giải thích.hợp lý trong làm văn cũng như trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 32 - Tiết 31: Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận: Cách làm bài văn lập luận giải thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Tiết 31: Ngày soạn: 27/3/2011 Ngày dạy: /4/2011 Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận : Cách làm bài văn lập luận giải thích I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là bài văn sử dụng lập luận giải thích - Nắm được mục đích, tính chất và hình thức của phép lập luận giải thích - Biết cách làm bài văn lập luận giải thích. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu phép lập luận giải thích. - Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận giải thích. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng văn giải thích.hợp lý trong làm văn cũng như trong cuộc sống. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao… - HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Kiểm tra xen kẽ phần nội dung) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Nêu vai trò của văn giải thích trong đời sống à dẫn dắt vào nội dung bổ trợ. # Nội dung dạy học cụ thể: Hướng dẫn HS tìm hiểu bổ trợ một số kiến thức về phép lập luận giải thích trong văn nghị luận ?- Thế nào là phép lập luận giải thích? - Là làm cho người đọc (người nghe) hiểu rõ một vấn đề nào đó, nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.. ?- Người ta thường giải thích bằng những cách nào? - Nêu định nghĩa - Dẫn ra các biểu hiện - So sánh đối chiếu với các hiện tượng khác - Chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,... của vấn đề cần giải thích. ?- Các bước làm một bài văn lập luận chứng minh? + Tìm hiểu đề + Tìm ý (Tìm lí lẽ để giảng giải và dẫn chứng để minh họa cho lí lẽ) GV bổ sung: Để tìm được những luận cứ, phải biết các phương pháp giải thích để đặt những câu hỏi tìm ý: a/ Câu hỏi để giảng giải ý nghĩa của vấn đề (nằm trong từ ngữ, hình ảnh): Thế nàolà…?/... nghĩa là gì/ … có nghĩa gì?/ so với … có gì giống hay khác như thế nào?... b/ Câu hỏi để giải thích tầm quan trọng hoặc tác dụng của vấn đề đối với cuộc sống: Tại sao phải…?/ … có tác dụng gì?(Lợi gì? hại gì?)/ … có ý nghĩa gì đối với cuộc sống…? c/ Câu hỏi để hướng người đọc tới suy nghĩ và hành động đúng: Trước vấn đề này có suy nghĩ gì? Nên có thái độ như thế nào? Nên làm gì?... + Lập dàn bài + Viết bài hoàn chỉnh + Đọc và sửa chữa bài viết ?- Dàn bài chung của phép lập luận giải thích? - Mở bài: Nêu vấn đề cần được giải thích - Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm cụ thể, các luận cứ để giải thích rõ vấn đề. - Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với mọi người và bản thân người viết. Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ Đọc đề văn sau và thực hiện yêu cầu trong các bài tập ở phía dưới: Ông cha ta thường nhắc nhở con cháu: “Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Hãy giải thích ca dao trên. (1)?- Tìm hiểu đề văn trên (2)?- Hãy đặt một hệ thống câu hỏi để tìm lí lẽ giải thích cho câu ca dao! (3) ?- Dựa vào câu hỏi tìm ý ở bài tập 2, lập dàn ý cho đề văn trên! (4)?- Viết phần mở bài cho bài văn! ( Hình thức thực hiện: - Bài 1;2;3: +HS làm việc theo nhómàLên bảng trình bày à bổ sung, sửa chữa + GV đánh giá khái quát chung) - Bài 4: HS làm việc cá nhân. Gợi ý: (1)- Tìm hiểu đề - Kiểu bài: Nghị luận giải thích - Nội dung: Tình nghĩa anh em gắn bó mật thiết. (2)- Câu hỏi tìm ý: - Chân và tay quan hệ với nhau như thế nào? Mối quan hệ đó có tác dụng gì cho mỗi bên? Ví quan hệ anh em trong gia đình như chân với tay là muốn nói điều gì? - Những từ: rách, lành, dở, hay tượng trưng cho những điều gì trong cuộc sống con người? + rách, lành nghiêng về diễn đạt mặt nào trong cuộc sống? Rách lành đùm bọc gợi ra trách nhiệm cụ thể nào? + Dở, hay nghiêng về diễn ta rmặt nào của con người? Dở hay đỡ đần gợi lên thái độ, cử chỉ gì trong quan hệ anh em? - Theo em, cần làm gì để giữ mãi được tình cảm anh em thắm thiết? (3) – Lập dàn ý: Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: GT khái quát về tình cảm gia đình - Nêu vấn đề: Tình nghĩa anh em gắn bó mật thiết được thể hiện trong câu ca dao. Thân bài: - Giải thích ý nghĩa câu ca dao: + Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể con người, thiếu một trong hai, con người sẽ bị tàn phế, làm gì cũng khó khăn. Gia đình cũng như một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó có anh và em như chân và tay của cái cơ thể – gia đình đó. + Rách tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, nghèo đói, bất hạnh. Lành tượng trưng cho cuộc sống thuận lợi, no đủ, hạnh phúc. Rách lành đùm bọc là khuyên anh em yêu thương nhau, người có giúp người thiếu. _ Dở, hay lại nghiêng về nói tính tình, phẩm chất con người. Anh em ruột thịt cũng có người tài đức, có người kém cỏi, hoặc có lúc phạm sai lầm. Dở hay đỡ đần là trong anh em người giỏi giúp người kém, người tốt giúp người xấu, cùng nhau tiến bộ. - Những biểu hiện cụ thể của tình anh em: + Khi nhỏ, luôn quan tâm đến việc học tập của nhau. Khi lớn, luôn quan tâm đến công tác, việc làm ăn sinh sống của nhau... + Luôn quan tâm đến đời sống tình cảm, tinh thần của nhau + Luôn cư xử đúng mực, sẻ chia an ủi, nhất là khi nẩy sinh khó khăn, mâu thuẫn. + Nghiêm khắc những không hắt hủi, bỏ rơi khi có người phạm sai lầm v.v... Kết bài: - Nhấn mạnh tình cảm anh em... - Liên hệ bản thân. (4) - Viết đoạn văn mở bài Đ.V gợi ý: Tình yêu thương nâng đỡ con người, tiếp cho con người thêm sức mạnh. Trong đó có tình cảm gia đình: tình nghĩa vợ chồng, tình cha con, mẹ con và tình anh chị em... Thật hạnh phúc khi ta có người anh, người chị hay người em luôn yêu thương quan tâm đến mình. Vì thế, đã từ lâu, ông cha ta xưa vẫn luôn nhắc nhở: “Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Câu ca dao diễn tả thật cảm động nghĩa tình anh em gắn bó mật thiết. Hoạt động 4: Củng cố: GV đánh giá, khái quát chung về nội dung tiết học Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã bổ trợ - Làm bài tập 5: Viết bài văn hoàn chỉnh cho dàn ý đã lập ở trên lớp - Chuẩn bị BTKT văn học 1930-1945: + Sống chết mặc bay; + Những trũ lố hay là Va-ren và Phan Bội Chõu. I. kiến thức cơ bản: 1. Thế nào là lập luận giải thích? - Là làm cho người đọc (người nghe) hiểu rõ một vấn đề nào đó, nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. 2. Phương pháp giải thích 3. Các bước làm một bài văn lập luận chứng minh + Tìm hiểu đề và tìm ý + Lập dàn bài + Viết bài hoàn chỉnh + Đọc và sửa chữa bài viết 4. Dàn bài chung (Bảng phụ) Ii. bài tập: Đề bài: Ông cha ta thường nhắc nhở con cháu: “Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Hãy giải thích ca dao trên. 1. Bài 1: - Kiểu bài: Nghị luận giải thích - Nội dung: Tình nghĩa anh em gắn bó mật thiết. 2. Bài 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi tìm ý 3. Bài 3: (Bảng phụ) 4. Bài 4: Viết đoạn văn mở bài Kiểm tra ngày tháng 4 năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan32 (tiet31).doc
Giáo án liên quan