A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9496 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 14 – Tiết 55: Điệp ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/11/2005
Tuần 14 – Tiết 55
ĐIỆP NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là thành ngữ? Cho VD?
? Nêu cách sử dụng thành ngữ?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Khi tiếp xúc tác phẩm văn học, các em đã bắt gặp một số tác phẩm văn học có những từ ngữ lặp đi lặp lại với mục đích nào đó nhằm gây sự chú ý, gây ấn tượng sâu sắc đó là phép điệp ngữ ta sẽ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Tìm hiểu thế nào là điệp ngữ?
GV cho HS đọc khổ thơ cuối của bài thơ “Tiếng gà trưa”.
? Từ nào được lặp lại nhiều lần?
? Nhằm mục đích gì?
GV treo bảng phụ.
? Ngữ “ rất lâu, rất lâu” lặp lại nhằm mục đích gì?
GV cho HS đọc đoạn thơ “Nhớ con sông quê hương”.
? Từ nào được lặp lại? Nhằm mục đích gì?
? Việc lặp đi, lặp lại một từ, ngữ, câu dùng phép gì?
? Vậy thế nào là điệp ngữ?
? Lặp đi, lặp lại mà không nhấn mạnh ý thì đó gọi là gì?
? Ở lớp 6, các em học bài thơ nào mà lặp lại cả một đoạn thơ?
HĐ2: Các dạng điệp ngữ.
GV cho HS đọc mục II.
? Vị trí các từ “Vì” có đứng liền kề nhau không?
? VD2, vị trí các từ “rất lâu” đứng như thế nào?
? VD3 vị trí các từ đứng như thế nào?
? Vậy có mấy dạng điệp ngữ?
=> Từ “Vì”
=> Nhấn mạnh ý chí chiến đấu của người chiến sĩ.
=> Nhấn mạnh sự nối tiếp của thời gian.
=> Khẳng định quyết tâm trở lại quê hương của tác giả.
=> Điệp ngữ
=> HS trả lời
=> Mắc lỗi lặp từ
=> Bài thơ “Lượm” của Tố Hữu
=> Đứng cách quãng
=> Đứng nối tiếp nhau
=> Đứng theo vòng tròn
=> HS trả lời
I. ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ.
VD1: Từ “Vì … vì …”
=> Nhấn mạnh ý chí chiến đấu của người chiến sĩ.
VD2: Ngữ “rất lâu, rất lâu”
=> Nhấn mạnh sự nối tiếp của thời gian.
VD3: Câu “Tôi sẽ về”
=> Khẳng định quyết tâm của tác giả.
* GHI NHỚ (SGK/152)
II. CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ
VD1: Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
=> Điệp ngữ cách quãng.
VD2: Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
=> Điệp ngữ nối tiếp
VD3: Cùng trông … thấy
Thấy … ngàn dâu
Ngàn dâu … màu
=> Điệp ngữ chuyển tiếp
* GHI NHỚ (SGK/152)
4/. Củng cố
? Thế nào là điệp ngữ? Nêu tác dụng của điệp ngữ?
? Cho biết có mấy dạng điệp ngữ?
LUYỆN TẬP
BT1/145: Tìm điệp ngữ
a/. Một dân tộc đã gan góc => Khẳng định ý chí, bản lĩnh của dân tộc ta.
b/. Dân tộc đó phải được => Nhấn mạnh quyền tự do bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
c/. Trông (9 lần) => Nhấn mạnh sự lo lắng của người nông dân xưa.
BT2/153: Tìm điệp ngữ và cho biết thuộc dạng điệp ngữ gì?
- Xa nhau => Điệp ngữ cách quãng
- Một giấc mơ => Điệp ngữ nối tiếp
BT3/153: Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa lay ơn. Ngày Phụ nữ quốc tế em sẽ hái hoa tặng mẹ và tặng chị em …
5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”
+ Đọc lại bài thơ “Cảnh khuya” và tập PBCN về tác phẩm theo bố cục 3 phần.
@ Mở bài: Giới thiệu bài thơ và tác giả.
@ Thân bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm.
@ Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ.
File đính kèm:
- TIET55.doc