Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 35 năm 2013 - Trường THCS Đạ Long

A. Mức độ cần đạt:

- Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

- Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực.

B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 1. Kiến thức: - Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.

 2. Kỹ năng: - Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm thường thấy ở địa phương.

 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tự làm các bài tập về từ ngữ, chính tả.

C. Phương pháp: Thảo luận, phát vấn, phân tích ví dụ,

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 35 năm 2013 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 Ngày soạn: 05/05/2013 Tiết 137 Ngày dạy: /05/2013 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ A. Mức độ cần đạt: - Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. - Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực. B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức: - Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương. 2. Kỹ năng: - Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm thường thấy ở địa phương. 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tự làm các bài tập về từ ngữ, chính tả. C. Phương pháp: Thảo luận, phát vấn, phân tích ví dụ, … D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 7a1 ………………………………… 7a2................................................ 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới: Chương trình ngữ văn lớp 6, ở học kì II, các em đã có dịp làm quen với một số quy luật ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp nhằm giúp các em nhận rõ và phân biệt sự khác nhau giữ phương ngữ ba miền (Bắc – Trung - Nam ). Bài học hôm nay, cô cùng các em khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo ra. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Phân biệt các phụ âm: ch/tr; s/x; r/d/gi; l/n - (Hãy nêu quy tắc trong âm tiết (tiếng) đã học ở lớp 6?) - Hãy nêu quy tắc trong từ Hán Việt ? Quy tắc trong từ láy Quy tắc ngữ nghĩa Phân biệt S/X -Nêu nguyên tắc trong âm tiết đã được học ở lớp 5, lớp 6. -Nêu quy tắc trong từ láy? ( Quy tắc trong từ láy) + S và X không láy với nhau. Vì vậy chỉ có hiện tượng điệp phụ âm đầu S hoặc X. VD: sắc sảo, sáng sủa, sừng sững, sằng sặc, sục sạo … + Xào xạc, xanh xao, xơ xác, xao xuyến, xấp xỉ… + S hầu như không láy với các phụ âm đầu khác; trừ các từ: đồ sộ, sáng láng, cục súc. + X thì khá phổ biến: VD: lao xao, bờm xờm, xích mích, bung xung, loăn xoăn … - Quy tắc ngữ nghĩa. + Những từ chỉ loài vật, cây cối thường viết là S. VD: xiên, xẹo, xào, xếch, xoàng, xui … * Phân biệt: R / D / G - Quy tắc trong âm tiết. + R / Gi: không kết hợp với các vần oa, oă, oe, uy, uâ; trừ hai từ phiên âm tiếng Pháp: Curoa, ruybăng. + D: kết hợp được với các vần trên. VD: đe doạ, kinh doanh, xét duyệt, duyên số, hậu duệ … - Quy tắc trong từ Hán Việt. + R: không có trong yếu tố Hán Việt. + D: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, tiêu diệt, tuyệt diệu, dũng cảm. + Gi; giải quyết, li gián, giác ngộ, giảm giá, giáo dục. - Quy tắc trong từ láy. + Điệp gi: giặc giã, giữ gìn… * Điệp d: dai dẳng, dại dột, dông dài … * Điệp r; rúc rích, róc rách, răng rắc… * Có thể gặp: lai rai, lim dim, xớ rớ. * Không có: lai giai, lim gim, xớ giớ. - Quy tắc ngữ nghĩa. Chỉ có phụ âm r mới biểu thị được những sắc thái ý nghĩa sau: + Mô phỏng âm thanh, tiếng động ( tượng thanh). VD: rào rào, ríu rít, rề rề, róc rách… + Mô phỏng hình ảnh, chuyển động (tượng hình). VD: run rẩy, rung rinh, rập rờn… + Mô tả ánh sáng có màu sắc và hình ảnh. VD: rạng rỡ, rực rỡ, rừng rực, roi rói … Quy tắc ngữ nghĩa Phân biệt các phụ âm R/ D/ Gi Quy tắc trong âm tiết ? Quy tắc trong từ Hán Việt ? Quy tắc trong từ láy ? Quy tắc ngữ nghĩa ? Phân biệt các phụ âm L/N ? Nêu nguyên tắc trong âm tiết. Nguyên tắc trong từ láy Quy tắc ngữ nghĩa Đối với các tỉnh miền Trung cần viết đúng các thanh “ hỏi/ ngã”. Quy tắc trong từ láy? Quy tắc ngữ nghĩa ? Đối với các tỉnh miền Nam Nội dung luyện tập -Em hãy làm một số bài tập để khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương? - Phân biệt chính tả Đọc đoạn văn sau và điền vào chỗ trống (…) Tr/ Ch. - Điền vào chỗ trống (…) L hoặc n trong đoạn văn sau đây: -Viết 5 chữ có S đứng đầu và 5 chữ có X đứng đầu. - Hãy xếp thành 2 loại S và X tên cây dưới đây: -Luyện chính tả cho các học sinh miền Trung : ?/~ - Điền dấu ? hoặc ~ vào các chữ in nghiêng dưới đây. - Luyện chính tả cho học sinh các tỉnh miền Nam - Viết 5 chữ có V, 5 chữ có D, 5 chữ có Gi đứng đầu dòng - Phân biệt các trường hợp viết c/k/q. -Chữa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên - Phân biệt Tr / Ch, L / N, S / X. - Lập bảng S/ X. Hướng dẫn tự học: - Đọc lại bài làm văn của mình, phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. - Làm lại các bài tập đã thực hành ở trên - Phân biệt Tr / C; S / X. I. Phân biệt các phụ âm: Ch/Tr; s/x; r/d/gi; l/n 1. Đối với các tỉnh miền Bắc Chú ý viết đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi: Ch / Tr - Tr: không kết hợp với các vần: oa, oă, oc. - Ch: có thể kết hợp với các vần trên. VD: chí choé, choàng khăn, mặt choắt…. VD: Trạng nguyên, trịch thượng, triệt để, triệu phú, trầm tư, triều đại, trình độ, trừng phạt…. - Tr và Ch không láy với nhau. Vì vậy khi viết tiếng thứ nhất viết là Tr (Ch) thì tiếng thứ hai cũng phải viết như vậy Tr (Ch), hiện tượng ấy còn gọi là điệp phụ âm đầu. VD: chăm chỉ, trống trải, chắt chiu, chậm chạp, chững chạc, chim chóc … * Tr: hầu như không láy với phụ âm khác, trừ mấy từ: trọc lóc, trụi lủi, trót lọt, trật lất. * Ch: láy với rất nhiều phụ âm khác. VD: leo trèo, chào mào… - Quy tắc ngữ nghĩa. * Những từ chỉ quan hệ gia đình, họ hàng thân thuộc, chỉ đồ dùng ở nông thôn, chỉ ý phủ định …thường viết Ch: VD: ( cha, chú, chồng, chị, cháu, chắt, chút, chít…) Chăn, chiếu, chum, chày, chậu…Chưa, chửa, chớ, chẳng, chả… * Những từ chỉ thời gian hoặc vị trí … thường viết Tr. VD: trên, trong, trước… * Phân biệt S/ X - Quy tắc: + S: không kết hợp với các vần: oă, oc, uê. + X: kết hợp được với các vần trên. VD: xoắn ốc, xum xoe, xuê xoa … Phân biệt các phụ âm L/N - Nguyên tắc trong âm tiết. ? N: không kết hợp với các vần: oa, oă, oe, uê, uy, uâ; trừ 3 từ: thê noa, noãn cầu, noãn sào. + L: có thể kết hợp với các vần trên. VD: loa đài, loè xoè, loãn xoãn, luyến tiếc, tuý luý, luật pháp. - Nguyên tắc trong từ láy. + L và N không láy với nhau; chỉ có hiện tượng điệp L hoặc N. * Điệp L: làm lụng, lưu lạc, lăn lóc, lẳng lơ … * Điệp N: nao núng, nồng nặc, nô nức, nằn nì … * N: không láy với các âm đầu khác. * L: có thể láy với các âm đầu khác. VD: lai rai, lải nhải, la cà, lảng vảng … -Quy tắc ngữ nghĩa. + Chữ L mới có hiện tượng gần âm, gần nghĩa với các từ có phụ âm nh; VD: lỡ làng - nhỡ nhàng; nhỏ nhen - lọ lem; lố lăng - nhố nhăng … + N: có hiện tượng gần âm, gần nghĩa với các từ có âm đầu là Đ. VD: Đây – này, nầy ; Đó – nọ, nớ ; Đâu – nao, nào. 2.Các tỉnh miền Trung - Quy tắc trong từ láy. * Trong từ láy tiếng việt có quy luật Bổng – Trầm. * Căn cứ vào độ cao, thanh điệu được chia làm 2 nhóm. * Nhóm bổng (âm vực cao): sắc, hỏi, không. * Nhóm trầm (thấp): huyền, ngã, nặng. * Tương ứng về thanh điệu trong từ láy là bổng – bổng, trầm – trầm. VD: nghỉ ngơi (hỏi – không = bổng – bổng) không thể đọc sai thành nghỉ ngợi được. - Quy tắc ngữ nghĩa. + Dựa vào ý nghĩa của từ gần âm, gần nghĩa để suy ra ý nghĩa của từ cần đọc đúng. VD: L: lén – lẻn; thoáng – thoảng đọc lẽn, thoãng là sai. 3. Đối với các tỉnh miền Nam + Dựa vào các từ gần âm, gần nghĩa với các từ có V để thử và kiểm tra cách đọc đúng hay sai. VD: ván – bản: không có dán – bản. Vấy vá – bậy bạ – dấy dá – bậy bạ. Vằn vèo – ngoằn ngoèo – dằn dèo – ngoằn ngoèo. II. Luyện tập: Học sinh: viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi - Phân biệt chính tả Đoạn văn: Thánh Gióng xông vào …ậu …ặn quân giặc lại. Chúng …ạy …ốn tán loạn. Quân ta thắng …ân …ở về. Riêng Thánh Gióng phi ngựa đến …ân núi Sóc Sơn rồi bay bổng về …ời. - Đoạn thơ. Sáng hè đẹp lắm …ắm em ơi Đầu …on cỏ …ục mặt trời đang …ên Da trời xanh ngắt thần tiên Đỏ an đường mới mang tên Bác Hồ Trường Sơn mấy …úi …ô xô Quân đi sóng …ươn nhấp nhô bụi hồng. Viết 5 chữ có S đứng đầu và 5 chữ có X đứng đầu. VD: * 5 chữ có S đứng đầu: sơ sài, suồng sã, sôi sục, sức sống, sà lan. * 5 chữ có X đứng đầu: xà nhà, xà đơn, xà lách, xà phòng, … - Tên các cây: Cây si, cây sung, cây sen, cây súng, cây xoan, cây xoài, cây sả, cây sấu, cây xương rồng, cây sật, cây sao, cây su su, cây cao su, cây sồi, cây vú sữa, cây sa nhân, cây sầu riêng. - Luyện chính tả: ? / ~ + Điền dấu ? (hỏi), ~ ( ngã) vào các chữ in nghiêng: Số chăn, số le, ăn cô, đẹp đe, sợ hai, hai hùng, chai đầu, đồ cô, cô động, sinh đe, nô giơn, diên tả. - Luyện chính tả cho học sinh các tỉnh miền Nam:N / Ng;V / D. + Viết 5 chữ có “V” đứng đầu dòng. VD: Vào hùa, vội vã, vồn vã, vã mồ hôi, … + Viết 5 chữ có D đứng đầu dòng. VD: Dài ngày, dài hơi, dựa dẫm, dã man, … + Viết 5 chữ có Gi đứng đầu dòng. VD: Giục giã, giòn giã, giã gạo, giữ gìn, giữ nước. - Phân biệt các trường hợp viết C / K / Q. + Chữ cái C luôn luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các chữ cái nguyên âm: a,ă, â, o, ơ, u, ư. + Chữ cái K chỉ đứng trước các vần bắt đầu bằng các chữ cái nguyên âm: e, ê, i. + Chữ cái Q luôn luôn kết hợp với U thành “qu” (đọc là quờ). + “qu” đứng trước hầu hết các chữ cái nguyên âm (trừ các nguyên âm : o, u, ư ). * Phân biệt các phụ âm theo các nguyên tắc đã học - Chú ý khắc phụ những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên III. Hướng dẫn tự học: - Đọc lại bài làm văn của mình, phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. - Làm lại các bài tập đã thực hành ở trên - Phân biệt Tr / C; S / X. E.Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...................................... ********************************* Tuần 35 Ngày soạn: 05/05//2013 Tiết 138-139 Ngày dạy: 08/05/2013 KIỂM TRA HỌC KỲ II I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: - Qua bài kiểm tra, học sinh nắm vững và vận dụng tốt kiến thức tổng hợp văn bản- Tiếng Việt-Tập làm văn vào giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. - Rèn kỹ năng giải quyết câu hỏi ngữ văn 7 - Đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II đã học. - Giới hạn nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận ( Đề của phòng giáo dục Đam Rông) IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: * ĐỀ BÀI VÀ ĐÁP ÁN DO PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG RA ĐỀ V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: ( Có đáp án kèm theo) VI.XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Tuần 35 Ngày soạn: 10/05//2013 Tiết 140 Ngày dạy: 14/05/2013 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II A. Mức độ cần đạt: - Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giá về lực học của mình qua chương trình - Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa - Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học B. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Chấm, trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác. 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân C. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 7a1……………………………. 7a2……………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Các bài kiểm tra trong chương trình rất quan trọng, đặc biệt là bài kiểm tra cuối kì. Tiết học hôm nay cô sẽ nhận xét bài làm của các em. Các em cần theo dõi để rút kinh nghiệm và phát biểu ý kiến về kết quả điểm thi. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Đáp án và thang điểm - Gv thông qua đề, phát vấn Hs để tìm câu trả lời - Hs trả lời - Gv công bố đáp án, thang điểm của đề thi học kì 2 đọc đề câu 1, yêu cầu Hs trả lời. - HS trả lời, Gv công bố đáp án. Nhận xét chung - Gv nhận xét ưu điểm, khuyết điểm cho học sinh một cách cụ thể. - Hs nghe rút kinh nghiệm. Sửa lỗi cụ thể GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai, HS sửa bài giúp nhau. Đọc bài GV đọc văn mẫu cho cả lớp nghe. Đọc điểm Gv đọc điểm cho Hs nghe. I. Đáp án và thang điểm: (Kèm theo đáp án và thang điểm của phòng GD Đam Rông) II. Nhận xét chung 1. Ưu điểm: - Các em đã biết cách làm bài trắc nghiệm kết hợp tự luận nhỏ và biết viết một bài văn nghị luận, có bố cục 3 phần. - Nắm khái niệm liệt kê. 2. Nhược điểm: - Rất nhiều em chưa biết diễn ý, hành văn thành một đoạn văn ngắn, viết còn dài dòng, chưa nêu được nội dung chính mà đề bài muốn hỏi đến. Trong bài còn gạch đầu dòng - Một số giải thích dài dòng, khó hiểu - Trắc nghiệm nhiều Hs đọc không kĩ đề nên nhầm lẫn, ít em làm đúng hoàn toàn. - Giải thích chưa đúng trọng tâm còn lan man. - Một số học sinh không hiểu nội dung câu tục ngữ. III. Sửa lỗi cụ thể Câu 1: - Không nắm vững các kiểu liệt kê. - Không chỉ ra đâu là phép liệt kê. Câu 2: Viết bài văn giải thích - Lỗi kiến thức: + Một số em nhầm lẫn văn chứng minh, lấy dẫn chứng quá nhiều; chưa phân biệt nghĩa bóng, nghĩa đen. + Lạc đề sang câu “Uống nước nhớ nguồn”. - Lỗi diễn đạt : lủng củng, dài dòng không rõ nghĩa; kể chuyện lan man. + Nhờ cha leo núi mà có núi ngày nay. + Chảy ra là lòng mẹ chia đều cho các đứa con -> Diễn đạt ngây ngô. - Lỗi dùng từ: Không chính xác, không có nghĩa, thô thiển. - Lỗi viết câu: Dài dòng, thiếu chấm câu, thiếu thành phần.. - Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu. - Sai nhiều lỗi chính tả: Vách vả-> Vất vã; thánh quã-> thành quả, ngày sưa-> ngày xưa, ... IV. Đọc bài khá V. Đọc điểm: BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm >TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm < TB 7a1 7a2 D. Hướng dẫn tự học: -Bài cũ: Về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập. Những bạn điểm yếu, kém cần ôn lại kiến thức ngữ văn 7 chuẩn bị thi lại. - Bài mới: Tìm mua sách ngữ văn 8, đọc trước các văn bản có trong cuốn sách đó. E. Rút kinh nghiệm: - Hết -

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 35.doc