Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 16 năm 2007

A. Mục tiêu cần đạt:

 Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ

 Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng, chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói và viết.

B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7

 - HS: Độc trước bài

C. Tiến trình hoạt động:

1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2: Kiểm tra bài cũ

 - Chơi chữ là gì? Các lối chơi chữ? Cho ví dụ?

 - Làm bài tập 4 ( T166 )

3: Bài mới

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 16 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết 61 Ngày dạy lớp:………/……/2007 Ngữ văn. Bài 14ư Tiếng Việt: Chuẩn mực sử dụng từ A. Mục tiêu cần đạt: Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng, chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói và viết. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Độc trước bài C. Tiến trình hoạt động: 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2: Kiểm tra bài cũ - Chơi chữ là gì? Các lối chơi chữ? Cho ví dụ? - Làm bài tập 4 ( T166 ) 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt HS theo dõi ví dụ sgk ? Các từ in đậm trong ví dụ đã bị dùng sai? Nêu nguyên nhân sai. Cách sửa? HS đọc ví dụ sgk ? Các từ in đâm bị dùng sai như thế nào? Sửa lại cho đúng? HS theo dõi ví dụ sgk ? Xác định từ loại của các từ: hào quang, ăn mặc, thảm hại? ? Nhận xét về vị trí ngữ pháp của các từ đó? ? Giả tạo phồn vinh sai vì lý do gì? Theo dõi sgk ? Giải nghĩa các từ lãnh đạo, chú hổ? ? Tìm từ thay thế cho hợp lý? Đọc các ví dụ sau: ? Giải nghĩa các ví dụ đó? GV ghi bảng các ví dụ ? Các từ ngữ trên được dùng ở vùng nào? ? Em nhận xét gì về cách dùng từ đó? ? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng từ ngữ? HS đọc ghi nhớ sgk I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả 1. Ví dụ: sgk 2. Nhận xét: - dùi: sai cặp phụ âm đầu ( Nam Bộ) , vùi - tập tẹ: sai vì gần âm Tập tọe - khoảng khắc: do liên tưởng sai Khoảnh khắc II. Sử dụng từ đúng nghĩa 1. Ví dụ: sgk 2. Nhận xét: - Dùng sai do không hiểu đúng nghĩa của từ. + sáng sủa: thường nhận biết bằng thị giác Thay: tươi đẹp: nhận biết bằng tư duy cảm xúc… + Cao cả: lời nói, việc làm có tính chất tuyệt đối Thay sâu sắc: nhận thức và thẩm định bằng tư duy, cảm xúc. + Biết: nhận thức được, hiểu được. Thay bằng có: tồn tại ( 1 cái gì ) III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp 1. Ví dụ: sgk 2. Nhận xét: - Hào quang: danh từ: không trực tiếp làm vị ngữ. - Ăn mặc: động từ: không trực tiếp làm chủ ngữ - Thảm hại: tính từ: không thể làm bổ ngữ - Giả tạo phồn vinh: sai về trật tự từ ( trật tự tuyến tính ) IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách 1. Ví dụ: sgk 2. Nhận xét: - Lãnh đạo: đúng đàu các tổ chức hợp pháp, chính danh ( mang sắc thái tôn trọng ) - chú hổ: chú đặt trước danh từ chỉ động vật mang sắc thái đáng yêu. - thay: lãnh đạo bằng cầm đầu Thay: chú bằng nó, con V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán – Việt 1. Ví dụ: - Bầy tôi có chộ mô mồ - Béo như tru, về đất kẻ ngù cũng tóm như ram 2. Nhận xét: - Các từ ngữ trên dùng ( nhiều ) ở vùng miền trung ( Thanh – Nghệ ) - Các từ dùng gây khó hiểu cho người đọc, người nghe. VI. Ghi nhớ: sgk 4: Củng cố - Khi sủ dụng từ ta cần chú ý những điều gì? 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài. Vận dụng vào khi thực hành tạo lập văn bản - Ôn tập văn biểu cảm Tuần 16 Tiết 62 Ngày dạy lớp:………/……/2007 Ngữ văn. Bài 14 Làm văn: Ôn tập văn bản biểu cảm A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết văn biểu cảm: Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, cách lập ý và dàn bài văn biểu cảm, cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Đọc lại các bài Tập làm văn đã học/ C. Tiến trình hoạt động: 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2: Kiểm tra bài cũ - Trong chương trình kì I em đã học những loại văn bản nào? 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt ? Thế nào là văn biểu cảm? ? Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình trước hết cần phải có những yếu tố gì? Tại sao? ? Đặc điểm chính của văn tự sự miêu tả là gì? ? Trong văn biểu cảm có tự sự, miêu tả. Vậy tại sao không gọi là văn tự sự miêu tả - tổng hợp HS đọc bài ca dao ? Biện pháp nhgệ thuật nào được sử dụng trong bài ca dao? ? Các hình ảnh trong bài thơ có ý nghĩa gì? ? Tâm trạng của nhân vật như thế nào? ? Kết luận? Luyện tập đề bài Cảm nghĩ về mùa xuân? ? Hãy thực hiện quá trình tạo lập văn bản với đề bài trên? ? Nhắc lại các bước tạo lập văn bản? ? Nêu yêu cầu chính trong mỗi bước? I. Khái niệm văn biểu cảm - Văn biểu cảm là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống. - Cần có yếu tố tự sự, miêu tả để qua đó hình thành và thể hiện cảm xúc. II. Phân biệt biểu cảm với tự sự và miêu tả - Văn tự sự yêu cầu kể lại một sự việc, một câu chuyện… nhằm tái hiện những sự kiện để người đọc, người nghe có thể hiểu, nhớ và kể lại được. - Văn miêu tả yêu cầu tái hiện đối tượng nhằm dựng lại một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng. - Trong văn biểu cảm, tự sự, miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá. ( Do vậy, thường không tả, kể, thuật đầy đủ khi nó có tư cách là một văn bản độc lập ) III. Đặc trưng của văn bản biểu cảm 1. Ví dụ: Con sông kia bên lở bên bồi Bên lở thì đục, bên bồi thì trong Con sông kia nước chảy đôi dòng Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào? 2. Nhận xét: - Nghệ thuật: điệp ngữ, ẩn dụ, từ trái nghĩa… Y nghĩa tượng trưng, ám chỉ những sự kiện trong đời sống tình cảm con người. - Tâm trạng phân vân, bâng khuâng, hồi hộp. Đây là một văn bản biểu cảm văn bản biểu cảm rất gần gũi với văn bản trữ tình. IV. Luyện tập: 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu văn bản: phát biểu cảm nghĩ - Đề tài: Màu xuân - Yêu cầu: Bày tỏ tình cảm với mùa xuân 2. Tìm ý: - Mùa xuân của thiên nhiên + Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu… - Mùa xuân của con người + Tuổi tác, tâm trạng, suy nghĩ. 3. Phát biểu cảm nghĩ: - Thích hay không thích mùa xuân? - Lý do 4. Viết bài: Kiểm tra bài viết 4: Củng cố - Đọc một phần dàn bài của đề bài trên 5: Hưỡng dẫn về nhà - Học bài ôn tập, Nắm chắc kiến thức - Soạn: Mùa xuân của tôi Tuần 16 Tiết 63 Ngày dạy lớp:………/……/2007 Ngữ văn.Bài 15 Bài đọc thêm: Văn bản: Sài Gòn tôi yêu Minh Hương A. Mục tiêu cần đạt: - Qua bài học, giúp học sinh cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn - ắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn. - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên C. Tiến trình hoạt động: 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2: Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc và diễn cảm đoạn văn em yêu thích trong bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm? Tại sao em chọn đoạn văn đó? - Em hiểu thế nào về cụm từ Văn hóa ẩm thực? 3: Bài mới Họat động của giáo viên Kiến thức cần đạt ? Nêu những hiểu biết của em về thành phố Sài Sòn và tác giả? GV đọc một phần văn bản – HS đọc tiếp ? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? ? ấn tượng chung của tác giả về thành phố được thể hiện cụ thể qua câu văn nào? ? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt đó? ? Tác giả nhắc đến những nét riêng biệt của thành phố về thiên nhiên khí hậu? ? Cách thể hiện có gì đặc sắc? ? Tác dụng? ? Đặc điểm cư dân Sài Gòn được thể hiện như thế nào? ? Đặc điểm đó cho em hiểu gì về cuộc sống của cư dân Sài Gòn? ? Tại sao tác giả có thể bình luận một cách cụ thể và rtự tin như vậy? ? Phong cách của người Sài Gòn được khái quát trong những nhận xét nào của tác giả? ? Em có nhận xét gì về cách sống riêng này của người Sài Gòn? ? Người Sài Gòn bộc lộ tập trung vẻ đẹp ở các cô gái: Tìm đoạn vă diễn tả vẻ đẹp này? ? Trong đoạn văn đó, những nét đẹp riêng nào được nhắc tới? ? Những biểu hiện đó làm nên vẻ đẹp chung nào của người Sài Gòn? + Đó là những vẻ đẹp truyền thống ? Tại sao tác giả lại tìm kiếm các vẻ đẹp truyền thống đó? ? Đoạn văn cuối cùng nhấn mạnh khẳng định điều gì? HS đọc ghi nhớ sgk ? Bài văn Sài Gòn tôi yêu đem lại cho em những hiểu biết mới mẻ nào về cuộc sống và con người Sài Gòn? I. Đọc - hiểu tác giả tác phẩm: - Tác giả: Minh Hương - Tác phẩm: Đây là bài tùy bút mở đầu trong tập tùy bút: nhớ… Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh: tên gọi từ sau năm 1975, trước đó có tên gọi: Sài Gòn – thủ phủ sứ Nam Kỳ II. Đọc – hiểu nội dung văn bản 1. Đọc – tìm hiểu chú thích - Chú ý: 2, 3, 6 2. Bố cục: 3 phần a. Từ đầu đến tông chi họ hàng: ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả với thành phố này b. Tiếp đến Hơn năm triệu: Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn c. Còn lại: Khẳng định lại tình yêu của tác giả với thành phố này 3. Hướng dẫn phân tích: a. ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả với thành phố - Sài Gòn cứ trẻ hoài như cây tơ đang đọ nõn nà trên đà thay da đổi thịt… Cách tạo hình ảnh so sánh, dùng tính từ, thành ngữ, thể hiện một cách gợi cảm sức trẻ của Sài Gòn và cái nhìn tin yêu của tác giả với thành phố… Nắng sớm ngọt ngào… Tôi yêu: cây mưa nhiệt đới Chiều lộng gió Trời đang ui ui bỗng trong vắt lại… Kết hợp miêu tả với biểu hiện cảm xúc khiến câu văn có hồn. Gợi cảm xúc gợi sự đồng cảm ở người đọc b. Cảm nhận và bình luận về phong cách của con người Sài Gòn: - ở trên đất này không có người Bắc… mà toàn là người Sài Gòn… Cư dân Sài Gòn có cuộc sống cộng đồng hòa hợp trong lao động. Tác giả sống lâu năm, gắn bó với Sài Gòn bằng tình yêu tha thiết, tác giả coi Sài Gòn như quê hương của mình ăn nói tự nhiên, dễ dãi ít dàn dựng, tính toán Chân thành, bộc trực… Cách sống cởi mở, trung thực, ngay thẳng, tốt bụng - Đoạn: Các cô gái … tự ti. - Nét đẹp trang phục: nón vải vành rộng, áo bà ba trắng, quần đen rộng, giày bố trắng… + Nét đẹp dáng vẻ: Khỏe khoắn, cặp mắt sáng rỡ… + Nét đẹp xã giao: chào người lớn thì cúi đầu… Vẻ đẹp giản dị, khỏe mạnh, lễ độ và tự tin - Vẻ đẹp truyền thống là những giá rtị bền vững… Tác giả là người coi trọng cả giá trị truyền thống và muốn tác động với bạn đọc quan niệm này c. Khẳng định tình yêu của tác giả với thành phố: - Khẳng định tình yêu bền chặt của tác giả với thành phố - Mong muốn có nhiều người như ông III. Ghi nhớ: sgk – T173 IV. Luyên tập: - Sài Gòn mang vẻ đẹp của một đô thị trẻ trung, hòa hợp - Người Sài Gòn có nhiều đức tính tốt đẹp như hồn nhiên, trung thực, lễ độ, tự tin - Đó là mảnh đất đáng để chúng ta yêu mến. 4: Củng cố - Đọc diễn cảm đoạn 1 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài. Nắm vững nội dung bài học - Soạn: Mùa xuân của tôi. Tuần 16 Tiết 64 Ngày dạy lớp:………/……/2007 Ngữ văn. Bài 15 Văn bản: Mùa xuân của tôi Vũ Bằng A. Mục tiêu cần đạt: - Qua bài học, giúp học sinh cảm nhận được nét đặc sắc cảu cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền bắc được tái hiện trong bài tùy bút. -Thấy được tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên C. Tiến trình hoạt động: 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2: Kiểm tra bài cũ - Bài văn Sài Gòn tôi yêu đem lại cho em những hiểu biết nào về cuộc sống và con người Sài Gòn? 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt HS đọc chú thích sgk – 175 ? Phần chú thích cho em biết gì về tác giả, tác phẩm? - GV giới thiệu thêm về tác phẩm. GV đọc mẫu một đoạn, HS đọc tiếp. GV nhận xét ? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nội dung từng phần? Đọc hai câu đầu ? Tại sao tác giả lại viết: Tự nhiên như thế, không có gì lạc hết với tình cảm yêu mùa xuân? ? Trong đoạn Ai bảo được… mê luyến mùa xuân tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ? Em có nhận xét gì về cách liên hệ tình cảm với mùa cuân của con người với các hiện tượng non – nước, bướm – hoa, trái – phải. ? Qua đó, đoạn văn bộc lộ tình cảm gì của tác giả với mùa xuân quê hương ? Tìm những câu văn gợi tả cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội, đất Bắc? ? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng? ? Những dấu hiệu nào tạo cảnh sắc mùa xuân đất bắc điển hình? ? Dấu hiệu đó gợi bức tranh xuân đất bắc như thế nào? ? Tại sao tác giả gọi mùa xuân đất bắc là mùa xuân thần thánh? Theo dõi đoạn cuối. ? Đặc trưng của mùa xuân tháng Giêng được miêu tả qua chi tiết nào? ? Những chi tiết đó cho thấy sự tinh tế nào trong cách cảm thụ đời sống của nhà văn? ? Các chi tiết đó tạo thành cảnh tượng riêng nào của mùa xuân đất bắc vào độ tháng Giêng? ? Nhà văn cảm thấy yêu tháng Giêng nhất. Điều đó cho thấy ông đã yêu mùa xuân đất bắc bằng một tình yêu như thế nào? Nếu ý nghĩa văn bản? Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk. ? Em cảm nhận gì về màu xuân đất Bắc từ văn bản này? ? Em ọhc tập được gì về nghệ thuật biểu cảm của bài tùy bút này? I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Vũ Bằng – tên thật là Vũ Đăng Bằng 1913 – 1984 sinh tại Hà Nội - Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng trước cách mạng tháng tám, sở trường: truyện ngắn, tùy bút, bút kí… - Sau 1954, ông vào Sài Gòn, làm văn viết báo, hoạt động cách mạng. 2. Tác phẩm: - Mùa xuân của tôi là đoạn trích trong bài Tháng giêng mơ về trăng non, rét ngọt rút từ tập Thương nhớ mười hai II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích - Chú ý: 5,8,10 2. Bố cục: 3 phần a. Từ đầu đến mê luyến mùa xuân. Tình cảm của con người với mùa xuân như là một quy luật tất yếu và tự nhiên b. Tiếp đến mở hội liên hoan. Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời, lòng người. c. Còn lại: cảnh sắc màu xuân xứ Bắc từ sau ngày rằm tháng giêng 3. Phân tích: a. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối vớí mùa xuân Tự nhiên như thế, không có gì lạc hết với tình cảm yêu mùa xuân? tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm sẵn có và hết sức bình thường ở mỗi con người Ai bảo được… mê luyến mùa xuân - Đừng thương, ai cấm được: phép điệp ngữ, câu văn dài, Nhấn mạnh tình cảm của con người dành cho mùa xuân thuộc nhu cầu tâm hồn tạo nhịp điệu cho lời văn thêm tha thiết theo dòng cảm xúc Khẳng định tình cảm với mùa xuân là quy luật, không thể khác đựơc: Tác giả nâng niu, trân trọng những cảm xúc về mùa xuân, thương nhớ thủy chung với mùa xuân. b. Cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân đất Bắc: … mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh… có câu hát huế tình… đẹp như thơ như mộng. Điệp ngữ có, dấu chấm lửng, liệt kê để nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc gợi ra những vẻ đẹp mới mẻ của mùa xuân.: Không khí hài hòa với cảnh sắctạo thành một sự sống riêng của màu xuân đất bắc. Tác giả cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng, kì diệu của mùa xuân đất bắc. c. Cảm nhận về mùa xuân trong tháng GIêng đất Bắc. ...những vệt xanh hiện lên ở trên trời, những làn sáng hồng rung động như những con ve mới lột... ...bữa cơm có cà om với thịt thăn.....bát canh trứng cua vắt chanh...như quạt vào lòng... Nhà văn cảm giác được cả những cái vô hình trong mùa xuân đất Bắc Không gian rộng rãi sáng sủa. Không khí đời thường giản dị, ấm cúng, chân thật. Kết luận: Tác giả là người có tình yêu cụ thể, tinh tế, sâu sắc, bền bỉ và tâm hồn rộng mở. III. Ghi nhớ: sgk IV.Luyện tập: 1. Cảm nhận về mùa xuân đất Bắc: - Mưa phùn, chim én - Sức sống muôn loài trỗi dậy - Gia đình sum hpọ - Tình người rạo rực 2. Nghệ thuật biểu cảm: - Cảm xúc mãnh liệt - Chi tiết tinh tế - Lời văn giàu hình ảnh và nhịp điệu. 4: Củng cố - Đọc diễn cảm một đoạn văn mà em thích nhất? - Nêu cảm nhận của em về tác giả bài tùy bút? 5: Hướng dẫn về nhà. - Nắm chắc nội dung bài học. - Soạn bài: Ôn tập các tác phẩm trữ tình. - Chuẩn bị kiểm tra học kì I Tổ kiểm tra BGH kiểm tra

File đính kèm:

  • doctuan 16_7.doc