Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 17 năm 2007

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Qua bài luyện, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng về dùng từ, sửa lỗi dùng từ, mở rộng vốn từ cho học sinh góp phần nâng cao năng lực diễn đạt, viết văn biểu cảm và nghị luận ( sẽ học ở học kỳ hai )

 - Bồi dưỡng cho học sinh năng lực và hứng thú học tiếng Việt và môn Ngữ văn.

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7

 - HS: Đọc trước bài tập

 C. Tiến trình hoạt động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút( có đề bài kèm theo)

 Bước 3: Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 17 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Thứ sáu ngày 05 tháng 01 năm 2007 Ngữ văn. Bài 15. Tiết 65 Tiếng Việt: Luyện tập sử dụng từ A. Mục tiêu cần đạt: - Qua bài luyện, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng về dùng từ, sửa lỗi dùng từ, mở rộng vốn từ cho học sinh góp phần nâng cao năng lực diễn đạt, viết văn biểu cảm và nghị luận ( sẽ học ở học kỳ hai ) - Bồi dưỡng cho học sinh năng lực và hứng thú học tiếng Việt và môn Ngữ văn. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Đọc trước bài tập C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút( có đề bài kèm theo) Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt ? Vị trí của một từ trong vốn từ vựng? ? Muốn diễn đạt dễ dàng và hay chúng ta cần có vốn từ như thế nào? HS đọc bài văn ( từ số 1 đến 3) ghi lại những từ đã dùng sai và nêu cách sửa? * Các cặp học sinh đọc bài của nhau. Nhận xét – sửa bài của bạn. GV kiểm tra lại, kết luận I. Vai trò của vốn từ trong giao tiếp bằng ngôn ngữ: - Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, từ đó tạo nên câu, văn bản. - Muốn diễn đạt dễ dàng và hay phải có vốn từ phong phú để có thể lựa chọn được những từ ngũ chính xác nhất, hay nhất. II. Thực hành: sử dụng từ 1. Phân loại lỗi sai trong bài văn; - Sai về âm - Sai chính tả - Sai về nghĩa - Sai về tính chất ngữ pháp - Sai về sắc thái biểu cảm 2. Kiểm tra văn bản đã viết. Bước 4: Củng cố - Nhận xét: rút kinh nghiệm giờ thực hành Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Tự kiểm tra lại cách sử dụng từ ở các bài kiểm tra khác - Soạn: Ôn tập tác phẩm văn học trữ tình ____________________________________________________________ Thứ bảy ngày 06 tháng 01 năm 2007 Ngữ văn. Bài 16. Tiết 66 Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 3 A. Mục tiêu cần đạt: Qua giờ trả bài giúp học sinh: - Thấy được năng lực làm văn biểu cảm về một con người, thể hiện qua những ưu điểm và nhược điểm của bài viết. - Học sinh biết bám sát yêu cầu của đề, yêu cầu vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả, và biểu cảm để đánh giá bài viết của mình và sửa lại những chỗ chưa đạt. B. Chuẩn bị: - GV: sgk + sgv + tập bài của HS - HS: Ôn tập lại văn biểu cảm. C. Tiến trình hoạt động Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Khi viết văn biểu cảm về một con người cần chú ý điều gì? Bước 3: Bài mới I. Đề bài: GV đọc lại đề bài, chép lên bảng và nêu yêu cầu của đề . II. Nhận xét chung: 1. Những ưu điểm - Hầu hết học sinh đều nắm được phương pháp làm bài văn biểu cảm. - Bố cục bài viết có bố cục rõ ràng mạch lạc. - Một số bài viết có cảm xúc chân thành . - Chữ viết đều, đẹp 7A: Kiều Anh, Đào Anh, Hằng, Tuấn. 7C: Trang, Huyền, Dương, Linh, Ngoan, Sim. - Một số bài có sự sáng tạo , văn viết giàu cảm xúc. 2. Những nhược điểm Lớp 7A: - Một số bài còn viết xấu, cẩu thả, sai chính tả nhiều. - Chưa chú ý việc luyện chữ viết, còn tuỳ tiện khi làm bài, nghĩ gì viết nấy, chưa có sự chuận bị nghiêm túc ( nháp ): Khắc Tùng, Phong, Việt Anh, Thiêm, Thanh Tùng. - Một số bài mới chú ý đến kể và tả mà chưa chú ý biểu cảm: Hiệp, Nhung, Hưng, Khải, Hoàng. - Trình bày bài còn chưa rõ ràng ba phần: Thiêm, Thơm, Tuấn Anh. Lớp 7C: - Một số học sinh còn nhầm lẫn giữa các yếu tố miêu tả, kể chuyện và biểu cảm. - Chữ viết vụn, xấu: Hiển, Hanh, Giang - Cách dùng từ còn tuỳ tiện, chưa có sự chọn lọc: Thảo, Ngọc, Tới, Tường, Tuấn. - Một số bài còn sai chính tả. III. Sửa một số lỗi cụ thể STT Tên HS Lớp Nội dung sai Lỗi sai Sửa lại 1 Hiếu 7A bà đã chăm sóc cả nhà em lớn lên thành người Diễn đạt Bà đã nuôi dạy chúng em thành người 2 Khắc Tùng 7A chiếc răng lanh dài Chính tả Chiếc răng nanh dài 3 Phong 7A Mẹ vuốt đầu em Dùng từ Mẹ vuốt tóc em 4 Dương 7A trai sạn, nâng nui, khuân mặt Chính tả chai sạn, nâng niu, khuôn mặt 5 Đ.Anh 7A Ông bị tù ở đảo Cù lao Kiến thức Ông bị tù ở Côn Đảo 6 Hiệp 7A Nằm trên giường nhìn cái dáng ông đi đi lại lại chăm sóc cho tôi Diễn đạt Nằm trên giường, tôi nhận thấy ông không lúc nào rời tôi. 7 Yến 7A Ông giúp bố mẹ tôi nấu cơm, cuộn quần áo Diễn đạt Ông giúp tôi nấu cơm, dạy tôi cách gấp quần áo 8 T. Anh 7A Khuôn mặt mẹ tròn như trái xoan Kiến thức Khuôn mặt trái xoan của mẹ 9 Long 7A Tôi khóc lên: Ôi bà ơi Dùng từ Tôi kêu thét lên…. 10 Hiển 7C núng túng, không giám vào Chính tả Lúng túng, không dám vào 11 Tuấn 7C Mĩu sọc dừa, bàn chân bố to to, khum khum Dùng từ, diễn đạt Mũi dọc dừa, bàn chân bố chai sần… 12 Tường 7C Dưới lớp lông mày trắng và dày cộm bà tôi mắt trũng sâu Diễn đạt, dùng từ Dưới đôi lông mày đôi mắt bà trũng sâu 13 Vân 7C Bà là một kì quan trong cuộc đời của cháu Dùng từ bà là một bà tiên trong cuộc đời của cháu 14 Ngọc 7C Nhiều nhà thơ nhà văn bái phục dùng từ Nhiều nhà thơ nhà văn phải trầm trồ… 15 Quyên 7C Tôi đã có một tuổi thơ đầy bất trắc Dùng từ Tôi có một tuổi thơ đầy cay đắng IV. Trả bài, thống kê điểm Lớp Điểm < 5 Điểm 5- 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 7A 7C Bước 4: Củng cố - Đọc một bài tốt, một bài kém Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Ôn tập phần tập làm văn. - Soạn bài: Ôn tập văn bản trữ tình ______________________________________________________________ Thứ hai ngày 08 tháng 01 năm 2007 Ngữ văn. Bài 16. Tiết 67: Văn bản: Ôn tập tác phẩm trữ tình A. Mục tiêu cần đạt: - Qua bài ôn tập giúp học sinh nhớ lại những kiến thức về tác phẩm trữ tình thông qua việc luyện tập tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, nội dung một số văn bản đã học. - Rèn ý thức tự giác khi luyện tập B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Kể tên những tác phẩm trữ tình mà em đã học trong chương trình? - Đọc diễn cảm một bài thơ bất kì mà em cho là hay nhất? Nêu lí do? Bước 3: Bài mới I. Lập danh sách tên tác phẩm và tên tác giả: Tác phẩm Tác giả 1. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh dạ tứ ) 2. Phò giá về kinh ( Tụng giá hoàn kinh sư ) 3.Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư ) 4. Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra ( Thiên trường vãn vọng ) 5. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 6. Bạn đến chơi nhà 7. Rằm tháng giêng 8. Cảnh khuya 9. Tiếng gà trưa 10. Một thứ quà của lúa non Lý Bạch Trần Quang Khải Hạ Tri Chương Trần Nhân Tông Đỗ Phủ Nguyễn Khuyến Hồ Chí Minh Xuân Quỳnh Thạch Lam II. Sắp xếp để tên tác phẩm khớp với nội dung: Tên tác phẩm Nội dung 1. Rằm tháng giêng 2. Qua đèo Ngang 3. Hồi hương ngẫu thư 4. Nam Quốc Sơn hà 5. Tiếng gà trưa 6. Tĩnh dạ tứ - Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan - Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn cô lẻ, thầm lặng, giữa núi đèo hoang sơ - Tình cảm quê hưương chân thành pha chút xót xa trong giây phút trở về quê hương sau 50 năm xa cách - ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt giặc - Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ - Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng III. Sắp xếp để tên tác phẩm phù hợp với thể thơ Tên tác phẩm Thể thơ 1. Sau phút chia ly 2. Qua đèo Ngang 3. Bài ca Côn Sơn 4. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 5. Sông núi nước Nam 6. Phò giá về kinh 7. Thiên Trường vãn vọng 8. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 9. Xa ngắm thác núi Lư 10. Tiếng gà trưa Song thất lục bát Thất ngôn bát cú Lục bát ( thơ dịch ) Ngũ ngôn tứ tuyệt ( cổ thể ) Thất ngôn tứ tuyệt Ngũ ngôn tứ tuyệt Thất ngôn tứ tuyệt Cổ thể ( có từ trước thời Đường …) Thất ngôn tứ tuyệt Ngũ ngôn biến thể ( 5 chữ có sáng tạo ) Bước 4: Củng cố - So sánh giữa: + thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú + lục bát và song thất lục bát + Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài ôn tập - Ôn tập tiếp ______________________________________________________________ Thứ ba ngày 09 tháng 01 năm 2007 Ngữ văn. Bài 16. Tiết 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố, ôn tập những kiến thức cơ bản về tác phẩm trữ tình. - Rèn kỹ năng so sánh, hệ thống hóa và phương pháp tiếp cận tác phẩm trữ tình. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng nội dung bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan? - Hãy cho biết bài thơ sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? tác dụng? Bước 3: Bài mới Bài tập 1: Hãy đánh dấu ( + ) vào những ý kiến mà em cho là không chính xác: a. Đã là thơ thì nhất thiết chỉ dùng phương thức biểu cảm ( + ) b. Thơ trữ tình là một thể loại của nhà văn biểu cảm c. Ca dao trữ tình là một thể loại của văn biểu cảm d. Tùy bút cũng là một thể loại của văn biểu cảm e. Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc ( + ) g. Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng giàu hình ảnh và gợi cảm h. Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện, miêu tả, lập luận i. Thơ trữ tình phải có hệ thống cốt truyện hay và hệ thống nhân vật đa dạng ( + ) k. Thơ trữ tình phải có hệ thống lập luận chặt chẽ ( + ) Bài tập 2: Điền vào chỗ trống: a. Khác với tác phẩm của ca nhân, ca dao trữ tình là những bài thơ, câu thơ có tính chất truyền miệng và tập thể b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát c. Một số thư pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình là: so sánh ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, cường điệu, nói giảm, đối, câu hỏi tu từ, chơi chữ… Bài tập 3: Viết một văn bản biểu cảm ngắn ( 7 – 10 câu ) về một tác phẩm trữ tình mà em thích: ( HS tự làm ) - HS chuẩn bị bài 10 phút - GV gọi học sinh đọc bài viết của mình - GV gọi học sinh khác nhận xét. GV chốt lại và cho điểm Bước 4: Củng cố - Đọc thuộc phần ghi nhớ sgk Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học kỹ bài ôn tập, chuẩn bị thi kiểm tra kì I

File đính kèm:

  • doctuan 17_7.doc