Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 20 - Tiết 74: Chương trình địa phương - Tập làm văn giới thiệu di tích lịch sử: Ngục Kon Tum

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: Biết được một số di tích lịch sử ở địa phương mình đang sống.

2. Kĩ năng: Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học ở lớp dưới đề làm phong phú thêm nhận thức của mình về các đề tài.

3. Thái độ: Có ý thức quan tâm, tìm hiểu những di tích lịch sử ở địa phương; giáo dục tình cảm gắn bó, lòng tự hào với quê hương Kon Tum.

II. Chuẩn bị.

GV: Soạn bài, đọc và nghiên cứu sách giáo viên, sách học sinh.

HS: Tìm hiểu những di tích lịch sử địa phương, đọc và tìm hiểu thêm một số sách.

III. Phương pháp.

Nêu vấn đề, vấn đáp, đàm thoại.

IV. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2963 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 20 - Tiết 74: Chương trình địa phương - Tập làm văn giới thiệu di tích lịch sử: Ngục Kon Tum, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 74 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Tập làm văn GIỚI THIỆU DI TÍCH LỊCH SỬ: NGỤC KON TUM. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Biết được một số di tích lịch sử ở địa phương mình đang sống. 2. Kĩ năng: Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học ở lớp dưới đề làm phong phú thêm nhận thức của mình về các đề tài. 3. Thái độ: Có ý thức quan tâm, tìm hiểu những di tích lịch sử ở địa phương; giáo dục tình cảm gắn bó, lòng tự hào với quê hương Kon Tum. II. Chuẩn bị. GV: Soạn bài, đọc và nghiên cứu sách giáo viên, sách học sinh. HS: Tìm hiểu những di tích lịch sử địa phương, đọc và tìm hiểu thêm một số sách. III. Phương pháp. Nêu vấn đề, vấn đáp, đàm thoại. IV. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Gv nêu mục đích, yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của bài học chương trình địa phương. H: Hãy nêu ý nghĩa của các di tích lịch sử ở địa phương? Hoạt động 2: - GV chia nhóm, hướng dẫn HS trao đổi những nội dung đã nêu trong phần chuẩn bị ở nhà của tài liệu giáo dục địa phương (Dành cho HS) - Các nhóm trao đổi, chọn nội dung và cử đại diện trình bày. Hoạt động 3: Yêu cầu HS đại diện các nhóm trình bày kết quả trao đổi, chú ý lựa chọn hai hình thức đã nêu. - Giới thiệu, miêu tả bằng miệng những tranh ảnh sưu tầm được về di tích lịch sử đã xác định ở địa phương như: Ngục Kon Tum, Ngục Đăk Glei, Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh. - Trình bày miệng những hiểu biết của mình về một di tích lịch sử cụ thể ở tại rung tâm thành phố Kon Tum: Ngục Kon Tum. H: Tên di tích em trình bày là di tích nào? H: Vị trí địa lí, phương hướng của nó? H: Nêu lịch sử của di tích lịch sử? H: Kiến trúc của nó như thế nào? H: Giá trị văn hóa của di tích lịch sử ấy? Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá kết quả giờ học chương trình địa phương. - Những vấn đề liên quan đến bảo tồn, bảo vệ,.. - Nhận xét, đánh giá về ý thức, kết quả học tập của một số HS tiêu biểu (Chuẩn bị nội dung theo phân công, cách trình bày,…) - Rút ra bài học chung khi học tập chương trình Ngữ văn địa phương. 1. Ý nghĩa của việc tìm hiểu di tích lịch sử ở địa phương. - Rèn luyện tính kiên trì: Để thu thập những thông tin và hình ảnh về di tích lịch sử ở địa phương, Hs phải tìm hiểu, ghi chép trong nhiều ngày. - Có ý thức hiểu về địa phương: Nguồn gốc, ý nghĩa các di tích lịch sử. - Giáo dục lòng tự hào với tuyền thống của địa phương mình đang sinh sống để có những đóng góp, việc làm thiết thực góp phần xây dựng địa phương… 2. Sự chuẩn bị ở nhà:Tìm tên di tích lịch sử ở địa phương em đang sinh sống. - Tên di tích? Ở đâu? (vị trí địa lí, phương hướng) - Di tích có từ bao giờ hoặc được phát hiện khi nào? Do ai xây dựng? - Vẻ đẹp về kiến trúc. - Ý nghĩa lịch sử. - Giá trị du lịch. - Tình hình tôn tạo và sử dụng hiện nay. - Địa phương và trường em có những biện pháp, việc làm gì để gìn giữ, phát huy, tôn tạo các di tích? Em nhận xét như thế nào về các cách làm đó? 3. Hoạt động trên lớp: Trình bày Di tích lịch sử Ngục Kon Tum * Yêu cầu trình bày: - Tên di tích lịch sử: Ngục Kon Tum. - Vị trí địa lí, phương hướng: Ngục Kon Tum nằm ở phía Bắc sông Đăk Bla. - Lịch sử của di tích lịch sử: Nhà ngục được Thực dân Pháp xây dựng năm 1930. Để che đậy chính sách vô nhân đạo và tẩy sạch dấu vêt cuộc đấu tranh các chiến sĩ cách mạng, tháng 12 năm 1935, nhà ngục được lệnh đóng của. Ngày 16/11/1988, ngục Kon Tum được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. - Kiên trúc: Ngục Kon Tum ngày nay là một quần thể kiến trúc gồm tượng đài, nhà bảo tàng, khu mộ tập thể. - Ý nghĩa lịch sử hoặc giá trị văn hóa: Đây là nơi lưu giữ lịch sử đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập. - Suy nghĩ của các em về những vấn đề liên quan đến di tích lịch sử ngục Kon Tum. 4. Tổng kết và đánh giá. 4. Củng cố: H: Lịch sử ở địa phương có ý nghĩa gì đối với em? H: Em hãy trình bày lại di tích lịch sử ngục Kon Tum? 5. Hướng dẫn tự học ở nhà. - Về nhà sưu tầm thêm một số di tích lịch sử ở địa phương mà em được biết thêm. - Chuần bị bài mới. V. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTuần 20 Tập làm văn.doc