A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Củng cố lại kiến thức về 2 loại câu : câu rút gọn, câu đặc biệt.
- Xác định trạng ngữ trong câu.
- Nắm được công dụngcủa trạng ngữ .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV , STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1/. Ổn định
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 23 – Tiết 90: Kiểm tra Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/01/2005
TUẦN 23 – Tiết 90
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Củng cố lại kiến thức về 2 loại câu : câu rút gọn, câu đặc biệt.
- Xác định trạng ngữ trong câu.
- Nắm được công dụngcủa trạng ngữ .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV , STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
3/. Bài mới
A. TRẮC NGHIỆM (6 câu, mỗi câu 0,75 điểm, tổng số điểm 4,5 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Câu rút gọn “Học ăn, học nói, học gói, học mở.” đã lược bỏ thành phần nào?
A. Chủ ngữ B. Chủ ngữ và vị ngữ
C. Vị ngữ D. Trạng ngữ
Câu 2: Việc lược bỏ đi một số thành phần câu để tạo thành câu rút gọn nhằm mục đích gì?
A. Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn.
B. Giúp tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong những câu đứng trước.
C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Trong những câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
A. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
B. Ối trời đất ơi!
C. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Câu đặc biệt “Chị An ơi!” được dùng để làm gì?
A. Để nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
B. Để liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc.
C. Để gọi đáp.
D. Để bộc lộ cảm xúc.
Câu 5: Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” được thêm vào câu để làm gì?
A. Để xác định thời gian.
B. Để xác định mục đích.
C. Để xác định nguyên nhân.
D. Để xác định nơi chốn.
Câu 6: Xác định vị trí trạng ngữ trong câu “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”?
A. Ở đầu câu B. Ở giữa câu C. Ở cuối câu
B. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1: Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ? (2,5 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung, vị trí và cách phân biệt trạng ngữ? (3 điểm)
4/. Dặn dò : Học bài và soạn bài mới: “Cách làm bài văn lập luận chứng minh”
+ Xem văn bản trong SGK.
+ Các câu hỏi yêu cầu.
File đính kèm:
- TIET90.doc