A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Khái niệm câu chủ động, câu bị động.
- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 24 – Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05/02/ 2006
Tuần 24 – Tiết 94
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Khái niệm câu chủ động, câu bị động.
- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày:
Tiết:
Lớp:
SS:
VM:
2/. Kiểm tra bài cũ
? Trạng ngữ có công dụng như thế nào?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Các em đã học qua một số kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu rút gọn, câu đặc biệt. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu 2 kiểu câu kế tiếp là “một loại có chủ ngữ là người, vật thực hiện hành động, một loại chủ ngữ là người, vật khác hướng” .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm.
GV cho HS đọc các VD ở bảng phụ.
? Xác định chủ ngữ trong câu a?
? Chủ ngữ trong câu a thực hiện hành động gì?
? Hành động đó hướng về ai?
? Tương tự, chủ ngữ trong câu b là ai?
? Hành động của người khác hướng vào chủ ngữ là gì?
? Ý nghĩa của chủ ngữ trong 2 câu a,b khác nhau như thế nào?
? Từ 2 VD vừa phân tích, ta thấy câu a có chủ ngữ là người thực hiệnnhành động. Vậy đó là câu gì?
? Thế nào là câu chủ động?
? Hãy cho VD minh hoạ?
? Câu b có chủ ngữ được hoạt động của người khác hướng vào. Vậy gọi là câu gì?
? Thế nào là câu bị động?
GV yêu cầu HS đọc VD.
GV cho VD -> Yêu cầu HS xác định.
VD: c/. Bác đặt cho một số đồng chí những cái tên.
d/. Những đồng chí được Bác đặt cho những cái tên.
Hoạt động 2: Tìm mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
GV vận dụng mục II SGK/57.
? Em chọn câu a hay b để điền vào dấu … trong đoạn trích ở trên?
? Vì sao em chọn câu b mà không chọn câu a?
? Đoạn trích này nói đến ai?
? Câu trước có chủ ngữ là gì?
GV chốt: -> Dùng câu b tạo sự liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch thống nhất.
-> Nếu dùng câu a thì đoạn
văn sẽ mất sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
GV nêu:
VD: Mấy mươi năm xa cách quê hương, người không quên mùi vị bằng những thức ăn đặc biệt Việt Nam.
Bây giờ, bằng những thức ăn ấy vẫn được người ưa thích.
? Hãy cho biết “Bây giờ … ấy” ở đoạn nào là câu chủ động? Đoạn nào là câu bị động?
? Em có nhận xét gì về 2 cách dùng câu chủ động và câu bị động trong đoạn văn trên?
GV chốt: Dùng câu bị động có tác dụng liên kết các câu chặt chẽ hơn dùng câu chủ động, bổ ngữ của câu đứng trước bổ ngữ của câu đứng sau.
? Qua tìm hiểu, em thấy việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (hoặc ngược lại chuyển câu bị động thành câu chủ động) trong đoạn văn nhằm mục đích gì?
Hoạt động 3: GV gọi HS đọc Ghi nhớ SGK/58
VD: a/. Mọi người yêu mến em.
b/. Em được mọi người yêu mến.
=> CN: mọi người
=> Hành động yêu mến.
=> Vào em
=> CN: em
=> Hướng vào chủ ngữ là yêu mến
=> a/. CN là người thực hiện hành động.
b/. CN là người được hành động của người khác hướng vào .
=> Câu chủ động
=>VD: Thầy giáo phạt học sinh.
=> Câu bị động.
=> Câu chủ động
=> Câu bị động
=> Chọn câu b.
=> Câu đứng trước nói về Thủy(thông qua chủ ngữ “Em tôi”) nên câu sau phải dùng câu b (có chủ ngữ”Em” thì câu văn hợp lôgic dễ hiểu hơn)
=> Đoạn 1: câu chủ động
Đoạn 2: câu bị động
I. KHÁI NIỆM CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG.
VD: a/. Thầy giáo phạt học sinh. => Câu chủ động
b/. Học sinh bị thầy giáo phạt. => Câu bị động
GHI NHỚ (SGK/57)
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG.
VD: Mấy mươi năm xa cách quê hương, người không quên mùi vị bằng những thức ăn đặc biệt Việt Nam.
=> Câu chủ động
Bây giờ, bằng những thức ăn ấy vẫn được người ưa thích.
=> Câu bị động
-> Liên kết các câu chặt chẽ.
GHI NHỚ (SGK/58)
LUYỆN TẬP
BT1/58: Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích lí do vì sao dùng?
Câu bị động
- Có khi (các thứ của quý ấy) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
- Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
Lý do tác giả dùng: Nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó và tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
4/. Củng cố
? Thế nào là câu chủ động? Câu bị động?
? Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
5/. Dặn dò:
Học bài và soạn bài mới : “ Chuẩn bị viết bài viết số 5”
File đính kèm:
- TIET94.doc