A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong loch sử nhân loại.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 25 – Tiết 97: Ý nghĩa của văn chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/02/2006
Tuần 25 – Tiết 97
Ý NGHĨA CỦA VĂN CHƯƠNG
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong loch sử nhân loại.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày:
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Hãy cho biết Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận định thế nào về đức tính giản dị của Bác Hồ?
? Trình bày những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác?
3/. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1:
? Hãy nêu sơ lược vài nét về tác giả Hoài Thanh?
? Em hiểu gì về văn bản “Ý nghĩa văn chương”?
GV cho HS giải thích một số từ khó trong SGK/61.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
? Luận điểm chính của văn bản là gì?
? Bố cục văn bản chia làm mấy phần?
? Cho biết ý chính của mỗi phần?
? Em hiểu nghĩa cốt yếu là gì?
? Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
? “Nguồn gốc cốt yếu … muôn loài”, đó là kết luận của Hoài Thanh. Em hiểu như thế nào về kết luận này?
? Để làm rõ hơn nguồn gốc, tình cảm nhân ái của văn chương. Hoài Thanh nêu tiếp một nhận định về vai trò tình cảm trong sáng tạo văn chương đó là tình cảm lời nào trong văn bản?
? Em hiểu nhận định này như thế nào? (Thảo luận)
? Văn chương hình dung sự sống có ý nghĩa gì?
? Văn chương sáng tạo ra sự sống mang ý nghĩa gì?
? Em hãy tìm VD dẫn chứng hai ý trên?
? Quan niệm văn chương như thế đúng chưa?
Hoạt động 3:
? Công dụng của văn chương đối với con người được Hoài Thanh bàn tới bằng những lời văn nào?
? Câu thứ nhất nhấn mạnh công dụng nào của văn chương?
? Câu thứ hai nhấn mạnh công dụng nào của văn chương?
? Kết hợp hai câu trên, tác giả cho ta thấy công dụng lạ kỳ nào của văn chương?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật chứng minh của đoạn văn?
? Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào?
? Về nghệ thuật văn nghị luận “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh có gì đặc sắc?
? Bằng nghệ thuật đặc sắc ấy Hoài Thanh khẳng định điều gì?
=> SGK/61
=> HS nêu sơ lược tác phẩm SGK.
=> Ý nghĩa văn chương.
=> 2 phần
=> Đoạn 1: “Từ đầu … lòng vị tha” -> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
Đoạn 2: Phần còn lại -> Công dụng của văn chương.
=> Cốt yếu là cái chính.
=> Lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài.
=> Nhân ái là nguồn gốc chính.
=> Văn chương sẽ là hình dung của sự sống … sự sống.
=> Cuộc sống của con người, của xã hội vốn là thiên hình vạn trạng phản ánh sáng tạo làm đời sống sáng tạo hơn.
=> Sự sáng tạo bắt đầu từ cảm xúc yêu thương tha thiết rộng hơn là nhà văn, nhà thơ
=> Hình dung sự sống (Bánh trôi nước, Qua đèo ngang)
-> Sáng tạo sự sống:
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”.
=> Rất đúng (vì có thứ văn chương thương người ) nhưng chưa toàn diện (vì có thứ văn chương phê phán, châm biếm)
=> “Một người hằng ngày … hay sao?”
“Văn chương … trăm nghìn lần”.
=> Khơi dậy những trạng thái cảm xúc cao thượng.
=> Rèn luyện thế giới tình cảm.
=> Làm giàu tình cảm con người.
=> Vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc và hình ảnh.
=> Nghị luận chứng minh.
=> HS đọc GHi NHỚ
I. TÁC GIẢ –TÁC PHẨM
- Hoài Thanh (1909 – 1982), quê ở tỉnh Nghệ An, là nhà phê bình văn học xuất sắc.
- Văn bản viết vào năm 1936.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/. Luận điểm: Ý nghĩa văn chương.
2/. Bố cục: 2 phần
+ Đoạn 1: “Đầu … lòng vị tha”
-> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
-> Công dụng của văn chương.
3/. Phân tích
a/. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Thương người, thong cả muôn vật.
- Nhân ái là nguồn gốc chính.
- Phản ánh sự sáng tạo làm đời sống sáng tạo hơn.
- Sáng tạo bắt đầu từ cảm xúc.
b/. Công dụng của văn chương
- Khơi dậy những trạng thái, cảm xúc cao thượng.
- Rèn luyện thế giới tình cảm.
=> Làm giàu tình cảm con người.
-> Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
III. TỔNG KẾT (GHI NHỚ SGK/63)
4/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới : “Chuẩn bị bài kiểm tra Văn”
+ Xem lại các văn bản và kiến thức đã học.
+ Học thuộc lòng câu tục ngữ theo chủ đề.
File đính kèm:
- TIET97.doc